Thị trường M&A Việt Nam: Nhà đầu tư nước ngoài vẫn “cầm cờ”
Trong cuộc trao đổi với PV trước thềm diễn ra diễn đàn “M&A trong không gian kinh tế mở” ngày 18/8/2016 tại TP. HCM, ông Phạm Ngọc Bích, Giám đốc điều hành Khối Tài chính doanh nghiệp, Công ty Chứng khoán TP. HCM (HSC) cho rằng, các doanh nghiệp FDI muốn huy động vốn trên thị trường chứng khoán là xu hướng mới xuất hiện tại thị trường M&A Việt Nam.
Ông Lê Công Thiện, Phó tổng giám đốc HSC làm việc với các nhà đầu tư Thái lan
Ông đánh giá như thế nào về sự phát triển của thị trường M&A tại Việt Nam trong năm qua?
Từ năm 2014 đến nay, trong bối cảnh thị trường chứng khoán hồi phục dần, hoạt động M&A cũng sôi động trở lại. Điểm mới trong giai đoạn này là các thương vụ có liên quan đến nhà đầu tư nước ngoài khá nhiều. Nguyên nhân chính là do các nhà đầu tư nước ngoài cảm thấy thị trường nội địa của họ khó tăng trưởng cao như trước, bởi các thị trường này đã phát triển, chẳng hạn Nhật Bản, Thái Lan, Hàn Quốc…
Trong khi đó, nhà đầu tư nước ngoài vẫn luôn mong muốn doanh nghiệp họ tiếp tục tăng trưởng để đảm bảo danh mục sinh lợi tốt và thị trường trong khu vực ASEAN, đặc biệt là Việt Nam, là một trong những thị trường để họ tìm kiếm cơ hội tăng trưởng.
Ông Phạm Ngọc Bích
Năm 2015, thị trường cũng ghi nhận một số doanh nghiệp Việt Nam cạnh tranh với các doanh nghiệp ngoại trong các cuộc M&A, thậm chí doanh nghiệp nội còn mua lại doanh nghiệp ngoại, liệu đây có là xu hướng M&A mới, theo ông?
Trong các thương vụ M&A điển hình gần đây, việc tham gia của một số doanh nghiệp trong nước với vai trò cạnh tranh và mua lại các doanh nghiệp ngoại chỉ là đơn lẻ, khó hình thành xu hướng, bởi các thương vụ này diễn ra ít và nhu cầu bán doanh nghiệp ngoại chủ yếu xuất phát từ một số biến động ở các thị trường nước ngoài. Đây là các yếu tố bên ngoài mà doanh nghiệp Việt Nam không kiểm soát được.
Mặc dù vậy, tôi nhận thấy có một xu hướng khá mới, đó là các doanh nghiệp FDI hoạt động lâu năm tại Việt Nam đã tạo dựng được thương hiệu, có mức độ tăng trưởng khá tốt và họ cần thêm vốn để phát triển hơn, nhưng lại không muốn phụ thuộc vào nguồn vốn của công ty mẹ ở nước ngoài, nên muốn huy động vốn trên thị trường chứng khoán Việt Nam. Hiện đang có một vài doanh nghiệp như vậy và HSC đang tư vấn cho một doanh nghiệp FDI khá lớn. Điều này sẽ giúp thị trường chứng khoán và thị trường vốn vay Việt Nam sôi động hơn trong thời gian tới.
Video đang HOT
Theo ông, những bất lợi của doanh nghiệp nội so với doanh nghiệp ngoại trong các thương vụ M&A cạnh tranh là gì?
Lợi thế của các doanh nghiệp Việt Nam là quen thuộc, hiểu rõ đặc tính thị trường, nên chấp nhận nhiều rào cản hơn. Còn với các doanh nghiệp nước ngoài, họ buộc phải thuê tìm đối tác tại Việt Nam để hiểu các vấn đề trên, để tiếp xúc được với các cơ quan chức năng, hoặc thuê một nhà tư vấn tốt. Do đó, khi gặp các vấn đề phát sinh trên, các doanh nghiệp này thường khó chấp nhận, trừ khi tiềm lực tài chính của họ rất mạnh.
