Thị trường không rẻ, không kỳ vọng!
Việc thị trường chứng khoán giảm mạnh trong phiên cuối tuần qua nằm ngoài dự kiến của nhiều nhà đầu tư, đặc biệt khi có không ít mã chứng khoán giảm giá sàn.
Thông tin được lấy làm lý do tác động mạnh đến thị trường là xuất hiện bệnh nhân dương tính với Covid-19 trong cộng đồng đầu tiên sau 4 tháng ngừng giãn cách xã hội. Tuy nhiên, như mọi khi, thị trường chứng khoán luôn tìm được lý do hợp lý để giảm điểm.
Thực tế, thị trường đã ở trong chu kỳ điều chỉnh và sóng điều chỉnh vẫn đang tiếp diễn. Nhiều nhà đầu tư chốt lời sau giai đoạn hồi phục mạnh trước đó đã đứng ngoài thị trường chờ cơ hội mới.
Mặt bằng giá cổ phiếu không còn được coi là rẻ trong bối cảnh hiện nay cũng như không có nhiều thông tin kỳ vọng làm thay đổi xu hướng thị trường ở phía trước.
Kết quả kinh doanh quý II của các doanh nghiệp đã được dự báo và không có yếu tố bất ngờ. Trong khi con số doanh thu, lợi nhuận không ấn tượng thì báo cáo tài chính của nhiều doanh nghiệp cho thấy tình hình kinh doanh vẫn rất khó khăn, thể hiện qua lượng tiền mặt giảm, khoản phải thu tăng.
Video đang HOT
Không ít doanh nghiệp niêm yết cho biết, kỳ vọng về đầu tư công thúc đẩy tăng trưởng không tốt như dự báo do những khó khăn trong giải ngân vốn đầu tư. Kỳ vọng về thị trường bất động sản ở TP.HCM được tháo gỡ khó khăn vào cuối năm 2020 dường như khó khả thi.
iều này sẽ ảnh hưởng đến hoạt động của một số doanh nghiệp bất động sản và xây lắp, đặc biệt là ảnh hưởng liên hoàn đến các ngành, lĩnh vực khác như xây dựng, vật liệu xây dựng, tín dụng nhà ở.
Các ngành hàng xuất khẩu được cho là sẽ tiếp tục khó khăn khi dịch bệnh Covid-19 kéo dài ở các nước…
Các công ty chứng khoán bắt đầu tư vấn nhà đầu tư thực hiện chiến lược phòng thủ. Chẳng hạn, BSC tư vấn, nhà đầu tư nên tiếp tục cơ cấu danh mục ngắn hạn khi thị trường phục hồi; giảm tỷ trọng các mã yếu kém, suy thoái để có thể xem xét cơ cấu gia tăng tỷ trọng vào các mã tăng trưởng tốt hơn thuộc các nhóm cơ bản như điện, nước, khu công nghiệp.
Tín hiệu suy yếu của thị trường đã bộc lộ từ trước đó. Trong phiên giao dịch 22/7, Công ty Chứng khoán SSI nhận định, chuỗi bán ròng của khối ngoại gây cản trở về mặt tâm lý cho nhà đầu tư trong nước.
Trong bối cảnh hầu hết các thị trường chứng khoán châu Á giảm cùng với giá dầu không nhiều biến động, thị trường chứng khoán Việt Nam gần như mất động lực và bên bán đã tỏ ra chiếm ưu thế hơn khiến thị trường có một phiên mất điểm trên diện rộng, khối lượng giao dịch qua kênh khớp lệnh cũng đi xuống. Diễn biến này cho thấy, nhà đầu tư thận trọng bảo toàn lợi nhuận và bên mua cũng rất dè dặt.
Chỉ số chứng khoán có những phiên đi xuống khi kết quả kinh doanh quý II lần lượt được công bố đầu tuần trước với tình trạng chung là kém khả quan đã báo hiệu sự suy yếu của bên mua và “phát hiện bệnh nhân dương tính ngoài cộng đồng” là lý do khiến thị trường giảm mạnh trong phiên cuối tuần qua.
Thông thường, sau một vài phiên sụt giảm, dòng tiền bắt đáy bắt đầu hoạt động. Nhưng trong bối cảnh hiện nay, hoạt động bắt đáy nhiều khả năng chỉ ở mức độ thăm dò và tập trung vào những cổ phiếu cơ bản tốt, theo chiến lược đầu tư phòng thủ.
Phân bón Bình Điền (BFC), ước tính lợi nhuận quý II/2020 là 88,1 tỷ đồng, tăng 400,7%
CTCP Phân bón Bình Điền (Mã chứng khoán: BFC - sàn HOSE) công bố ước tính kết quả kinh doanh quý II/2020 và kế hoạch kinh doanh quý III/2020.
Doanh nghiệp ước tính, trong quý II/2020 sản lượng sản xuất là 165.066 tấn, bằng 88,7% so với cùng kỳ năm 2019; tổng doanh thu là 1.700,5 tỷ đồng, bằng 84,4% so với thực hiện quý II/2019; lợi nhuận trước thuế là 88,1 tỷ đồng, bằng 500,7% so với cùng kỳ năm 2019.
Ước tính kết quả kinh doanh quý II/2020
Lũy kế 6 tháng đầu năm 2020, doanh nghiệp ghi nhận sản lượng là 261.792 tấn, bằng 87,6% so với cùng kỳ và thực hiện 41,2% kế hoạch năm; tổng doanh thu là 2.062,6 tỷ đồng, bằng 84,9% so với cùng kỳ và hoàn thành 43,2% kế hoạch năm; lợi nhuận trước thuế là 96,1 tỷ đồng, bằng 388,5% so với cùng kỳ và thực hiện được 62,7% kế hoạch năm 2020.
Ngoài ra, doanh nghiệp đặt kế hoạch kinh doanh quý III/2020 với sản lượng sản xuất là 159.375 tỷ đồng, tổng doanh thu là 1.498 tỷ đồng, lợi nhuận trước thuế hợp nhất là 50 tỷ đồng. Như vậy, so với cùng kỳ năm 2019, lợi nhuận trước thuế dự kiến tăng 1% trong quý III/2020.
Được biết, trong năm 2020 doanh nghiệp đặt kế hoạch kinh doanh với doanh thu là 6.022,5 tỷ đồng, lợi nhuận trước thuế hợp nhất là 153,23 tỷ đồng, lần lượt bằng 96,7% và 112,1% so với thực hiện năm 2019, ngoài ra doanh nghiệp dự kiến tỷ lệ cổ tức năm 2020 là 10%.
Đóng cửa phiên giao dịch 24/07/2020, cổ phiếu BFC giảm 4,96% về mức 11.500 đồng/CP.
PV Drilling (PVD), 6 tháng đầu năm doanh thu đạt 3.180 tỷ đồng Tổng công ty cổ phần Khoan và Dịch vụ Khoan Dầu khí (Mã chứng khoán: PVD - sàn HOSE) công bố ước tính kết quả kinh doanh 6 tháng đầu năm 2020. Theo đó, trong 6 tháng đầu năm, doanh nghiệp ước tính doanh thu là 3.180 tỷ đồng, tăng 66% so với cùng kỳ năm trước, lợi nhuận sau thuế thuộc về...