Thị trường hàng hóa hôm nay 6/11 và nhìn lại tuần qua: Giá dầu thô lên xuống, cà phê được giá
Thị trường hàng hóa hôm nay 6/11 và nhìn lại tuần qua ghi nhận giá dầu thô tăng giảm bất thường, nhiều loại nông sản như cà phê được giá.
Giá dầu thô tăng giảm bất thường
Dữ liệu của Sở Giao dịch hàng hóa Việt Nam (MXV) cho thấy, giá dầu thô trong tuần vừa qua lên xuống thất thường.
Ngày 31/10, giá dầu tăng mạnh trong tuần vừa rồi, khi lo ngại về nguồn cung thiếu hụt tăng dần lên do lệnh cấm vận dầu từ Nga đang đến gần trong khi nhu cầu được cải thiện. Kết thúc phiên giao dịch, giá WTI kỳ hạn tháng 12 trên sở NYMEX tăng 3,35% lên 87,9 USD/thùng trong khi giá Brent kỳ hạn tháng 1 trên sở ICE tăng 2,66% lên 93,77 USD/thùng.
Giá dầu thô giảm mạnh vào cuối tuần
Tốc độ tăng trưởng GDP của Mỹ trong quý III đạt 2,6%, cao hơn so với kỳ vọng 2,4% của thị trường, cho thấy sức mạnh nội tại của nền kinh tế này, bất chấp những khó khăn như lạm phát tăng cao và sản xuất giảm tốc. Điều này đã giúp cho dòng tiền quay trở lại thị trường rủi ro, thể hiện qua Dollar Index giảm tuần thứ 2 liên tiếp. Dollar Mỹ giảm khiến cho chi phí nắm giữ dầu của những người sử dụng tiền tệ khác rẻ hơn, hỗ trợ sức mua trên thị trường dầu thô.
Đến cuối tuần, giá dầu thô quay đầu giảm. Theo đó, giá dầu thô WTI trên sở NYMEX giảm hơn 2% xuống mức 88,17 USD/thùng. Dầu Brent giảm 1,55% xuống 94,67 USD/thùng.
Giá dầu mở cửa phiên với lực mua và lực bán tương đối cân bằng. Một mặt, phát biểu của chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) sau cuộc họp lãi suất cho rằng mức lãi suất mục tiêu cuối cùng có thể sẽ cao hơn kỳ vọng trước đó đã gây áp lực lên giá dầu. Mặt khác, những tin đồn xung quanh việc Trung Quốc đang dần có kế hoạch nới lỏng chính sách Zero-Covid đã hỗ trợ tâm lý cho các nhà đầu tư về một bức tranh tiêu thụ tích cực hơn, và khiến giá dầu đón nhận lực mua trong phiên sáng.
Tuy vậy, lo ngại về nguồn cung thắt chặt vẫn đang còn là một ẩn số nhiều khả năng sẽ hạn chế đà giảm sâu của giá. Mới đây, nguồn tin từ Reuters cho biết nhóm G7 và Australia đã đồng ý giới hạn giá dầu Nga sẽ là một mức giá cố định được xem xét thường xuyên thay vì neo giá dưới dạng chiết khấu. Bộ trưởng Tài chính Mỹ Janet Yellen và các quan chức G7 khác cho rằng mức trần giá bắt đầu từ ngày 5/12 đối với dầu thô và ngày 5/2 đối với các sản phẩm dầu sẽ hạn chế nguồn thu của Nga.
Giá lúa mì tăng vọt 6%
Vào đầu tuần, ngày 1/11, giá ngô đã bật tăng hơn 1,5% sau ba phiên liên tiếp suy yếu. Mặc dù tạo tăng vọt ngay từ khi mở cửa, tuy nhiên, lực bán kỹ thuật tại vùng kháng cự tâm lý 700 cents/giạ đã thu hẹp đà tăng của giá trong phiên tối. Những lo ngại sau khi Nga rút khỏi thỏa thuận xuất khẩu ngũ cốc từ biển Đen là nguyên nhân chính khiến giá được hỗ trợ trong ngày hôm qua.