Ngược lại, bất lợi của doanh nghiệp Việt Nam là nguồn vốn không dồi dào. Ngoài ra, một số nhà đầu tư nước ngoài là doanh nghiệp gia đình, không qua các cơ chế, quy trình xin phép ý kiến cổ đông, cơ quan quản lý nên quyết vấn đề rất nhanh. Đơn cử, doanh nghiệp Việt Nam cần thanh toán bằng ngoại tệ hay cần đầu tư ra nước ngoài thì phải xin phép Ngân hàng Nhà nước hoặc Bộ Kế hoạch và Đầu tư, trong khi với các nhà đầu tư nước ngoài có thể thực hiện được ngay. Đáng tiếc, quy trình thực hiện nhanh những điểm trên vẫn chưa được hoàn thiện, nên hạn chế phần nào khả năng cạnh tranh cho các doanh nghiệp Việt.
Chẳng hạn, trong thương vụ mua lại hệ thống Big C, Central Group (tập đoàn đã mua thành công hệ thống Big C vừa qua) vốn có tiềm lực tài chính mạnh, lại là doanh nghiệp gia đình, nên khi phát sinh khoản thuế chuyển nhượng ước tính khoảng 3.600 tỷ đồng, họ đã quyết định chấp nhận rất nhanh. Các đối thủ khác đến từ Hàn Quốc, Nhật Bản, Thái Lan, Hồng Kông và Việt Nam tham gia trong thương vụ này đều không “nhanh chân” bằng Central Group.
Thông qua hoạt động tư vấn M&A, khi tiếp xúc với bên mua, bên bán tiềm năng, ông nhận thấy những lĩnh vực nào được quan tâm?
Lĩnh vực nhận được quan tâm là bán lẻ, bất động sản, dệt may, tiêu dùng, giáo dục và dược phẩm. Trong lĩnh vực bất động sản, nhà đầu tư quan tâm cả dự án và đầu tư cổ phần, vì đây là lĩnh vực cần rất nhiều vốn. Còn trong lĩnh vực dệt may, có thể thấy rõ xu hướng các nhà đầu tư châu Á đầu tư vào Việt Nam khá lớn nhằm đón đầu cơ hội từ Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP). Tuy nhiên, cơ hội tốt lại khó kiếm, tức là nhà đầu tư trong nước chưa sẵn sàng bán, việc sẵn sàng huy động vốn một cách chuyên nghiệp chưa nhiều, bởi còn nhiều doanh nghiệp vẫn là doanh nghiệp gia đình. Để họ có thể “mở cửa” cho “người ngoài” vào thì cần phải có thời gian (có thể là vài năm) để tìm hiểu và chuẩn bị.
Tuy nhiên, một số trường hợp cung – cầu gặp được nhau, song thương vụ vẫn không đi đến thành công. Vậy nguyên nhân do dâu, theo ông?
Giá cả vẫn là vấn đề lớn nhất. Hai bên chưa gặp nhau cũng bởi không có những tiêu chí giống nhau. Khi định giá doanh nghiệp, các doanh nghiệp Việt Nam (thường là bên bán) thuê các công ty chứng khoán hoặc kiểm toán trong nước, còn nhà đầu tư nước ngoài (thường là bên mua) lại thuê tư vấn quốc tế để định giá.
Một phương pháp rất cơ bản để định giá là chiết khấu dòng tiền, trong đó tỷ suất chiết khấu là yếu tố rất quan trọng. Với các doanh nghiệp Việt Nam, tỷ suất này căn cứ trên những chi phí, lãi suất vay ngân hàng (hiện dao động từ 10 – 12%/năm). Trong khi đó, do thị trường Việt Nam được xếp vào nhóm cận biên, nên nhà đầu tư ngoại đánh giá có mức độ rủi ro cao. Chỉ riêng lý do này đã khiến họ tính toán tỷ suất chiết khấu cao hơn ít nhất 5%/năm so với các thị trường khác, tức là họ sẽ dùng tỷ suất 15 – 17%/năm, từ đó kết quả định giá sẽ hoàn toàn khác nhau. Ngoài ra, chất lượng nhân sự tư vấn cũng là một yếu tố quan trọng để kết nối thành công bên mua và bên bán.
Ông có nhận định như thế nào về thị trường M&A Việt Nam trong vòng một năm tới?
Thị trường M&A tại Việt Nam sẽ sôi động hơn. Thứ nhất, dựa trên số lượng công việc, những thương vụ mà HSC đang tiếp nhận từ khách hàng hiện đang khá nhiều. Thứ hai, có một số quỹ đầu tư vào Việt Nam giai đoạn 2006 – 2007 sẽ đóng quỹ trong năm nay hoặc năm sau. Đây sẽ là cơ hội cho các nhà đầu tư mới đến Việt Nam.
