Thị trường mới nổi: ‘Con mồi’ mới của khủng hoảng nợ
Sau nước Mỹ, rồi châu Âu, cuộc khủng hoảng nợ đã gõ cửa các thị trường mới nổi.
Đã gần mười năm kể từ khi bong bóng nhà đất bùng nổ tại Mỹ và 6 năm kể từ khi vụ vỡ nợ của Hy Lạp gây ra cuộc khủng hoảng đồng euro. Lần này, khủng hoảng nợ đang gõ cửa các thị trường mới nổi. Theo một thăm dò của America Merrill Lynch, các nhà đầu tư cho rằng, hai rủi ro lớn nhất đối với nền kinh tế thế giới hiện nay là đà suy thoái của kinh tế Trung Quốc và cuộc khủng hoảng nợ tại các thị trường mới nổi.
Thị trường mới nổi hiện nay có tỷ giá hối đoái linh hoạt hơn, dự trữ lớn hơn và một phần nhỏ các khoản nợ bằng ngoại tệ. Tuy nhiên, tăng trưởng khó khăn hơn so với mong đợi, làm suy yếu nền kinh tế thế giới ngay cả khi Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) bắt đầu tăng lãi suất.
Khi bong bóng tại các nước giàu vỡ, lãi suất tiền gửi xuống mức thấp lịch sử, dòng chảy của vốn đổi hướng: tiền từ các nước giàu đổ về các nước nghèo hơn. Nhưng dòng vốn này dẫn đến tình trạng vay quá nhiều và nhiều khoản nợ phát sinh từ các dự án thiếu thận trọng. Tính chung, nợ ở thị trường mới nổi đã tăng từ 150% GDP năm 2009 lên 195%. Nợ của công ty đã tăng từ dưới 50% GDP năm 2008 lên gần 75%. Tỷ lệ nợ trên GDP của Trung Quốc đã tăng gần 50% trong 4 năm qua.
Ở những nước có nợ khu vực tư nhân đã tăng lên hơn 20% GDP, tốc độ tăng trưởng GDP chậm lại trung bình gần 3%. Theo HSBC, các công ty ở thị trường mới nổi có mức nợ trung bình 90% GDP; riêng ở châu Á, nợ phi tài chính của công ty đã tăng từ 80% GDP năm 2009 lên 125%. Tăng trưởng chậm sẽ khiến việc trả nợ ngày càng khó khăn hơn, đặc biệt các khoản vay được tính bằng USD. Xu hướng này sẽ khuyến khích các chính phủ phải can thiệp nhiều hơn vào nền kinh tế, áp đặt thuế cao hơn hoặc kiểm soát giá cả.
Các chính phủ tìm cách đổ lỗi cho giới đầu cơ hoặc các công ty nước ngoài. Do đó sẽ khiến suy yếu niềm tin của nhà đầu tư, giảm đầu tư trực tiếp nước ngoài và khiến các nhà đầu tư rút vốn. Capital Economics tính toán rằng có hơn 260 tỷ USD chảy ra khỏi các thị trường mới nổi trong quý III/2015. Về danh nghĩa, con số này thậm chí còn lớn hơn so với khoản “tháo chạy” của các nhà đầu tư trong cuộc khủng hoảng 2008-09.
Các nền kinh tế mới nổi hiện có thể chia thành ba nhóm. Nhóm thứ nhất gồm những nước có sự bùng nổ tín dụng kéo theo hậu quả từ từ, chứ không phải một cú sốc. Chẳng hạn, Trung Quốc có thặng dư tài khoản vãng lai lớn, dự trữ ngoại hối ở mức 3.500 tỷ USD trong tháng 10, gấp ba lần so với nợ nước ngoài. Nhưng khi nợ chồng chất, công suất dư thừa trong các ngành sản xuất dẫn đến bán phá giá trên thị trường khiến tăng trưởng tiêu hao và cũng đặt ra mối đe dọa của một cuộc khủng hoảng nghiêm trọng dù không phải ngay lập tức.
Video đang HOT
Nhóm các nước thứ hai thiếu các phương tiện tương tự để bảo lãnh cho vay rủi ro cao. Chẳng hạn, thị trường trái phiếu của Brazil đã tăng gấp 12 lần kể từ năm 2007. Thâm hụt tài khoản vãng lai khiến nước này dựa vào vốn nước ngoài, dẫn đến tê liệt chính trị và thiếu linh hoạt tài chính để trấn an các nhà đầu tư.
