Thị trường ngày 11/4: Giá đồng cao nhất hơn 3 tuần, sắt và thép đều tăng
Các thị trường London, New York và Chicago nghỉ lễ Phục Sinh, hoạt động giao dịch thị trường châu Á trở nên trầm lắng, trong bối cảnh đại dịch virus corona. Chốt phiên giao dịch ngày 10/4, đồng có tuần tăng giá mạnh nhất gần 2 năm, quặng sắt và thép đều tăng, cao su diễn biến trái chiều, dầu cọ giảm trở lại.
Ảnh minh họa.
Chỉ số giá tiêu dùng Mỹ giảm mạnh nhất 5 năm
Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) Mỹ giảm mạnh nhất trong hơn 5 năm trong tháng 3/2020 và sẽ giảm hơn nữa, do virus corona bùng phát khiến nhu cầu hàng hóa và dịch vụ suy giảm, lấn át một số mặt hàng giá tăng do thiếu hụt bởi sự gián đoạn chuỗi cung ứng.
Bộ Lao động Mỹ hôm thứ sáu (10/4/2020) cho biết, chỉ số giá tiêu dùng trong tháng 3/2020 của nước này giảm 0,4%, trong bối cảnh chi phí xăng dầu giảm và giá phòng khách sạn, hàng may mặc và giá vé máy bay giảm kỷ lục. Đây là mức giảm lớn nhất kể từ tháng 1/2015 sau khi tăng 0,1% trong tháng 2/2020. Trong 12 tháng tính đến tháng 3/2020, chỉ số giá tiêu dùng tăng 1,5%, đây là mức tăng thấp nhất kể từ tháng 2/2019, sau khi tăng 2,3% trong tháng 2/2020.
Các nhà kinh tế theo khảo sát của Reuters dự báo chỉ số giá tiêu dùng trong tháng 3/2020 giảm 0,3% so với tháng 2/2020, song tăng 1,6% so với tháng 3/2019.
Cục Dự trữ Liên bang Mỹ đã áp dụng các biện pháp mạnh để ngăn chặn nền kinh tế suy yếu. Tổng thống Mỹ Donald Trump trong tháng 3/2020 đã ký một gói hỗ trợ lớn cho các doanh nghiệp và người lao động trị giá 2,3 nghìn tỉ USD. Một kỷ lục 16,8 triệu người đã nộp đơn xin trợ cấp thất nghiệp trong 3 tuần qua. Tỉ lệ thất nghiệp dự kiến sẽ lên tới 10% trong tháng 4/2020.
Các nhà kinh tế cho rằng, nhiều khả năng các biện pháp kích thích lớn này sẽ không gây ra lạm phát và giá vẫn chịu áp lực giảm trong cuộc Đại suy thoái và sau khi ngân hàng trung ương Mỹ bơm tiền vào nền kinh tế thông qua các chương trình mua trái phiếu mở rộng.
Đồng có tuần tăng giá mạnh nhất gần 2 năm
Giá đồng tại Thượng Hải tăng lên mức cao nhất hơn 3 tuần và có tuần tăng mạnh nhất trong 22 tháng, do các dấu hiệu nhu cầu từ nước tiêu thụ hàng đầu – Trung Quốc – hồi phục và nguồn cung toàn cầu thắt chặt.
Giá đồng kỳ hạn tháng 5/2020 trên sàn Thượng Hải tăng 2,6% lên 41.890 CNY (5.957,92 USD)/tấn, cao nhất kể từ ngày 17/3/2020. Tính chung cả tuần, giá đồng tăng 3,7%, tuần tăng thứ 3 liên tiếp và đánh dấu tuần tăng mạnh nhất kể từ tuần kết thúc ngày 8/6/2018. Tuy nhiên, tính từ đầu năm đến nay, giá đồng giảm 17,1% chịu áp lực giảm bởi khủng hoảng virus corona.
Ngoài ra giá đồng tăng được hỗ trợ bởi tồn trữ đồng tại Thượng Hải giảm 4,4% so với tuần trước đó xuống 317.928 tấn.
Sản lượng đồng catot của Trung Quốc trong tháng 3/2020 tăng 2,6% so với tháng 2/2020, nhà nghiên cứu Antaike cho biết.
Đồng thời, giá các kim loại cơ bản khác tại Thượng Hải đều tăng, giá nhôm tăng 1,8% sau khi đạt mức cao nhất kể từ ngày 20/3/2020, giá kẽm tăng 0,3% và chì tăng 1%.
Giá quặng sắt và thép đều tăng
Giá quặng sắt tại Trung Quốc tăng phiên thứ 3 liên tiếp và có tuần tăng đầu tiên trong 4 tuần, do hoạt động kinh tế dần hồi phục bởi tác động của khủng hoảng virus corona.
