Thị trường lao động Mỹ hạ nhiệt
Theo phóng viên TTXVN tại Washington, thị trường lao động tại Mỹ được dự báo sẽ hạ nhiệt trong năm 2024.
Người dân tham gia hội chợ việc làm tại New York, Mỹ, ngày 1/2/2023. Ảnh: AFP/TTXVN
Hãng tin Bloomberg ngày 27/12 dẫn một số khảo sát của Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) chỉ ra các nhà tuyển dụng ở nước này có thể giảm số lượng tuyển trong năm 2024. Xu hướng này được cho là để hạn chế mức tăng lương và làm dịu áp lực lạm phát. Giới chuyên gia kinh tế dự báo trong 3 tháng đầu năm 2024, trung bình mỗi tháng thị trường có thêm 80.000 việc làm, chỉ bằng một nửa tốc độ của quý này. Tuần tới, Chính phủ Mỹ sẽ công bố báo cáo việc làm hằng tháng, với các thông tin dự báo rằng số việc làm trong tháng 12 sẽ tăng thêm 170.000 việc.
Bên cạnh đó, các dữ liệu của Fed chỉ ra những nỗ lực của ngân hàng trung ương nhằm kiềm chế lạm phát đã có tác động làm giảm tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế trong năm qua.
Video đang HOT
Tuy nhiên, việc tuyển dụng không bị thu hẹp hoàn toàn. Hiện nay, dù các doanh nghiệp vẫn lo ngại về tình trạng thiếu lao động có kinh nghiệm và tay nghề cao nhưng các kết quả khảo sát cho thấy nguồn cung lao động đang dần cân bằng hơn với cầu.
Chuyên gia dự đoán Nga thiếu hụt lao động trầm trọng
Sự thiếu hụt nhân lực ở Nga đến năm 2030 sẽ là 2-4 triệu lao động.
Nga đang thiếu hụt lao động trầm trọng. Ảnh: TASS
Theo hãng thông tấn RIA Novosti (Nga) ngày 4/12, tình trạng thiếu lao động ở Nga vào năm 2030 sẽ lên tới 2 đến 4 triệu người, dù tiền lương chắc chắn sẽ tăng, nhưng điều này sẽ không giải quyết được vấn đề.
RIA Novosti dẫn nghiên cứu của công ty Ykov&Partners cho rằng ở Nga hiện đang thiếu nhân sự khi số lượng vị trí tuyển dụng do các nhà tuyển dụng công bố đã tăng 1,8 lần trong một khoảng thời gian nhất định và mức lương trung bình được đưa ra tăng gấp đôi, cao hơn nhiều so với mức tăng trưởng GDP.
Nghiên cứu cho biết: "Đến năm 2030, mức thâm hụt (lao động) sẽ tăng lên và lên tới từ 2 đến 4 triệu người, thiếu từ 1,1 đến 2,2 triệu chuyên gia có trình độ trung bình và từ 0,7 đến 1,4 triệu chuyên gia có trình độ cao".
Theo các tác giả của nghiên cứu, ngành sản xuất (0,8-1,1 triệu người), hậu cần (0,3-0,5 triệu người) và thương mại (0,3-0,5 triệu người) sẽ bị ảnh hưởng nhiều nhất bởi tình trạng thiếu lao động.
Đồng thời, như Ykov&Partners chỉ ra, các cách tiếp cận trước đây dưới hình thức tăng lương và thu hút người di cư sẽ không giúp giải quyết triệt để vấn đề. Tăng năng suất lao động với tốc độ hiện tại cũng sẽ không có tác dụng.
Nghiên cứu nêu rõ, Nga đang chuyển sang một "thị trường lao động đắt đỏ và nhân lực khan hiếm". Doanh nghiệp sẽ phải tăng lương và cải thiện điều kiện cho người lao động, tăng năng suất lao động và xây dựng mối quan hệ hợp tác với các cơ sở giáo dục, Elena Kuznetsova, đồng tác giả của nghiên cứu, giải thích.
Nghiên cứu cũng khuyến nghị Chính phủ Nga nên cung cấp các biện pháp hỗ trợ cho những người sử dụng lao động tạo điều kiện làm việc tốt và đầu tư vào giáo dục, điều chỉnh hệ thống giáo dục cho phù hợp với nhu cầu của thị trường, phát triển các chương trình hồi hương của những người nói tiếng Nga và thu hút lao động nước ngoài cũng như tăng năng suất lao động.
Các chuyên gia cho biết, vấn đề nếu không được giải quyết sẽ tạo ra rủi ro cho toàn bộ nền kinh tế, doanh nghiệp và xã hội Nga. Theo quan điểm của họ, việc thiếu nhân sự ở quy mô như vậy sẽ làm giảm mức tăng trưởng GDP tiềm năng từ 1 đến 2% và lạm phát sẽ tăng lên 10%. Đồng thời, các dự án đảm bảo chủ quyền công nghệ và định hướng lại nền kinh tế của Nga cũng sẽ có nguy cơ thất bại.
Việc làm khan hiếm, giới trẻ Trung Quốc lên cả ứng dụng hẹn hò để tìm việc Trong bối cảnh tỷ lệ thất nghiệp sau đại học ngày càng gia tăng, các tân cử nhân ở đất nước tỉ dân phải tìm đủ mọi cách để giành lợi thế trên thị trường lao động. Tự tìm cơ hội trong thời điểm khan hiếm việc làm Một tháng sau khi tốt nghiệp ngành thời trang, Songsong - một cô gái sống...