Trong khi đó, ngân hàng của Malaysia có rất nhiều khoản nợ nước ngoài và nợ hộ gia đình trên thu nhập có tỷ lệ cao nhất trong các nền kinh tế đang phát triển, trong khi dự trữ ngoại hối mỏng và thặng dư tài khoản vãng lai được dự báo sẽ co lại. Thổ Nhĩ Kỳ ngày càng khó khăn khi thâm hụt tài khoản vãng lai đi kèm lạm phát cao và nợ chủ yếu bằng ngoại tệ trong khi đồng lira đã giảm.
Nhóm thứ ba là những nền kinh tế sẽ thoát khỏi rắc rối nghiêm trọng hoặc đã trải qua những gì tồi tệ nhất. Trong số này, kinh tế Ấn Độ đang trong tình tốt hơn hơn bất kỳ nền kinh tế mới nổi lớn khác. Argentina, một “con nợ” lâu năm nhưng nợ tư nhân thấp, cũng có thể tỏa sáng nếu một nhà cải cách thắng cử tổng thống trong năm nay.
Theo một khảo sát của Bloomberg, các nền kinh tế đang phát triển được dự báo sẽ tăng trưởng 4% trong năm nay, tốc độ thấp nhất kể từ năm 2009. Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) dự báo dựa trên chu kỳ nợ trong quá khứ cho thấy nhiều khả năng các thị trường mới nổi sẽ xảy ra suy thoái. Tốc độ tăng trưởng thấp hơn tại các thị trường mới nổi ảnh hưởng lợi nhuận của các công ty đa quốc và các dòng tiền của các nhà xuất khẩu. Giá hàng hóa thấp giúp các nhà nhập khẩu dầu nhưng lại gây áp lực đối với những lao động và giới buôn bán trong ngành khai thác dầu mỏ, đang mắc nợ khoảng 3.000 tỷ USD.
Nền kinh tế mở của châu Âu có nhiều lý do để nới lỏng tiền tệ hơn nữa, qua đó về lâu dài sẽ “hạ nhiệt” được các nền kinh tế mới nổi. Nhưng chính sách tiến thoái lưỡng nan của Mỹ mới thực sự là vấn đề nghiêm trọng. Sự bất đồng trong chính sách tiền tệ giữa Mỹ và phần còn lại của thế giới sẽ gây áp lực lên đồng USD, làm tổn thương xuất khẩu và thu nhập của người dân Mỹ. Nếu vậy, cuộc khủng hoảng nợ của thế giới có thể sẽ quay lại ngay nơi mà nó bắt đầu.
Theo Doanh nhân Sài Gòn
Vốn ngoại vào bất động sản, sôi động những thương vụ trăm triệu đô
Sau một thời gian dài trầm lắng, thị trường bất động sản đã sôi động trở lại trong năm 2015, thúc đẩy dòng tiền chảy mạnh vào lĩnh vực này, trong đó có nhiều nhà đầu tư nước ngoài rót hàng trăm triệu USD vào bất động sản Việt Nam.
Gamuda Land đã bỏ ra 1.400 tỷ đồng mua lại phần vốn góp từ các đối tác nội để độc quyền đầu tư Dự án Celadon City
Từ đầu năm 2015 đến nay, thị trường bất động sản Việt Nam liên tiếp chứng kiến các thương vụ hợp tác, rót vốn trị giá hàng trăm triệu USD giữa doanh nghiệp địa ốc trong nước và các đối tác nước ngoài.
Cụ thể, ngày 26/7, Quỹ đầu tư Creed Group và Công ty An Gia Investment ký kết hợp tác với việc nhà đầu tư đến từ Nhật Bản rót 200 triệu USD mua lại cổ phần, hợp tác đầu tư và cho vay lãi suất ưu đãi để An Gia Investment mua lại các dự án bất động sản. Trước đó, quỹ này cũng rót 100 triệu USD để cùng CTCP Đầu tư Năm Bảy Bảy (NBB) phát triển 3 dự án bất động sản.
Cùng lúc, thông tin từ Công ty Khang Điền (KDH) cho biết, VinaCapital, cùng Dragon Capital cam kết sẽ tiếp tục "bơm" vốn vào KDH và thêm các quỹ Mutual Fund Elite, Vietnam Holding, SAM... cũng tham gia vào KDH.
"Thị trường bất động sản Việt Nam đã qua thời kỳ suy thoái, bước vào giai đoạn phát triển và niềm tin thị trường đã trở lại, giá bất động sản tại TP. HCM đã tăng lên đáng kể. Đây là yếu tố để thúc đẩy nhà đầu tư ngoại tham gia vào thị trường" - ông Stephen Wyatt, Tổng giám đốc Công ty Jones Lang LaSalle Vietnam.
