Thị trường dầu mỏ chuẩn bị đón cú sốc cấm vận
Tác động thực sự sẽ nằm ở dầu diesel, mặt hàng ngày một đắt đỏ.
Người dân châu Âu đang phải trả mức giá cao cho dầu diesel, mặt hàng thiết yếu đối với sản xuất nông nghiệp và vận tải. Ảnh: Bloomberg
Các lệnh trừng phạt chống Nga sẽ vẽ lại dòng chảy dầu mỏ trong ba tháng tới. Những mù mờ về mức độ hiệu quả của đòn trừng phạt này khiến ngành công nghiệp năng lượng gặp khó khăn trong khâu chuẩn bị ứng phó.
Đồng minh của Ukraine gia tăng trừng phạt dầu thô của Nga bằng những biện pháp hạn chế cứng rắn nhất, trong đó có việc áp giá trần dự định có hiệu lực từ ngày 5/12 tới, với ý định chặn nguồn cung tài chính đối với Nga để trả đũa cho can dự của Moskva tại Ukraine.
Tiến trình đàm phán trong nội bộ chính quyền Tổng thống Joe Biden và các đối tác bên ngoài đang bước vào giai đoạn gấp rút, đặt giới giao dịch, nhà máy lọc dầu và các nhân tố khác trên thị trường năng lượng vào tình cảnh bất chắc, khó đoán định. Tình hình có thể còn tệ hơn khi Moskva đe dọa trả đũa bằng cách hạn chế nguồn cung. Giá dầu thô duy trì đà tăng từ giữa tháng 10 và nhiều khả năng còn leo thang nữa một khi Tổng thống Valdimir Putin thực thi những gì mà ông từng cảnh báo.
Video đang HOT
Tuy nhiên, giới giao dịch cho rằng tác động thực sự sẽ ở nằm ở dầu diesel, mặt hàng người tiêu dùng châu Âu đang phải chi trả với mức giá đắt đỏ. Thị trường dầu diesel đặc biệt nhạy cảm trước viễn cảnh hao hụt nguồn cung từ Nga, do châu Âu lâu nay phụ thuộc nhiều vào các nhà máy lọc dầu tại Nga để cho ra nguồn năng lượng thiết yếu cho ngành nông nghiệp, công nghiệp, vận tải.
Phía trước là ba mốc quan trọng. Từ ngày 5/12, Liên minh châu Âu (EU) sẽ áp lệnh cấm đối với phần lớn dầu thô nhập khẩu từ Nga, cấm các công ty cung ứng dịch vụ bảo hiểm, tài chính đối với hoạt động mua bán, vận chuyển dầu thô Nga trên phạm vi toàn cầu. Cùng ngày, phương Tây đứng đầu là Mỹ cũng kích hoạt biện pháp áp giá trần đối với dầu thô Nga. Riêng EU từ ngày 5/12 sẽ mở rộng biện pháp này đối với các mặt hàng lọc dầu như xăng, dầu diesel.
Mỹ và đồng minh đạt đồng thuận về quy mô áp dụng với ngành dầu mỏ Nga thuộc diện bị áp giá trần, nhưng vẫn còn tranh luận về chi tiết, trong đó nổi bật là mức giá sẽ được áp dụng. Sai lầm lập tức khiến châu Âu phải trả giá đắt, nhất là liên quan đến mặt hàng nhiên liệu từ lọc hóa dầu. Giá dầu diesel tại khu vực tăng 60% so với cùng kỳ năm ngoái, lên mức cao kỉ lục vào mùa xuân này. Các nhà máy lọc dầu gần như không còn công suất dư thừa để bù đắp nguồn cung thiếu hụt từ Nga.
Kho dự trữ dầu diesel cũng ở dưới mức tiêu chuẩn tại Mỹ dịp mùa thu này, đẩy giá nhiên liệu tại New York tăng 58% so với cùng kỳ năm ngoái. Thiếu hụt dầu diesel đặc biệt nghiêm trọng ở bờ Đông, khu vực đang phải vật lộn tranh giành nguồn hàng với vùng tây bắc châu Âu.
Các nhà máy lọc dầu, trạm xăng và nhiều khách hàng khác đang phải chạy đua nhập khẩu các mặt hàng nhiên liệu ngay trước thời điểm lệnh trừng phạt mới nhất chống Nga có hiệu lực. Số này tăng lượng diesel nhập từ Saudi Arabia, Các tiểu vương quốc A-rập Thống nhất (UAE) và Ấn Độ. Riêng châu Âu đang nhập 400.000 thùng dầu diesel/ngày từ Nga cùng với khoảng 1,7 triệu thùng/ngày từ các nhà cung ứng ngoài Nga.
Giới phân tích nhận định thay thế nhiên liệu từ Nga là nhiệm vụ không dễ dàng, nhất là với châu Âu. Tại châu lục này, thị phần dầu diesel dùng cho hoạt động vận tải lớn hơn so với ở Mỹ, sau khi chính phủ các nước thúc ép lái xe sử dụng nguồn nhiên liệu diesel để giảm phát thải carbon.
Châu Âu đã thất bại trong việc nâng cấp các cơ sở lọc dầu đủ sức sản xuất ra lượng diesel lớn hơn, cùng với đó là tình cảnh đóng cửa nhiều nhà máy trong thời gian dịch bệnh, càng làm tăng thêm tính phụ thuộc vào Nga.