Video đang HOT
Giá quặng sắt kỳ hạn tháng 9/2020 trên sàn Đại Liên tăng 1,2% lên 600 CNY (85,29 USD)/tấn, cao nhất 3 tuần. Tính chung cả tuần, giá quặng sắt tăng 5,5%.
Trên sàn Thượng Hải, giá thép cây kỳ hạn tháng 10/2020 tăng 2,4% lên 3.373 CNY/tấn. Giá thép cuộn cán nóng tăng 2,3% lên 3.209 CNY/tấn và giá thép không gỉ kỳ hạn tháng 6/2020 tăng 1,7% lên 12.455 CNY/tấn.
Giá cao su giảm tại Tokyo, tăng tại Thượng Hải
Giá cao su tại Tokyo rời khỏi chuỗi tăng 5 phiên liên tiếp, chịu áp lực giảm bởi giá dầu giảm và lo ngại nền kinh tế suy yếu kéo dài bởi đại dịch virus corona, song giá cao su có tuần tăng đầu tiên trong 7 tuần.
Giá cao su kỳ hạn tháng 9/2020 trên sàn TOCOM giảm 1,5 JPY xuống 153 JPY (1,41 USD)/kg. Tính chung cả tuần, giá cao su tăng 6%.
Giá cao su kỳ hạn tháng 9/2020 trên sàn Thượng Hải tăng 30 CNY lên 10.140 CNY/tấn.
Giá dầu cọ giảm trở lại
Giá dầu cọ tại Malaysia giảm trở lại do dự báo sản lượng dầu của nước này trong tháng 3/2020 tăng và xuất khẩu trong tháng 4/2020 sẽ duy trì vững, song giá dầu cọ có tuần tăng trong bối cảnh lo ngại nguồn cung tại nước sản xuất dầu cọ lớn thứ 2 thế giới bị gián đoạn.
Giá dầu cọ kỳ hạn tháng 6/2020 trên sàn Bursa Malaysia giảm 15 ringgit tương đương 0,65% xuống 2.289 ringgit/tấn, sau khi giảm hơn 2% trong phiên trước đó.
Ủy ban dầu cọ Malaysia cho biết, tồn trữ dầu cọ trong tháng 3/2020 tăng 1,67% so với tháng 2/2020, trong khi sản lượng tăng 8,4%.
Minh Quân
Thị trường ngày 12/10: Giá dầu tăng vọt, vàng giảm hơn 1%, cà phê biến động trái chiều
Chốt phiên giao dịch đêm qua 11/10, dầu tăng vọt, đồng cao nhất 2 tuần, kẽm cao nhất hơn 2 tháng, ca cao cao nhất gần 3 tháng, ngô cao nhất 2 tháng, lúa mì cao nhất 2,5 tháng, đậu tương cao nhất 15 tháng, cao su và quặng sắt đồng loạt tăng, trong khi vàng giảm, khí tự nhiên thấp nhất gần 6 tuần, thép thấp nhất 6 tuần.
Ảnh minh họa,
Dầu tăng 2%
Giá dầu tăng hơn 2% sau khi 1 tàu chở dầu thuộc sở hữu nhà nước Iran bị tấn công tại Biển Đỏ gần Saudi Arabia, cùng với đó là lạc quan xung quanh cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung đã nâng đỡ giá dầu.
Chốt phiên giao dịch đêm qua 11/10, dầu thô Brent tăng 1,41 USD tương đương 2,4% lên 60,51 USD/thùng. Dầu thô Tây Texas WTI tăng 1,15 USD tương đương 2,2% lên 54,7 USD/thùng. Cả hai loại dầu có ngày tăng mạnh nhất kể từ ngày 16/9/2019, ngày giao dịch đầu tiên sau cuộc tấn công vào các cơ sở của Saudi, làm giảm hơn 1/2 sản lượng dầu của vương quốc này và đẩy giá dầu kể từ ngày đó đến nay tăng khoảng 20%. Như vậy, giá dầu Brent và WTI có tuần tăng đầu tiên trong 3 tuần. Tính chung cả tuần, dầu Brent tăng 3,7%, dầu WTI tăng 3,6%.
Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA) cho biết, thị trường dầu toàn cầu đã hồi phục nhanh chóng từ cuộc tấn công Saudi và ngay cả khi đối mặt với dư cung trong năm tới do nhu cầu chậm lại. Tuy nhiên, đà tăng giá dầu bị hạn chế khi triển vọng kinh tế khó khăn trong năm 2020 khiến IEA giảm dự báo tăng trưởng nhu cầu dầu thêm 100.000 thùng/ngày xuống 1,2 triệu thùng/ngày.
