Thị trường dầu lửa: Tình trạng dư cung sẽ biến mất vào cuối năm nay
Giới chuyên gia phân tích thị trường nhận định, tình trạng dư thừa nguồn cung sẽ nhanh chóng biến mất vào cuối năm 2016.
Cuộc họp của các “ông lớn” dầu mỏ vừa kết thúc tại Doha, Qatar với kết quả làm thất vọng các nhà đầu tư năng lượng sau khi không đạt được sự đồng thuận về đóng băng sản lượng dầu.
Mặc dù vậy, giới chuyên gia phân tích thị trường vẫn cho rằng, tình trạng dư thừa nguồn cung sẽ nhanh chóng biến mất vào cuối năm 2016.
Ông Harold Hamm, nhà sáng lập kiêm Chủ tịch Tập đoàn Continental Resources, một trong những công ty năng lượng lớn nhất nước Mỹ nhận định, giá dầu sẽ nhanh chóng phục hồi sau khi lượng dầu thừa của thế giới được tiêu thụ gần hết vào quý III năm nay.
Theo vị chuyên gia kỳ cựu này, giá dầu đã tăng 50% kể từ mức thấp kỷ lục trong thời gian gần đây, và sẽ sớm chạm mốc 60 USD/thùng vào cuối năm nay. Tuy nhiên, theo ông Harold Hamm, các nhà sản suất năng lương Mỹ sẽ mất nhiều thời gian hơn để có thể ổn định được giá dầu và đẩy lùi tình trạng dư thừa nguồn cung mặc dù lượng dàn khoan đến nay đã được hạ xuống đáng kể.
Video đang HOT
Mặc dù các nhà sản xuất dầu mỏ lớn thất bại trọng việc giải quyết bài toán khó về giá dầu trong phiên họp tại Doha, nhưng động thái cắt giảm 50% sản lượng của Kuwait cũng phần nào làm dịu thị trường và đẩy giá dầu đi lên.
Trong phiên giao dịch thứ Hai (18/4), giá dầu Brent được niêm yết ở mức 42,86 USD/thùng, trong khi giá dầu tho ngọt nhẹ tại Mỹ vẫn xoay quanh mốc 39,78 USD/thùng.
Theo_Tin Nhanh Chứng Khoán
GDP quý 1 tăng 5,46%, kinh tế có dấu hiệu chững lại
Theo Tổng cục Thống kê, GDP quý 1 năm nay tăng 5,46% so với cùng kỳ năm trước và có dấu hiệu chững lại.
"Tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm quốc nội (GDP) quý 1 năm nay tăng 5,46% so với cùng kỳ năm trước và có dấu hiệu chững lại so với tốc độ tăng 6,12% của cùng kỳ năm ngoái và 5,9% của năm 2011".
Đây là thông tin được Tổng cục thống kê đưa ra tại buổi họp báo công bố số liệu GDP và lao động, việc làm quý 1 năm 2016 tổ chức chiều nay (25/3), tại Hà Nội. Theo Tổng cục thống kê, kinh tế thế giới hiện vẫn còn những diễn biến phức tạp, vì vậy, kinh tế Việt Nam cũng bị ảnh hưởng nhất định.
Cùng với đó là tình hình thời tiết diễn biến phức tạp như giá rét ở miền Bắc, hạn hán ở các tỉnh miền Trung, Tây Nguyên sạt lở trên diện rộng... tình hình xâm nhập mặn ở đồng bằng sông Cửu Long đã tác động trực tiếp đến hoạt động sản xuất kinh doanh, đặc biệt là ngành nông nghiệp, công nghiệp và xuất nhập khẩu những tháng đầu năm nay.