Theo ông Benedict George, trưởng bộ phận theo dõi giá dầu diesel tại hãng Argus Media, châu Âu sẽ phải chấp nhận bất kỳ mức giá nào mà các nhà sản xuất, lọc dầu ở vùng vịnh Mexico (Mỹ) hay Trung Đông, Ấn Độ đưa ra. Mức giá này sẽ rất cao, bởi không có lý do gì để các nhà cung cấp hạ giá bán.
Châu Âu đối mặt với 'cú sốc lớn' do thiếu nguồn cung dầu mỏ từ Nga
Ngày 31/10, Giám đốc điều hành của Eni, tập đoàn năng lượng quốc doanh khổng lồ của Italy, cảnh báo rằng châu Âu sẽ phải phụ thuộc vào nguồn dầu thô từ Mỹ trong năm tới để bù đắp cho nguồn cung bị mất từ Nga.
Một cơ sở lọc dầu của tập đoàn Gazprom, Nga. Ảnh: TASS/TTXVN
Liên minh châu Âu (EU) dự kiến cấm nhập khẩu dầu thô của Nga, được vận chuyển bằng đường biển, từ ngày 5/12 và các sản phẩm tinh chế vào tháng 2/2023, khi tìm cách trừng phạt Nga vì cuộc xung đột với Ukraine. Giám đốc Descalzi dự báo rằng lượng dầu thô nhập khẩu của EU có thể sẽ giảm 2 triệu thùng/ngày.
Phát biểu tại hội nghị dầu khí Adipec ở Abu Dhabi, ông Descalzi nói: "Đó sẽ là một cú sốc lớn. Và châu Âu chỉ có thể hy vọng vào nguồn cung bổ sung từ Mỹ", do ở những nơi khác, triển vọng tăng nguồn cung là rất thấp, với nhiều nhà sản xuất đang vật lộn để duy trì mức sản lượng của họ và các nhà đầu tư phương Tây không muốn đổ tiền vào các dự án mới.
Ngay cả ở Mỹ, năm nay các công ty khai thác dầu đá phiến cũng chỉ tăng sản lượng một cách chậm chạp, mặc dù giá dầu thô đã tăng khoảng 20%. Hầu hết các công ty này đã ưu tiên tăng các khoản chi trả cho các cổ đông thay vì khai thác thêm dầu, khiến Tổng thống Mỹ Joe Biden, người đang cố gắng tìm cách hạ giá xăng dầu trước cuộc bầu cử giữa kỳ vào tháng tới, rất bực mình.
Ông Descalzi nhận xét đây là một thị trường dầu "rất khan hiếm. Không có các dự án mới. Thật không dễ dàng để đầu tư khi tình huống không rõ ràng". Các nhà hoạch định chính sách, đặc biệt là ở châu Âu, không quan tâm đến việc hỗ trợ các khoản đầu tư lớn vào nhiên liệu hóa thạch.
Tuy nhiên, nhu cầu bị hạn chế do viễn cảnh suy thoái toàn cầu và chính sách ngăn chặn COVID-19 nghiêm ngặt của Trung Quốc. Điều đó có nghĩa là giá dầu thô vẫn ở mức 90 USD/thùng, trừ khi có một cuộc suy thoái nghiêm trọng.
Giám đốc của Eni cũng cho rằng, việc giảm giá khí đốt tự nhiên tại châu Âu trong những tháng gần đây có thể không kéo dài. Châu Âu đã cố gắng xây dựng lại kho dự trữ của mình nhanh hơn dự kiến kể từ mùa Đông năm ngoái. Điều đó cùng với thời tiết ấm áp của mùa Thu đã khiến giá giao ngay giảm gần 70% kể từ tháng Tám. Tuy nhiên, việc dự trữ hàng cho mùa Đông tới - có thể không có nguồn cung cấp nào từ Nga, vốn đã cắt giảm nguồn cung khí đốt bằng đường ống sang châu Âu - sẽ khó khăn hơn.
Về sự giảm giá khí đốt trong ngắn hạn, ông Descalzi nói: "Đó là một tình huống tạm thời. Chúng tôi gặp vấn đề vào năm 2023 vì năm 2023 chúng tôi không có khí đốt của Nga. Điều cần thiết đối với châu Âu là tăng khả năng tái khí hóa để có thể nhập khẩu nhiều khí đốt tự nhiên hóa lỏng (LNG) hơn. Chúng tôi phải bù đắp nguồn khí đốt nhập khẩu qua các đường ống đã mất".
Theo ông Descalzi, Algeria là một quốc gia có thể tăng cường xuất khẩu khí đốt bằng đường ống sang châu Âu và bù đắp một phần việc thiếu nguồn cung từ nhà sản xuất khí đốt Gazprom. Ông nói: "Chúng tôi sẽ tăng gấp đôi sản lượng từ Algeria sang Italy. Algeria thực tế đang thay thế vai trò của Gazprom đối với Italy".
EU và các quốc gia thành viên tìm kiếm giải pháp ứng phó cú sốc về nguồn cung năng lượng Ủy viên thương mại của Liên minh châu Âu (EU), ông Valdis Dombrovskis ngày 13/10 cho biết EU đang tìm kiếm các thỏa thuận thương mại với "các đối tác đáng tin cậy" nhằm ứng phó với những cú sốc về nguồn cung năng lượng. Một trạm bơm của đường ống dẫn khí đốt Cherré, gần Le Mans, tỉnh Sarthe, Pháp. Ảnh: AFP/TTXVN...