Khí tự nhiên thấp nhất gần 6 tuần
Giá khí tự nhiên tại Mỹ giảm xuống mức thấp nhất gần 6 tuần, khi dự trữ trở lại gần mức bình thường - lần đầu tiên - trong 2 năm, mặc dù dự báo nhu cầu sẽ tăng do thời tiết lạnh.
Giá khí tự nhiên kỳ hạn tháng 11/2019 trên sàn New York giảm 0,4 US cent xuống 2,214 USD/mmBTU, thấp nhất kể từ ngày 27/8/2019, phiên thứ 2 liên tiếp. Tính chung cả tuần, giá khí tự nhiên giảm gần 6%, tuần giảm thứ 4 liên tiếp, lần đầu tiên kể từ đầu tháng 8/2019.
Vàng giảm hơn 1%
Vàng giảm hơn 1% và có tuần giảm mạnh nhất kể từ tháng 3/2019, do giảm bớt lo ngại về xung đột thương mại Mỹ - Trung và Anh rời khỏi EU, khiến nhu cầu vàng suy giảm.
Vàng giao ngay trên sàn LBMA giảm 0,8% xuống 1.482,85 USD/ounce, trong phiên có lúc giảm mạnh 1,4%. Tính chung cả tuần, giá vàng giảm 1,4%, tuần giảm mạnh nhất kể từ cuối tháng 3/2019. Vàng kỳ hạn tháng 12/2019 trên sàn New York giảm 0,8% xuống 1.488,7 USD/ounce.
Đồng cao nhất 2 tuần, kẽm cao nhất hơn 2 tháng
Giá đồng tăng lên mức cao nhất hơn 2 tuần, do các nhà đầu tư kỳ vọng các cuộc đàm phán thương mại Mỹ - Trung sẽ dẫn đến ít nhất 1 phần thỏa thuận.
Giá đồng giao sau 3 tháng trên sàn London tăng 0,2% lên 5.795 USD/tấn, trong phiên có lúc đạt 5.814 USD/tấn, cao nhất kể từ ngày 24/9/2019. Trong phiên trước đó, giá đồng tăng 1,7%, tăng mạnh nhất trong gần 4 tuần.
Giá kẽm trên sàn London tăng 1,3% lên 2.418 USD/tấn, cao nhất kể từ ngày 1/8/2019. Trong phiên trước đó, giá kẽm tăng hơn 4%, sau thông tin 1 cơ sở sản xuất tại Namibia đóng cửa, do lo ngại thiếu hụt nguồn cung. Dự trữ kẽm tại London chạm 62.475 tấn, giảm hơn 1/2 kể từ đầu năm 2019. Dự trữ kẽm chạm mức thấp kỷ lục (50.425 tấn) trong tháng 4/2019.
Thép thấp nhất 6 tuần, quặng sắt tiếp đà tăng
Giá thép tại Thượng Hải giảm, với thép cuộn cán nóng chạm mức thấp nhất 6 tuần, do lo ngại về triển vọng nhu cầu và dư cung tại nước sản xuất và tiêu thụ hàng đầu - Trung Quốc - gây áp lực giá.
Trên sàn Thượng Hải, thép cuộn cán nóng giảm 1% xuống 3.372 CNY (474,62 USD)/tấn, trong phiên có lúc chạm 3.345 CNY/tấn, thấp nhất kể từ ngày 29/8/2019. Giá thép cây giảm 0,2% xuống 3.407 CNY/tấn, trong khi đó giá thép không gỉ tăng 0,4% lên 15.745 CNY/tấn. Như vậy, giá thép có tuần giảm khi thị trường giảm bớt kỳ vọng các cuộc đàm phán thương mại Mỹ - Trung và các hạn chế chống ô nhiễm môi trường mới tại thành phố Đường Sơn.
Nhà phân tích Richard Lu thuộc công ty tư vấn CRU, Bắc Kinh cho biết: "Nhu cầu yếu và nguồn cung tương đối cao gây áp lực giá thép".
Giá quặng sắt trên sàn Đại Liên tăng 1,9% lên 658 CNY/tấn, do nhập khẩu của Trung Quốc từ Brazil và Port Hedland Australia trong tháng 9/2019 giảm.
Cao su tiếp đà tăng
Giá cao su tại Tokyo tăng được thúc đẩy bởi giá cao su kỳ hạn tại Thượng Hải tăng mạnh, trong bối cảnh lạc quan về các cuộc đàm phán thương mại và nguồn cung thắt chặt, sau khi 1 thương nhân hàng đầu Trung Quốc tạm ngừng hoạt động kinh doanh.