Tuy nhiên, sự thoái vốn này cũng sẽ gây áp lực cho nhiều cổ phiếu trên sàn. Đặc điểm của thị trường chứng khoán Việt Nam là thanh khoản chưa cao, nên giá cổ phiếu chưa phản ánh hết giá trị của của doanh nghiệp. Chỉ cần cổ phiếu nhiều người bán, nhưng không ai mua thì sẽ giảm giá mạnh. Với nhà đầu tư mới, họ cần thời gan khoảng 3 – 6 tháng để nghiên cứu cổ phiếu một công ty, nhưng trước khi ra quyết định mua thì có thể giá cổ phiếu đã tăng cao.
Đối với hoạt động cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước, đã có tiến bộ nào đáng kể để thu hút thêm khối ngoại tham gia nhiều hơn, thưa ông?
Việc nhiều doanh nghiệp sau khi cổ phần hóa, niêm yết cổ phiếu trên sàn giao dịch chứng khoán kinh doanh thành công đã tạo động lực cho các doanh nghiệp nhà nước khác quan tâm hơn tới những hoạt động này. Chỉ trong 3 năm, đã có sự thay đổi rõ ràng tại những doanh nghiệp nhà nước trong quá trình chào bán cổ phần lần đầu ra công chúng (IPO), chẳng hạn thái độ cởi mở hơn, quan tâm nhiều hơn tới minh bạch thông tin…
Tuy vậy, chất lượng công bố thông tin vẫn chưa cao, đơn cử là nhiều bản cáo bạch của doanh nghiệp chỉ đáp ứng đúng với các quy định tối thiểu của cơ quan quản lý, chưa có thêm các thông tin sâu cho nhà đầu tư tham khảo. Ngoài ra, doanh nghiệp nhà nước khi tiến hành cổ phần hóa thường thực hiện từng phần, nên tỷ lệ bán ra trong đợt IPO thường nhỏ, không thu hút được nhà đầu tư lớn, song cách làm này cũng có lợi thế riêng, vì giúp doanh nghiệp có thêm thời gian để cải thiện, thay đổi nội bộ theo hướng tốt hơn.
Một điểm hạn chế khác là hoạt động IPO chưa gắn liền với niêm yết, tức là các nhà đầu tư nước ngoài sau khi mua cổ phần chưa thể giao dịch được ngay, đồng thời họ cũng không có cơ sở để định giá danh mục định kỳ. Do vậy, nhiều nhà đầu tư đã bỏ qua thị trường Việt Nam, lựa chọn thị trường phát triển hơn trong khu vực như Philippines và Indonesia. Các cơ quan quản lý đang nỗ lực thúc đẩy doanh nghiệp nhà nước cổ phần hóa khắc phục những hạn chế này, nhằm thu hút được nhà đầu tư nước ngoài tham gia vào quá trình cổ phần hóa.
Theo_Tin Nhanh Chứng Khoán
Thu hút vốn ngoại, nới room là chưa đủ
Nghị định 60/2015/NĐ-CP có hiệu lực từ 1/9/2015 cho phép các doanh nghiệp đại chúng không thuộc ngành nghề kinh doanh có điều kiện được nới tỷ lệ sở hữu tối đa (room) cho nhà đầu tư nước ngoài lên 100% so với mức 49% trước đó. Tuy nhiên, việc nới room sẽ không tạo sức bật nếu không có thêm các giải pháp khác.
Chính sách nới room được kỳ vọng sẽ giúp NĐT trong và ngoài nước tích cực tham gia TTCK, qua đó, cải thiện tính thanh khoản, có thêm nhiều DN lên niêm yết, góp phần thúc đẩy tiến trình cổ phần hóa DN nhà nước, cũng như thoái vốn nhà nước.
Tuy nhiên, cho đến nay, hiệu ứng của chính sách này chủ yếu là giúp cổ phiếu của một số DN đã nới room tăng giá như SSI, VHC, EVE, VNM; bên cạnh đó là cổ phiếu của những DN đã trình Đại hội đồng cổ đông (ĐHĐCĐ) 2016 nội dung mở room lên 100% như CII, AAA, HPG, DMC, BMP.