Hãng tin TASS dẫn thông báo ngày 29/10 của Bộ Quốc phòng Nga cho biết Moskva đã quyết định ngừng việc tham gia thỏa thuận xuất khẩu sản phẩm nông nghiệp từ các cảng của Ukraine bên bờ Biển Đen sau cuộc tấn công nhằm vào các tàu Nga tại bán đảo Crimea. Quân đội Nga đã cáo buộc Ukraine tấn công bằng máy bay không người lái (UAV) nhằm vào Hạm đội Biển Đen của Moskva ở cảng Sevastopol tại bán đảo Crimea, khiến một trong các tàu của hạm đội này bị hư hại nhẹ. Với tình hình chiến sự leo thang, Nga cho biết họ không có đủ khả năng đảm bảo an toàn cho các chuyến tàu xuất khẩu. Việc thỏa thuận xuất khẩu ngũ cốc từ Ukraine không được gia hạn sẽ tiếp tục hạn chế nguồn cung ngô tại khu vực này và là yếu tố khiến giá tăng mạnh ngay từ khi mở cửa.
Video đang HOT
Biến động mạnh hơn ngô, lúa mì đã bật tăng hơn 45 cents/giạ ngay từ khi mở cửa và diễn biến giằng co trong phiên sáng. Dù đà tăng thu hẹp về vùng hỗ trợ 855 cent/giạ trong phiên tối, tuy nhiên, lực mua tại đây đã giúp giá quay trở lại và đóng cửa với mức tăng hơn 6%. Việc Nga từ bỏ gia hạn thỏa thuận xuất khẩu ngũ cốc từ biển Đen cũng là nguyên nhân chính khiến cho giá lúa mì ghi nhận mức tăng mạnh mẽ.
Trên thị trường nội địa, giá các mặt hàng nguyên liệu thức ăn chăn nuôi tiếp tục duy trì ở mức cao. Cụ thể, giá ngô giao vào quý IV năm nay tại cảng Cái Lân đang được chào bán trong khoảng từ 8.700 – 9.000 đồng/kg, trong khi giá khô đậu tương được bán trong khoảng 14.300 – 14.800 đồng/kg.
Với mức giá như hiện tại, các nhà máy thức ăn chăn nuôi sẽ hạn chế mua hàng và hoạt động thương mại có thể sẽ diễn ra ảm đạm trong vài ngày tới. Càng gần tới Tết nguyên đán, nhu cầu nhập khẩu sẽ càng cao hơn, khi đó nếu giá nhập khẩu vẫn ở mức cao, các doanh nghiệp sẽ vẫn phải mua hàng để đảm bảo ổn định sản xuất trước Tết.
Triển vọng tiêu thụ tích cực thúc đẩy giá bông tăng
Đóng cửa ngày giao dịch 2/11, sắc xanh phủ kín bảng giá các mặt hàng nhóm nguyên liệu công nghiệp. Đáng chú ý khi bông có phiên chạm giới hạn thứ 2 liên tiếp, 4.00 cents, cà phê Arabica bật tăng mạnh hơn 4% khi nguồn cung thắt chặt trong ngắn hạn.
Bông tăng vọt ngay từ đầu phiên giao dịch khi tiếp tục hấp thụ thông tin về các cuộc biểu tình tại Brazil đang làm cản trở hoạt động giao hàng của nước này, đặc biệt là các mặt hàng của bang Mato Grosso và bông cũng là một trong nhưng mặt hàng chủ lực của bang nông nghiệp này. Bên cạnh đấy, việc Trung Quốc, nước nhập khẩu bông lớn nhất thế giới có động thái trong việc nới lỏng chính sách Zero Covid để đảm bảo cho sự tăng trưởng, điều này được kỳ vọng sẽ giúp cho nhu cầu tiêu thụ bông khởi sắc, từ đó hỗ trợ giá giúp bông trở thành mặt hàng dẫn đầu xu thế tăng của nhóm với mức tăng 5,33%.
Cà phê được mùa, được giá
Cũng trong ngày 3/11, giá cà phê Arabica cũng tăng mạnh 4,32%, tương đương 7.55 cents. Lượng xuất khẩu cà phê trong tháng 10 của 2 nước cung ứng Arabica hàng đầu thế giới là Honduras và Bờ Biển Ngà giảm mạnh so với cùng kỳ năm ngoái, cho thấy nguồn cung đang bị thắt chặt trong ngắn hạn, từ đó hỗ trợ giá giúp mặt hàng này tăng mạnh. Tuy nhiên, vấn đề về nguồn cung sẽ sớm được giải quyết khi Bờ Biển Ngà đang vào thời điểm thu hoạch đỉnh điểm và dự kiến sản lượng sẽ tăng hơn 11% so với giai đoạn trước, Honduras cũng dự kiến mức sản lượng cao hơn năm ngoái.
