Thị trường lao động Hàn Quốc mở cửa trở lại
Hiện cả nước còn khoảng 12.000 lao động đã vượt qua kỳ thi tiếng Hàn năm 2011 và 2012 vẫn đang bị gác hồ sơ sang Hàn Quốc làm việc vào cuối năm ngoái. Với những động thái mới nhất từ Chính phủ hai bên, nhiều khả năng trong thời gian tới, cơ hội sẽ mở ra.
Lao động nộp hồ sơ dự tuyển đi xuất khẩu lao động tại Hàn Quốc
Có thể cấp phép ngay trong năm 2013
Ngày 9-9, tại Hà Nội, Bộ LĐ-TB&XH Việt Nam cùng Bộ Lao động và Việc làm Hàn Quốc đã ký kết Thỏa thuận giữa Bộ Lao động 2 nước “về việc tiếp tục thực hiện quy trình đưa người lao động sang làm việc tại Hàn Quốc theo Chương trình cấp phép việc làm ( EPS)”. Theo bản thỏa thuận này, hai bên sẽ đàm phán để tiến tới ký kết “Bản ghi nhớ đặc biệt về phái cử lao động sang Hàn Quốc theo Chương trình Cấp phép việc làm” trong thời gian sớm nhất.
Video đang HOT
Cũng theo bản thỏa thuận này, có 3 nhóm đối tượng sẽ được ưu tiên giới thiệu với các chủ sử dụng lao động bên Hàn Quốc gồm những lao động đã đỗ các kỳ Kiểm tra năng lực tiếng Hàn theo EPS vào tháng 12-2011 và tháng 8-2012; những ứng viên thuộc huyện nghèo đã đăng ký Kiểm tra TOPIK – EPS tháng 8-2012 nhưng chưa được tham gia kiểm tra; những lao động đã về nước đúng hạn và đã đỗ kỳ kiểm tra EPS-TOPIK trên máy tính mà chưa sang lại Hàn Quốc. Nếu thuận lợi, những người lao động thuộc các đối tượng nêu trên có cơ hội sang làm việc tại Hàn Quốc ngay trong năm 2013.
Phải ký quỹ 100 triệu đồng
Trước đó, Thủ tướng Chính phủ đã có quyết định 1465/QĐ-TTg về việc thực hiện thí điểm ký quỹ đối với người lao động Việt Nam đi làm việc tại Hàn Quốc theo chương trình cấp phép việc làm cho lao động nước ngoài của Hàn Quốc (EPS). Theo Quyết định này, từ 21-8-2013, người lao động Việt Nam trước khi đi làm việc tại Hàn Quốc phải ký quỹ 100 triệu đồng tại Ngân hàng Chính sách xã hội. Quyết định cũng nêu rõ, người lao động thuộc đối tượng vay vốn tại Ngân hàng Chính sách xã hội khi đi làm việc ở nước ngoài được vay tối đa 100 triệu đồng tại Ngân hàng Chính sách xã hội để ký quỹ.
Điểm đáng chú ý, số tiền ký quỹ này sẽ được hoàn trả (bao gồm cả gốc và lãi) cho người lao động sau khi hoàn thành hợp đồng về nước đúng hạn. Trường hợp người lao động về nước trước thời hạn do vi phạm hợp đồng thì tiền ký quỹ sẽ được sử dụng để bù đắp thiệt hại phát sinh do lỗi của người lao động gây ra, nếu còn thừa sẽ được trả lại cho người lao động, nếu không đủ thì người lao động phải nộp bổ sung. Còn trong trường hợp người lao động bỏ trốn khỏi nơi làm việc theo hợp đồng hoặc hết hạn hợp đồng không về nước đúng hạn, ở lại cư trú và làm việc trái phép tại Hàn Quốc, tiền ký quỹ sẽ không được hoàn trả.