Cần sớm nâng hạng thị trường
Nhìn chung, nới room mới chỉ có ý nghĩa với những cổ phiếu đã hết room 49% theo quy định cũ, còn lại đa phần cổ phiếu khác đang "hở" room (tỷ lệ sở hữu của khối ngoại rất thấp) và việc DN trình ĐHĐCĐ nội dung mở room tối đa thường là chuẩn bị cho tương lai hoặc tạo kỳ vọng, sự hấp dẫn với cổ phiếu nhờ "ăn theo" câu chuyện mở room.
Bản thân dòng tiền vào những cổ phiếu nới room cũng có sự phân hóa, thậm chí có những phiên bán ròng. Có lẽ, do thị trường kỳ vọng vào việc mở room nên giá cổ phiếu tăng mạnh, khiến một bộ phận NĐT nước ngoài bán ra nhằm hiện thực hóa lợi nhuận.
Thực tế, chính sách nới room chưa thực sự lan tỏa toàn thị trường, mà chỉ ở một số DN nhất định, bản thân DN cũng phải tìm cách đáp ứng các quy định để có thể mở room tối đa, chẳng hạn giảm ngành nghề kinh doanh khi ngành nghề đó thuộc danh mục ngành nghề kinh doanh có điều kiện.
Thực tế cho thấy, ngoài các DN đầu ngành thì rất nhiều DN khác gần như không nhận được sự quan tâm của khối ngoại. Mặt khác, số lượng NĐT nước ngoài, nhất là NĐT tổ chức cũng như dòng vốn ngoại đổ vào TTCK Việt Nam còn khiêm tốn. Một trong những nguyên nhân cơ bản là do quy mô thị trường chưa đủ lớn, thanh khoản chưa cao, đặc biệt là việc tiếp cận thị trường của NĐT nước ngoài chưa đáp ứng được yêu cầu.
Bên cạnh nhóm tiêu chí "quy mô và thanh khoản" thì "tiếp cận thị trường" là nhóm tiêu chí chính đánh giá TTCK của Công ty Morgan Stanley Capital International (MSCI), trong đó các tiêu chí như: mức độ mở cửa cho NĐT nước ngoài, mức độ dễ dàng luân chuyển vốn vào/ra, mức độ hiệu quả của hệ thống hoạt động, môi trường cạnh tranh phải đảm bảo ở mức tốt. Trong khi đó, nhiều yếu tố của TTCK Việt Nam đang được MSCI đánh giá là "cần phải cải thiện" để có thể nâng hạng từ "thị trường cận biên/sơ khai" lên "thị trường mới nổi".
... Kiên quyết thoái vốn của cổ đông nhà nước
Không ít DN được NĐT nước ngoài quan tâm, mong chờ DN nới room để gia tăng tỷ lệ sở hữu, nhưng DN lại chưa có nhu cầu/chưa có kế hoạch nới room, hoặc có lĩnh vực hoạt động thuộc danh mục ngành nghề kinh doanh có điều kiện như: DHG, FPT, MWG, TRA. Đáng chú ý, tại những DN có kế hoạch mở room như BMP, DMC... thì tỷ lệ sở hữu của cổ đông nhà nước còn khá cao, khiến có nới khối ngoại cũng khó tăng tỷ lệ đầu tư.
Thực tế, các NĐT chiến lược nước ngoài thường mong muốn sở hữu tỷ lệ cổ phần đủ lớn để tham gia Hội đồng quản trị hoặc có tiếng nói trọng lượng trong các quyết định liên quan đến chiến lược hoạt động của DN, thực sự có vai trò chiến lược trong DN. Vì thế, DN nói riêng, TTCK Việt Nam nói chung sẽ không thể tạo nên sức hấp dẫn vốn ngoại nếu nới room không đi kèm với lộ trình thoái vốn cụ thể của cổ đông nhà nước.
Theo_Tin Nhanh Chứng Khoán
Vốn ngoại chảy mạnh vào doanh nghiệp ngoài sàn Số liệu thống kê về tình hình góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp của nhà đầu tư nước ngoài tại các doanh nghiệp ngoài sàn được công bố mới đây đã cho thấy, giới đầu tư nước ngoài đang có xu hướng rót vốn ngày một nhiều vào các doanh nghiệp chưa niêm yết. Minh bạch thông tin hàng tháng Để...