Cà phê tăng giá thời gian qua
Trên thị trường nội địa, ghi nhận trong sáng nay, giá cà phê nhân xô tại Tây Nguyên và các tỉnh Nam Bộ đảo chiều tăng mạnh 800 đồng/kg sau giai đoạn giằng co với xu hướng giảm. Theo đó, giá cà phê trong nước được thu mua trong khoảng từ 41.000 – 41.600 đồng/kg. Thời điểm này, Việt Nam đã bước vào mùa vụ thu hoạch mới. Hiện thời tiết đang tương đối thuận lợi ở các khu vực trồng cà phê trọng điểm giúp triển vọng nguồn cung rất tích cực. Cùng với đó, chất lượng sản phẩm đầu ra đang ngày càng được nâng cao từ đó thúc đẩy giá thu mua và xuất khẩu. Nhiều khả năng, nước ta sẽ đón nhận vụ mùa mới được mùa, được giá.
Giá các mặt hàng kim loại chìm trong sắc đỏ
Kết thúc phiên giao dịch ngày 03/11, bảng giá các mặt hàng trong nhóm kim loại tiếp tục chìm trong sắc đỏ, với nguyên nhân chủ yếu do sức mạnh của đồng Dollar Mỹ. Giá bạc giảm 0,84% xuống 19,43 USD/ounce. Bạch kim mất 2,82% giá trị xuống 924,1 USD/ounce.
Dollar Index tăng mạnh 1,42% là nguyên nhân chính gây sức ép lên giá các mặt hàng kim loại quý. Sau cuộc họp chính sách tháng 11, khả năng Fed nâng trần lãi suất lên cao hơn cả mức 4,6% khiến cho tâm lý thị trường tiếp tục chịu ảnh hưởng mạnh và dòng tiền tiếp tục chuyển vào các tài sản an toàn. Tuy vậy, sức hấp dẫn của kim loại quý giảm bớt do đây là tài sản không sinh lời. Tuy vậy, đà giảm bị hạn chế khi phiên tối Ngân hàng Trung ương Anh tăng lãi suất lần thứ 8 liên tiếp, thêm 75 điểm phần trăm lên mức 3% để khống chế lạm phát. Tuy vậy, BOE cho biết đỉnh lãi suất sẽ không cao đến mức 5,25% mà thị trường kỳ vọng. Như vậy, khác với Mỹ, có thể thấy mức trần lãi suất tại Anh sẽ không quá cao, và ngân hàng trung ương sẽ cố gắng để không tạo ra quá nhiều tổn thất cho nền kinh tế.
Giá đồng cũng chịu sức ép tương tự từ môi trường vĩ mô, khi đồng Dollar Mỹ tăng làm chi phí nắm giữ giá các mặt hàng định giá bằng đồng bạc xanh trở nên đắt đỏ hơn. Giá đồng giảm 1,2% xuống 3,427 USD/pound, phiên giảm thứ 2 liên tiếp. Trong khi đó, giá sắt tiếp tục được hỗ trợ bởi kỳ vọng vào khả năng Trung Quốc mở cửa trở lại, hoặc ít nhất là sự thay đổi trong các chính sách chống dịch Covid-19. Kết thúc phiên hôm qua, giá sắt tăng 1,49% lên 81,72 USD/tấn.
Giá xăng dầu hôm nay 5/11: Tăng mạnh gần 4 USD/thùng khi đồng USD lao dốc
Giá xăng dầu hôm nay 5/11, thị trường thế giới tăng mạnh gần 4 USD/thùng, trong bối cảnh đồng USD lao dốc.
Cụ thể dầu WTI tăng 3.79 USD, dầu Brent tăng 3.8 USD.
Giá xăng dầu thế giới
Giá dầu thế giới được ghi nhận vào sáng ngày 5/11 (theo giờ Việt Nam) cụ thể như sau: Dầu thô WTI của Mỹ tăng 3.79 USD, lên mức 92.32 USD/thùng, trong khi giá dầu Brent tăng mạnh 3.8 USD, lên mức 98.83 USD/thùng.
Giá dầu đã tăng hơn 3% vào hôm nay khi đồng đô la giảm giá, với lệnh cấm của EU đối với dầu của Nga có hiệu lực và các nhà đầu tư đang cân nhắc triển vọng nới lỏng các hạn chế COVID của Trung Quốc.
Giá dầu WTI trên thị trường thế giới vào sáng 5/11 (giờ Việt Nam)
Mặc dù lo ngại về suy thoái kinh tế toàn cầu đã hạn chế mức tăng, giá dầu thô Brent giao sau đã đạt mức tăng hàng tuần hơn 2%, dầu WTI có mức tăng hàng tuần hơn 4%.
