Thị trường hàng hóa hôm nay 16/11: Giá xăng dầu tăng trở lại, xuất khẩu gạo cao kỷ lục
Thị trường hàng hóa hôm nay 16/11 ghi nhận sự biến động của các loại giá như giá xăng dầu, giá nông sản, giá kim loại…
Báo Công Thương cập nhật thông tin trực tiếp từ Sở Giao dịch hàng hóa Việt Nam (MXV) về giá dầu thô, giá nông sản, giá kim loại ngày 16/11 ngay sau khi kết thúc phiên giao dịch đầu giờ sáng.
Giá dầu thô tăng trở lại
Giá dầu tăng trở lại trong phiên giao dịch hôm qua, khi căng thẳng địa chính trị giữa Nga và Ukraine leo thang và có nguy cơ lan ra các nước thuộc khối NATO. Kết thúc phiên giao dịch ngày 15/11, giá WTI tăng 1,22% lên 86,92 USD/thùng trong khi giá Brent tăng 0,77% lên 93,86 USD/thùng.
Trong phiên sáng, giá dầu chịu nhiều áp lực bán khi thị trường lo ngại về nhu cầu tiêu thụ suy yếu tại Trung Quốc, khi số ca lây nhiễm Covid-19 tăng lên 17,000 ca một ngày, mức cao nhất kể từ tháng 4. Các số liệu kinh tế vĩ mô tiêu cực của Trung Quốc, cùng thông lượng lọc dầu giảm nhẹ từ 13,82 triệu thùng/ngày xuống 13,8 triệu thùng/ngày, bất chấp chính phủ đã tăng hạn ngạch xuất khẩu nhiên liệu. Trong khi đó, đầu tư tài sản cố định trong tháng 10 của Trung Quốc chỉ tăng 5,8% so với cùng kỳ năm trước, thấp hơn so với dự báo tăng 5,9% của thị trường, cũng như sarnl ượng công nghiệp chỉ tăng 5%, thấp hơn dự báo 5,2% của giới phân tích, cho thấy một sự giảm tốc trong động lực tăng trưởng kinh tế.
Lực bán tiếp tục gia tăng sau báo cáo thị trường tháng 11 của Cơ quan Năng lượng Quốc tế IEA, khi cơ quan này dự báo tăng trưởng nhu cầu sẽ chậm lại trong năm tới xuống mức 1.61 triệu thùng/ngày, thấp hơn 40.000 thùng/ngày so với dự báo trước đó. IEA cũng đã giảm dự báo tăng trưởng nhu cầu dầu của Trung Quốc vào năm 2023 xuống 780.000 thùng/ngày từ 820.000 thùng/ngày, do tác động của các đợt phong tỏa.
Đây cũng là nhận định chung mà các tổ chức lớn đưa ra trước đó, như Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ OPEC và Cơ quan Quản lý Thông tin Năng lượng Mỹ EIA. Cơ quan này cũng cho biết họ kỳ vọng thị trường dầu vẫn cân bằng tốt trong những tháng mùa đông năm nay, bất chấp sản lượng cắt giảm dầu thực tế của OPEC sẽ rơi mức khoảng 1 triệu thùng/ngày, và cảnh báo triển vọng nhu cầu dầu toàn cầu phải đối mặt với “vô số” trở ngại trong vài tháng tới, với việc tiêu thụ khó có thể lấy lại động lực cho đến quý II/2023.
Giá dầu chỉ tăng trở lại khi có thông tin tên lửa của Nga bay qua Ba Lan, và cơ quan báo chí lớn nhất thế giới Associated Press đưa tin hai người đã thiệt mạng ở Ba Lan bởi tên lửa. Điều này có thể khiến cho căng thẳng gia tăng giữa các bên, do Ba Lan là thành viên NATO. Hiện Nga đã sắp phải chịu cấm vận không được phép xuất khẩu dầu sang châu Âu từ tháng 12 năm nay, với ước tính khoảng 1-2 triệu thùng/ngày sản lượng sẽ bị sụt giảm. Bên cạnh đó, công ty năng lượng Hungary MOL cho biết một nhà máy điện phục vụ đường ống dẫn dầu lớn nhất châu Âu đã bị trúng đạn pháo, khiến việc giao hàng trên đường ống Druzhba bị tạm dừng.
Video đang HOT
Rạng sáng nay, báo cáo của Viện Dầu khí Mỹ API cho biết tồn kho dầu thô tại Mỹ giảm mạnh 5,8 triệu thùng/ngày trong tuần kết thúc 11/11, so với dự đoán giảm 0,4 triệu thùng của giới phân tích. Tồn kho dầu giảm mạnh sẽ là yếu tố hỗ trợ lực mua cho thị trường trong phiên sáng hôm nay.