Trên sàn TOCOM, giá cao su kỳ hạn tháng 3/2020 tăng 3,4 JPY (0,0315 USD) lên 163,4 JPY/kg. Giá cao su TSR20 kỳ hạn tháng 4/2020 ở mức 148,9 JPY/kg.
Trên sàn Thượng Hải, giá cao su kỳ hạn tháng 1/2020 tăng 75 CNY (10,56 USD) lên 11.615 CNY/tấn. Giá cao su TSR20 tăng 70 CNY lên 9.850 CNY/tấn.
Ca cao cao nhất gần 3 tháng, đường thấp nhất gần 3 tuần, cà phê biến động trái chiều
Giá ca cao tăng cao nhất gần 3 tháng do đồng bảng Anh tăng. Trong khi đó, giá đường chạm mức thấp nhất gần 3 tuần.
Giá ca cao kỳ hạn tháng 12/2019 trên sàn New Yor tăng 46 USD tương đương 1,9% lên 2.506 USD/tấn, trong phiên có lúc đạt 2.558 USD/tấn, cao nhất kể từ tháng 7/2019. Giá ca cao trên sàn London giảm 5 GBP tương đương 0,6% xuống 1.887 GBP/tấn.
Giá đường thô kỳ hạn tháng 3/2020 trên sàn ICE không thay đổi ở mức 12,41 US cent/lb, thấp nhất gần 3 tuần. Tính chung cả tuần giảm 2,7%. Giá đường trắng kỳ hạn tháng 12/2019 trên sàn London tăng 70 US cent lên 339,9 USD/tấn.
Giá cà phê Arabica kỳ hạn tháng 12/2019 trên sàn ICE tăng 0,2 US cent tương đương 0,2% lên 93,7 US cent/lb, trong phiên có lúc chạm mức thấp 92,2 US cent/lb. Tính chung cả tuần, giá cà phê giảm 5,3%. Giá cà phê robusta kỳ hạn tháng 11/2019 trên sàn London giảm 15 USD tương đương 1,2% xuống 1.242 USD/tấn,
Ngô cao nhất 2 tháng, lúa mì cao nhất 2,5 tháng, đậu tương cao nhất 15 tháng
Giá ngô tại Mỹ tăng hơn 4%, trong khi giá lúa mì và đậu tương cũng tăng, được thúc đẩy bởi kỳ vọng 1 phần thỏa thuận thương mại Mỹ - Trung và lo ngại về thời tiết bất lợi đe dọa năng suất cây trồng khu vực Trung Tây Mỹ.
Trên sàn Chicago, giá ngô kỳ hạn tháng 12/2019 tăng 17-1/2 US cent lên 3,97-3/4 USD/bushel, trong phiên có lúc đạt 3,98-3/4 USD/bushel, cao nhất kể từ ngày 12/8/2019. Giá lúa mì giao cùng kỳ hạn tăng 15 US cent lên 5,08 USD/bushel, trong phiên có lúc đạt 5,12-3/4 USD/bushel, cao nhất kể từ ngày 25/7/2019. Giá đậu tương kỳ hạn tháng 11/2019 tăng 12-1/2 US cent lên 9,36 USD/bushel, trong phiên có lúc đạt 9,39-1/4 USD/bushel, cao nhất kể từ khi Trung Quốc áp đặt thuế quan trả đũa đối với đậu tương Mỹ trong tháng 7/2018.
Dầu cọ rời khỏi chuỗi tăng 5 phiên liên tiếp
Giá dầu cọ tại Malaysia giảm sau khi tăng 5 phiên liên tiếp, sau thông tin cho rằng Ấn Độ đang xem xét hạn chế nhập khẩu một số sản phẩm từ Malaysia bao gồm dầu cọ.
Giá dầu cọ kỳ hạn tháng 12/2019 trên sàn Bursa Malaysia giảm 0,9% xuống 2.185 ringgit (522,23 USD)/tấn. Tính chung cả tuần, giá dầu cọ tăng 1,7%.
Giá một số mặt hàng chủ chốt sáng ngày 12/10
Minh Quân
Theo Trí thức trẻ
Thị trường ngày 10/4: Giá dầu quay đầu giảm hơn 9%, vàng bật tăng cao nhất 1 tháng Chốt phiên giao dịch ngày 9/4, giá dầu giảm trở lại, khí tự nhiên giảm 3%, trong khi vàng cao nhất 1 tháng, đồng có tuần tăng giá mạnh nhất 14 tháng, cao su cao nhất 2,5 tuần, gạo Thái Lan cao nhất 7 năm, quặng sắt, thép, đường, đậu tương, lúa mì và dầu cọ đều tăng. Ảnh minh họa. Giá dầu...