Với phương thức yêu cầu người lao động phải ký quỹ mới được sang Hàn Quốc làm việc, Bộ LĐ-TB&XH kỳ vọng, tình trạng lao động Việt Nam hết hạn hợp đồng không về nước, bỏ trốn, cư trú và làm việc bất hợp pháp tại Hàn Quốc sẽ được hạn chế tối đa. Từ đó, uy tín và thương hiệu của người lao động Việt Nam tại Hàn Quốc được nâng cao, nhất là không tái diễn tình trạng lao động Việt Nam bị phía Hàn Quốc “cấm cửa” tiếp nhận như thời gian qua.
Trao đổi với báo chí chiều 10-9, ông Đào Công Hải, Phó Cục trưởng Cục Quản lý lao động ngoài nước – Bộ LĐ-TB&XH cho biết, mặc dù đã đi đến thoả thuận sẽ xúc tiến các giải pháp để ký lại biên bản ghi nhớ đặc biệt, tuy nhiên Hàn Quốc cũng yêu cầu chúng ta phải gấp rút hoàn thiện các thủ tục về ký quỹ, thành lập Văn phòng quản lý lao động tại Hàn Quốc, cũng như phải thực hiện nhiều giải pháp đồng bộ để giảm thiểu số lượng lao động bỏ trốn do hết hạn hợp đồng chưa về nước.
Nguyễn Phan
Theo ANTD
LĐ sang Hàn phải ký quỹ 100 triệu đồng
Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân vừa ký quyết định về việc thực hiện thí điểm ký quỹ đối với người lao động đi làm việc tại Hàn Quốc theo chương trình cấp phép lao động EPS. Theo đó, người lao động trước khi đi làm việc tại Hàn Quốc phải ký quỹ 100 triệu đồng.
Khoản tiền ký quỹ trên nhằm ràng buộc trách nhiệm của người lao động (NLĐ), ngăn ngừa tình trạng lao động phá vỡ hợp đồng, bỏ trốn ở lại Hàn Quốc. Cụ thể, trong trường hợp NLĐ về nước trước thời hạn do vi phạm hợp đồng thì tiền ký quỹ (bao gồm cả gốc và lãi) được sử dụng để bù đắp thiệt hại phát sinh do lỗi của NLĐ gây ra (nếu có);
Trường hợp bỏ trốn khỏi nơi làm việc theo hợp đồng hoặc hết hạn hợp đồng không về nước đúng hạn, ở lại cư trú và làm việc trái phép tại Hàn Quốc thì NLĐ sẽ không được hoàn trả tiền ký quỹ. Số tiền này được chuyển vào Quỹ giải quyết việc làm tỉnh, thành nơi NLĐ cư trú.
Bà Trương Thị Mai (ngoài cùng bên trái), Chủ nhiệm Ủy ban Các vấn đề xã hội của Quốc hội thăm lao động ở Hàn Quốc
Quyết định cũng nói rõ NLĐ nếu thuộc đối tượng vay vốn tại Ngân hàng Chính sách xã hội để đi làm việc ở nước ngoài có nhu cầu thì được vay 100% tiền ký quỹ từ ngân hàng này. Trong trường hợp vi phạm, tiền ký quỹ của NLĐ sẽ bị sử dụng để trả khoản vay Ngân hàng Chính sách xã hội.
Thời điểm thí điểm ký quỹ theo quyết định trên là 5 năm, kể từ ngày 21/8/2013.
Theo D.Quốc (Người Lao Động)
Cấm dụ dỗ người khác tham gia bán hàng đa cấp Bộ Công Thương vừa trình Chính phủ Dự thảo Nghị định Quản lý bán hàng đa cấp thay thế Nghị định 110 ngày 24-8-2005 về quản lý hoạt động bán hàng đa cấp. Theo đó, các hành vi bị cấm bán hàng đa cấp gồm: Yêu cầu người muốn tham gia phải đặt cọc hoặc đóng một khoản tiền nhất định để được...