Báo cáo giao hàng thúc đẩy lực mua trên thị trường nông sản
Trái với xu hướng giằng co trong phiên trước đó, giá đậu tương đã liên tục suy giảm trong đầu phiên hôm qua, nhưng quay đầu tăng mạnh trở lại trong phiên tối và đóng cửa với mức tăng lên tới 1,16%. Tâm điểm chú ý của thị trường trong ngày hôm qua tiếp tục là những diễn biến của tình hình mùa vụ tại Mỹ, khi mà hoạt động thu hoạch đang gần hoàn thành và công tác xuất khẩu cũng như ép dầu được đẩy mạnh.
Cụ thể, theo báo cáo Bán hàng hàng ngày (Daily Export Sales) của USDA, các nhà xuất khẩu Mỹ đã bán đơn hàng 261.272 tấn đậu tương niên vụ 22/23 cho Mexico. Trong khi đó, báo cáo Ép dầu của Hiệp hội các nhà chế biến hạt có dầu quốc gia (NOPA) cho thấy, khối lượng ép dầu đậu tương của Mỹ trong tháng 10 đạt 184,464 triệu giạ, chính xác như dự đoán của thị trường, đồng thời cũng tăng tới 16,7% so với số liệu tháng 10. Đây cũng là tháng đầu tiên khối lượng ép dầu đậu tương của Mỹ tăng trở lại, sau 2 tháng liên tiếp sụt giảm do các hoạt động bảo trì nhà máy.
Cùng chung xu hướng, giá ngô đã ghi nhận mức hồi phục mạnh trở lại sau chuỗi suy yếu liên tiếp trước đó. Theo báo cáo của Ủy ban châu Âu (EU Commission), nhập khẩu ngô của khối trong tuần kết thúc ngày 13/11 vẫn duy trì ổn định ở trên 600.000 tấn. Ngoài ra, báo cáo Daily Export Sales cũng được USDA phát hành với đơn mua 230.185 tấn ngô Mỹ của Mexico cho thấy tiêu thụ ngô trong sản xuất thức ăn chăn nuôi của các nước vẫn sẽ là yếu tố hỗ trợ cho giá.
Xuất khẩu gạo tháng 10 của Việt Nam tăng cao kỷ lục
Theo số liệu của Tổng cục Hải quan, lượng gạo xuất khẩu của Việt Nam trong tháng 10/2022 đạt 713.546 tấn, trị giá 341,064 triệu USD, tăng 22,3% về lượng và tăng 23,9% về trị giá so với tháng 9/2022. Tháng 10/2022 đã trở thành tháng có lượng gạo xuất khẩu cao kỷ lục trong lịch sử ngành gạo nước ta. Thời tiết khắc nghiệt ở nhiều quốc gia châu Á đang đặt nguồn cung gạo vào tình trạng thiếu hụt, trong khi Ấn Độ áp thuế 20% lên toàn bộ gạo xuất khẩu của nước này đã giúp thúc đẩy thị trường xuất khẩu gạo Việt Nam.
Trong tháng 10/2022, giá gạo 5% tấm của Việt Nam cũng đạt bình quân 425 – 430 USD/tấn, mức cao nhất kể từ tháng 11 năm ngoái đến nay. Giá gạo xuất bình quân của Việt Nam tăng cao còn là nhờ thời gian gần đây, xuất khẩu gạo Việt Nam đã có sự dịch chuyển mạnh sang phân khúc gạo thơm và gạo chất lượng cao. Theo MXV, với bối cảnh thuận lợi cho ngành gạo trong thương mại quốc tế và nhu cầu nội địa được thúc đẩy cuối năm, xu hướng tăng giá có thể còn kéo dài đến cuối tháng 12.
Giá xăng dầu hôm nay 15/11: Giảm gần 1 USD, tiêu tan hy vọng hồi phục nhu cầu
Giá xăng dầu hôm nay 15/11, thị trường thế giới dầu WTI giảm 0.78 USD/thùng, dầu Brent giảm 0.58 USD/thùng. Giá dầu giảm do đồng đô la Mỹ hiện tại đang ổn định.
Giá xăng dầu thế giới
Giá dầu thế giới được ghi nhận vào sáng ngày 15/11 (theo giờ Việt Nam) cụ thể như sau: Dầu thô WTI của Mỹ giảm 0.78 USD, xuống còn 88.17 USD/thùng, trong khi giá dầu Brent giảm 0.58 USD, xuống mức 95.14 USD/thùng.
Giá dầu giảm do đồng đô la Mỹ hiện tại đang ổn định, kéo giá xuống trong khi sự nghiêm trọng của dịch bệnh COVID-19 đang gia tăng ở Trung Quốc làm tiêu tan hy vọng mở cửa kinh tế nhanh chóng tại nhà nhập khẩu dầu thô lớn nhất thế giới.