GDP tăng thấp cho thấy nền kinh tế đang có dấu hiệu chững lại (ảnh: KT)
Cụ thể, khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản giá trị tăng thêm chỉ đạt 98,77% so với cùng kỳ năm trước, thấp nhất so với cùng kỳ nhiều năm trở lại đây. Trong đó, ngành lâm nghiệp và thủy sản có mức tăng 6,24% và 2,12% nhưng cũng không đủ lực để kéo toàn bộ ngành ra khỏi mức âm bởi tăng trưởng ngành nông nghiệp giảm mạnh - âm 2,69%. Ngành công nghiệp chỉ tăng 6,2%, kém xa mức tăng 9,27% của cùng kỳ năm trước do 2 ngành công nghiệp chủ lực là khai khoáng và công nghiệp chế biến, chế tạo có mức giảm cao.
Cùng với khó khăn của tình hình kinh tế thế giới, hoạt động xuất nhập khẩu cũng khá trầm lắng với xu hướng suất siêu trở lại, giá trị nhập khẩu hàng hóa giảm mạnh (âm 4,8%) so với cùng kỳ năm trước. Xuất khẩu tăng chậm, giá trị xuất khẩu hàng hóa chỉ tăng 4,1%, trong đó xuất khẩu dầu thô, nguồn chính của ngân sách nhà nước giảm - âm 52,8%; các mặt hàng gia công chủ yếu của Việt Nam chỉ tăng nhẹ.
Ông Nguyễn Bích Lâm, Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê cho biết: "Tình hình kinh tế quý 1 cho thấy tăng trưởng kinh tế vẫn tăng nhưng có dấu hiệu chững lại, lạm phát có xu hướng tăng trở lại, xuất khẩu hàng hóa tăng chậm, nhập khẩu hàng hóa giảm, thu chi ngân sách gặp khó khăn là những chỉ báo quan trọng cho thấy mục tiêu kinh tế xã hội năm 2016 hết sức khó khăn. Nhìn chung, tình hình kinh tế của các tháng còn lại của năm 2016 sẽ có những khó khăn nhiều hơn thuận lợi".
Theo Tổng cục Thống kê, quý 1 năm nay là quý khởi đầu của Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2016-2020. Do đó, kết quả hoạt động của quý này sẽ tạo động lực và khích lệ cho toàn bộ nền kinh tế. Tuy nhiên, trong bối cảnh kinh tế trong nước và thế giới gặp nhiều khó khăn như hiện nay, mức tăng trưởng GDP 5,46% cũng là dấu hiệu tích cực.
Ông Hà Quang Tuyến, Vụ trưởng Vụ hệ thống tài khoản quốc gia, Tổng cục Thống kê cho rằng: nếu Chính phủ và các ngành, các địa phương, cộng đồng doanh nghiệp chủ động, linh hoạt trong chỉ đạo điều hành để vượt qua khó khăn thì vẫn có thể đạt được mục tiêu tăng trưởng Quốc hội đề ra: "Để đạt được mục tiêu tăng trưởng đề ra là 6,7%, chúng tôi dự kiến ngành nông lâm nghiệp và thủy sản phải đạt 2,5%.
Thứ hai, 9 tháng còn lại mà ta có các chỉ đạo quyết liệt về các chính sách về nhập khẩu nguyên vật liệu cho sản xuất tốt mà sản xuất của khu vực chế biến chế tạo tăng được 12-13% cả năm thì nó cũng có những đóng góp cho tăng trưởng vào cuối năm. Khu vực dịch vụ giữ được đà tăng trưởng khá từ nay đến hết năm. Kết hợp các yếu tố đấy mà đạt được thì kỳ vọng mức tăng trưởng của cả năm 2016 sẽ đạt được"./.
Cẩm Tú
Theo_VOV
Quỹ phòng hộ châu Á: "Hãy mua chứng khoán của Việt Nam" Giám đốc Quỹ FengHe Asia Fund nhận định tiêu dùng nội địa và đầu tư nước ngoài gia tăng sẽ khiến nhiều nhà đầu tư rót tiền vào Việt Nam. Một quỹ phòng hộ ở châu Á đã tận dụng sự hỗn loạn của thị trường chứng khoán Trung Quốc trong năm 2015 và đã thắng đậm nhờ bán khống. Năm nay, quỹ...