Trong khi lo ngại về nhu cầu đè nặng lên thị trường, nguồn cung dự kiến vẫn sẽ eo hẹp do các lệnh cấm vận theo kế hoạch của châu Âu đối với dầu của Nga và sự sụt giảm trong kho dự trữ dầu thô của Mỹ.
Nhà phân tích Tamas Varga của PVM Oil Associates cho biết: "Sự suy yếu nhẹ của đồng đô la, lệnh cấm bán dầu sắp tới của Nga chắc chắn sẽ hỗ trợ vì trọng tâm đang chuyển từ lo ngại suy thoái sang các vấn đề cung cấp. Tuy nhiên, chất xúc tác chính là các báo cáo rằng Trung Quốc có thể giảm bớt các hạn chế không Covid, điều này sẽ mang lại lợi ích cho nền kinh tế và nhu cầu dầu của nước này".
Ngoài ra, lo ngại về suy thoái ở Hoa Kỳ, nước tiêu thụ dầu lớn nhất thế giới, đã tăng lên sau khi Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang Jerome Powell cho biết còn "rất sớm" để nghĩ đến việc tạm dừng tăng lãi suất.
Diễn biến giá dầu Brent trên thị trường thế giới vào sáng 5/11 (giờ Việt Nam)
Ngân hàng Trung ương Anh đã cảnh báo rằng nước Anh đã bước vào suy thoái và nền kinh tế có thể sẽ không tăng trưởng trong hai năm tiếp theo.
Nhấn mạnh vào lo ngại về nhu cầu, Ả Rập Xê Út đã hạ giá bán chính thức tháng 12 (OSP) cho loại dầu thô Arab Light hàng đầu sang châu Á xuống 40 xu lên mức cao nhất là 5,45 USD/thùng so với mức trung bình của Oman/Dubai.
Nhìn vào tuần tới, các nhà đầu tư đang chờ đợi triển vọng năng lượng ngắn hạn của Cơ quan Thông tin Năng lượng Hoa Kỳ và Chỉ số Giá Tiêu dùng Tháng 11 của Hoa Kỳ để có cái nhìn sâu sắc về tốc độ lạm phát.
Canada, nhà sản xuất dầu thô lớn thứ tư thế giới, đang tìm cách tăng cường sử dụng các đường ống dẫn dầu và khí đốt trong bối cảnh khối lượng xuất khẩu LNG của Mỹ sang châu Âu tăng vọt kể từ tháng 2 năm nay.
Tàu rời giàn khoan dầu Orlan tại giàn khoan của Sakhalin-1 tại mỏ Chaivo (nguồn: Reuters)
Enbridge, công ty chuyển khoảng 30% lượng dầu thô được sản xuất ở Bắc Mỹ và gần 20% lượng khí đốt tự nhiên tiêu thụ ở Hoa Kỳ, cho biết họ đã phân phối gần 3 triệu thùng dầu mỗi ngày (bpd) trên hệ thống Mainline của mình, so với 2,7 triệu bpd một năm trước.
Giá xăng dầu trong nước
Giá bán lẻ xăng dầu trong nước sáng ngày 5/11 được áp dụng theo phiên điều chỉnh ngày 1/11 của Liên Bộ Tài chính - Bộ Công Thương:
Cụ thể, giá xăng RON 95-III tăng lên mức giá 22.750 đồng. Xăng E5 RON 92 cũng lên 21.870 đồng. Đây là lần tăng giá liên tiếp thứ 3 của mặt hàng này từ giữa tháng 10 đến nay.
Các mặt hàng dầu cũng tăng, dầu diesel 25.070 đồng/lít; dầu hoả 23.780 đồng/lít và mazut 14.080 đồng/lít.
Cùng với điều chỉnh giá, liên Bộ Công Thương - Tài chính không chi sử dụng với xăng, dầu; giảm mức trích lập với RON 95 và dầu mazut trong khi giữ nguyên mức trích với dầu diesel và dầu hoả. Cụ thể, mức trích với xăng RON 95-III giảm từ 400 đồng về còn 300 đồng; dầu mazut giảm 208 đồng, về 500 đồng.
Giá xăng dầu hôm nay 4/11: Tăng bất chấp áp lực từ tỷ giá USD Giá xăng dầu hôm nay 4/11, thị trường thế giới đảo chiều tăng giá, bất chấp áp lực từ tỷ giá USD. Dầu WTI lên 88.53 USD/thùng,dầu Brent tăng lên 95.03 USD/thùng Giá xăng dầu thế giới Theo Oilprice, giá dầu sáng ngày 4/11 (theo giờ Việt Nam) cụ thể là: Dầu thô WTI của Mỹ tăng 0.41 USD, lên mức 88.53 USD/thùng,...