Giá dầu WTI trên thị trường thế giới vào sáng 15/11 (giờ Việt Nam)
Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ (Tổ chức OPEC) đã cắt giảm dự báo tăng trưởng nhu cầu dầu toàn cầu năm 2022 lần thứ năm kể từ tháng 4 và cũng cắt giảm con số của năm tới với lý do những thách thức kinh tế gia tăng bao gồm lạm phát cao và lãi suất tăng.
OPEC cho biết, nhu cầu dầu trong năm 2022 sẽ tăng 2,55 triệu thùng/ngày (bpd), tương đương 2,6%, giảm 100.000 bpd so với dự báo trước đó. Năm tới, OPEC dự kiến nhu cầu dầu sẽ tăng 2,24 bpd, thấp hơn 100.000 bpd so với dự báo.
Mặc dù bình luận về những thách thức đang gia tăng, OPEC vẫn giữ nguyên dự báo tăng trưởng kinh tế toàn cầu năm 2022 và 2023 và cho biết trong khi rủi ro nghiêng về mặt trái, thì tiềm năng tăng cũng có.
Đối với tháng 10, với giá dầu suy yếu do lo ngại suy thoái, tổ chức này đã cắt giảm 100.000 thùng/ngày (bpd) so với mục tiêu sản xuất của OPEC với mức giảm thậm chí còn lớn hơn bắt đầu từ tháng 11.
Diễn biến giá dầu Brent trên thị trường thế giới vào sáng 15/11 (giờ Việt Nam)
Báo cáo cho biết, sản lượng của OPEC đã giảm 210.000 bpd trong tháng 10 xuống 29,49 triệu bpd, nhiều hơn mức giảm OPEC đã cam kết.
Đầu tháng 12 tới, liên minh châu Âu (EU) sẽ bắt đầu cấm nhập khẩu dầu thô của Nga và từ đầu tháng 2 năm sau sẽ cấm các sản phẩm dầu của Nga.
Trong khi đó, người phát ngôn của Đức cho biết chính phủ Đức đang trì hoãn quyết định về việc giảm giá khí đốt và điện đã được lên kế hoạch vào thứ 6 tuần này.
Bộ trưởng Tài chính Hoa Kỳ Janet Yellen nói rằng, Ấn Độ có thể tiếp tục mua bao nhiêu dầu của Nga nếu muốn, kể cả với mức giá cao hơn cơ chế giới hạn giá do G7 áp đặt nếu nước này tránh xa các dịch vụ bảo hiểm, tài chính và hàng hải của phương Tây bị ràng buộc bởi mức giới hạn giá đó.
Cơ sở ổn định dầu Rosneft bên ngoài thị trấn Neftegorsk, Samara, Nga (nguồn: Reuters)
Warren Patterson, người đứng đầu chiến lược hàng hóa ING, cho biết: "Sức mạnh của đồng đô la Mỹ dường như đang ngày càng đè nặng lên dầu mỏ và các loại hàng hóa khác".
Nhu cầu dầu của Trung Quốc đối với nhà xuất khẩu hàng đầu Ả Rập Xê-út vẫn yếu, một số nhà máy lọc dầu đã yêu cầu giảm bớt dầu thô trong tháng 12 sắp tới.
Giá xăng dầu trong nước
Giá bán lẻ xăng dầu trong nước sáng ngày 15/11 được áp dụng theo phiên điều chỉnh ngày 11/11 của Liên Bộ Tài chính - Bộ Công Thương:
Cụ thể, giá xăng giá xăng E5 RON 92 tăng lên 22.711 đồng/lít; xăng RON 95 tăng lên 23.867 đồng/lít. Tương tự, giá dầu hỏa tăng lên 24.747 đồng/lít; dầu diesel giảm xuống 24.983 đồng/lít; dầu mazut tăng lên 14.760 đồng/kg.
Tại kỳ điều hành này, Liên bộ Tài chính - Công Thương ngừng chi Quỹ bình ổn giá, đồng thời trích lập quỹ bình ổn giá xăng dầu với xăng E5 RON 92 và xăng RON 95 ở mức 200 đồng/lít, dầu mazut 300 đồng/kg, không trích lập với dầu diesel và dầu hỏa.
Giá xăng dầu hôm nay 14/11: Lo ngại về nhu cầu nhiên liệu, dầu Brent trên mức 95 USD Giá xăng dầu hôm nay 14/11, thị trường thế giới có nhiều lo ngại về nhu cầu nhiên liệu. Giá dầu WTI đang ở mức 88.95 USD/thùng, dầu Brent ở mức 95.72 USD/thùng Giá xăng dầu thế giới Theo Oilprice, giá dầu thế giới sáng ngày 14/11 (theo giờ Việt Nam) cụ thể là: Dầu thô WTI của Mỹ đang ở mức 88.95...