Thị trường kém thuận lợi, VNDIRECT báo lãi 6 tháng đầu năm sụt giảm so với cùng kỳ năm 2018
VNDIRECT ghi nhận xấp xỉ 32 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế trong quý 2/2019, giảm 63% so với cùng kỳ năm trước.
CTCK VNDIRECT công bố báo cáo KQKD hợp nhất quý 2/2019 với doanh thu hoạt động 365,52 tỷ đồng, giảm 10% so với cùng kỳ năm trước.
Nguồn thủ chủ yếu của VNDIRECT đến từ lãi từ các khoản đầu tư nắm giữ đến ngày đáo hạn (HTM) với 120 tỷ đồng, tăng 80% so với cùng kỳ năm trước và lãi từ các khoản cho vay và phải thu với 104 tỷ đồng (giảm nhẹ 12%).
Tính tới cuối quý 2/2019, tài sản HTM của VNDIRECT có giá trị 4.851 tỷ đồng, đây là các khoản tiền gửi có kỳ hạn của công ty. Trong khi đó, dự nợ cho vay margin và ứng trước tiền bán chứng khoán của VNDIRECT lên tới 3.053 tỷ đồng, tăng khoảng 500 tỷ so với đầu năm.
Cũng trong quý 2, doanh thu môi giới giảm 44% xuống còn 77,5 tỷ đồng và doanh thu đầu tư chứng khoán, góp vốn giảm 29% xuống còn 72,8 tỷ đồng. Diễn biến kém tích cực của thị trường chung trong nửa đầu năm, đặc biệt trong quý 2 đã ảnh hưởng không nhỏ tới hoạt động môi giới, tự doanh của VNDIRECT.
Hiện tại, danh mục tài sản tài chính FVTPL của VNDIRECT có giá trị sổ sách 1.354 tỷ đồng và công ty đang trích lập dự phòng 233 tỷ đồng cho các khoản đầu tư này.
Video đang HOT
Với việc doanh thu hoạt động giảm trong kỳ, không bất ngờ khi chi phí hoạt động của VNDIRECT cũng ghi nhận mức giảm 12% xuống còn 143,8 tỷ đồng.
Trong kỳ, chi phí hoạt động VNDIRECT tiết giảm 12% xuống còn 143,8 tỷ đồng, nhưng chi phí quản lý tăng 9% lên 73 tỷ đồng và chi phí tài chính tăng 52% lên 112 tỷ đồng.
Kết quả, VNDIRECT ghi nhận xấp xỉ 32 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế trong quý 2/2019, giảm 63% so với cùng kỳ năm trước.
Lũy kế 6 tháng đầu năm, VNDIRECT đạt gần 121 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế, giảm 46% so với cùng kỳ năm trước. So với kế hoạch lãi sau thuế 487 tỷ đồng trong năm 2019 đã được ĐHCĐ thông qua, VNDIRECT mới hoàn thành 25% chỉ tiêu sau nửa năm.
Minh Anh
Theo Trí thức trẻ
Cho vay bán lẻ tiếp tục là động lực tăng trưởng chính của ngân hàng
Tại báo cáo vừa công bố mới đây, Công ty Cổ phần Chứng khoán VNDirect nhận định, cho vay bán lẻ tiếp tục là động lực tăng trưởng chính cho ngành ngân hàng và vẫn còn nhiều dư địa để mở rộng.
Trong năm 2018, tăng trưởng tín dụng đã giảm tốc theo định hướng của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. Tăng trưởng toàn ngành chỉ đạt 13,9%, mức tăng trưởng thấp nhất trong vòng 5 năm trở lại và thấp hơn mục tiêu 17% của Ngân hàng Nhà nước đặt ra hồi đầu năm.
Cũng trong năm 2018, GDP của Việt Nam đạt 7,1%, mức cao nhất trong 11 năm. Do đó, sang năm 2019, Ngân hàng Nhà nước đã thay đổi trọng tâm sang kiểm soát lạm phát, song song với việc thắt chặt quản lý tăng trưởng tín dụng với mức 14%.
Cho giai đoạn 2019 - 2020, VNDirect dự báo mức độ tăng trưởng tín dụng khoảng 14-15% mỗi năm dựa trên các yếu tố như lạm phát đã có dấu hiệu tăng trở lại; nguồn vốn tín dụng bị hạn chế hơn do chính sách điều hành; chính sách thắt chặt tiền tệ của các nước trong nhóm ASEAN; tỷ lệ tín dụng/GDP của Việt Nam.
Ở khía cạnh khác, một thay đổi tích cực so với chu kỳ bùng nổ tín dụng trước đây là nhu cầu tín dụng hiện nay chủ yếu đến từ cá nhân và các công ty tư nhân, bao gồm cả các doanh nghiệp vừa và nhỏ (SMEs).
Trong khi đó trước đây, một phần lớn tín dụng được cấp cho ngành bất động sản và các doanh nghiệp nhà nước. Tỷ trọng tín dụng cho doanh nghiệp nhà nước vay đã giảm mạnh xuống mức 6,4% trong năm 2018, so với mức 25-26% trong giai đoạn 2011-2013.
VNDirect cho rằng việc này được hỗ trợ phần nào bởi việc cổ phần hóa của các doanh nghiệp nhà nước. Tuy nhiên, tốc độ tăng trưởng nhanh chóng của cho vay cá nhân là yếu tố chính thúc đẩy tăng trưởng tín dụng toàn ngành, dẫn tới sự thay đổi cơ cấu tín dụng đã đề cập ở trên.
Tín dụng cá nhân đang có tốc độ tăng trưởng chóng mặt.
Theo VNDirect, dư địa tăng trưởng tín dụng trong phân khúc tiêu dùng và doanh nghiệp tư nhân vẫn còn nhiều.
Tại phân khúc tiêu dùng, VNDirect cho biết, tỷ lệ thâm nhập của tín dụng hộ gia đình ở mức 47,9% GDP vào thời điểm tháng 12/2018 vẫn thấp hơn so với các nước như Thái Lan (78,6%) và Malaysia (82,1%), trong khi các nước này có mức độ tín dụng/GDP tương đương Việt Nam (lần lượt ở mức 128% và 139% so với 130% ở Việt Nam).
Về phân khúc doanh nghiệp tư nhân, số lượng doanh nghiệp đăng ký kinh doanh mới tiếp tục tăng trưởng 16% trong năm 2018 trong khi số lượng doanh nghiệp đóng cửa giảm 5% so với năm 2017.
"Tuy nhiên chúng tôi tin rằng yếu tố chính giúp các ngân hàng thành công trong cạnh tranh ngân hàng bán lẻ là dịch vụ và nhân lực bán hàng. Khả năng phân phối và bán hàng sẽ là các yếu tố quan trọng để chiếm lĩnh thị phần trong phân khúc này. Do đó, ngân hàng có mạng lưới rộng, tập khách hàng lớn sẽ có lợi thế hơn", VNDirect nêu quan điểm.
Theo vneconomy.vn
Mua bán cổ phiếu trầm lắng, lợi nhuận môi giới 'bốc hơi' hàng trăm tỉ Giao dịch chứng khoán từ đầu năm đến nay không sôi động khiến lợi nhuận các công ty chứng khoán sụt giảm mạnh. Lợi nhuận các công ty chứng khoán giảm mạnh trong quý đầu năm nay Đ.N.THẠCH Đây là tình trạng chung của hầu hết các công ty chứng khoán trong báo cáo kinh doanh quý đầu năm nay. Cụ thể, Công...