Cũng trong tháng 7/2015, Gamuda Land thuộc Tập đoàn Gamuda (Malaysia) đã bỏ ra 1.400 tỷ đồng để mua lại phần vốn góp từ các đối tác nội là Sacomreal và CTCP Đầu tư Thành Công để độc quyền đầu tư Dự án Celadon City (TP. HCM).
Trước đó không lâu, Quỹ đầu tư Warburg Pincus (Mỹ) cũng đã đầu tư tiếp 100 triệu USD vào Công ty Vincom Retail (thuộc Tập đoàn VinGroup), nâng mức đầu tư vào Vincom Retail lên 300 triệu USD để phát triển chuỗi trung tâm thương mại lớn nhất Việt Nam mang thương hiệu Vincom.
Hồi đầu năm 2015, Nam Long cũng đã hợp tác với Quỹ đầu tư IFC thuộc Nhóm Ngân hàng Thế giới. Cũng đầu năm 2015, Nam Long công bố chính thức sự tham gia của 2 nhà đầu tư Nhật Bản là Hankyu Realty và Nishi Nippon Railroad mua lại toàn bộ Dự án Flora Anh Đào với tổng chi phí phát triển dự án khoảng 500 tỷ đồng.
Gần đây nhất, Novaland đã phát hành 50 triệu USD trái phiếu chuyển đổi cho các đối tác chiến lược, trong đó đáng chú ý là có sự tham gia của 2 quỹ đầu tư ngoại là VinaCapital (15 triệu USD) và Dragon Capital.
Theo đánh giá của luật sư Nguyễn Thanh Hà, Chủ tịch Công ty Luật SBLaw, đơn vị chuyên tư vấn thủ tục đầu tư vào Việt Nam cho các nhà đầu tư nước ngoài, tuy kinh tế Việt Nam những năm qua có lúc thăng, lúc trầm, nhưng Việt Nam vẫn là một trong những quốc gia có sự tăng trưởng và có sức hút lớn với dòng vốn đầu tư nước ngoài. Bên cạnh đó, với dân số hơn 90 triệu người, cơ cấu dân số trẻ và quá trình đô thị hoá nhanh, Việt Nam vẫn là một quốc gia tiềm năng cho việc phát triển các dự án bất động sản và dịch vụ bất động sản.
Đồng tình với quan điểm trên, ông Stephen Wyatt, Tổng giám đốc Công ty Jones Lang LaSalle Vietnam cho biết, thị trường bất động sản Việt Nam đã qua thời kỳ suy thoái, bước vào giai đoạn phát triển và niềm tin thị trường đã trở lại, giá bất động sản tại TP. HCM đã tăng lên đáng kể. Đây là yếu tố để thúc đẩy nhà đầu tư ngoại tham gia vào thị trường.
"Bất động sản tại các thị trường mới nổi luôn được coi là kênh đầu tư có rủi ro cao, nhưng lợi nhuận lại khá lớn. Các nhà đầu tư sẵn sàng tham gia vào các dự án liên doanh trong các thị trường này, nơi họ sẽ kết hợp với nhà đầu tư trong nước có nhu cầu hỗ trợ vốn, để tìm chỗ đứng tại thị trường mà tiềm năng tăng trưởng trong tương lai thường là ở cấp số nhân, khi nền kinh tế các thị trường này tăng nhanh.
Hơn nữa, các thị trường mới nổi có những yếu tố tăng trưởng tiềm ẩn, bao gồm gia tăng dân số và tỷ lệ đô thị hóa nhanh, những yếu tố này cho phép các nhà đầu tư/phát triển dự án bất động sản có thể tận dụng", ông Stephen nói và cho biết, một yếu tố quan trọng cần nhớ khi đầu tư vào bất động sản ở các thị trường mới nổi là chu kỳ bất động sản có xu hướng ngắn hơn so với các thị trường phát triển.
Theo_Tin Nhanh Chứng Khoán
Bức tranh khối ngoại 10 tháng đầu năm 2015 Thống kê giao dịch khối ngoại 10 tháng đầu năm, tổng giá trị mua ròng của khối trên cả hai sàn đạt hơn 4.800 tỷ đồng. Tại một số CTCK, số tài khoản mới mở của các NĐT nước ngoài tăng so với cùng kỳ. Nhiều dự báo cho rằng, từ nay đến hết năm 2016, TTCK Việt Nam sẽ vẫn hấp dẫn...