Thị trường đang đón nhiều thông tin bất lợi, VN-Index khó đạt mốc 1.000 điểm
Theo Chứng khoán Rồng Việt, thị trường sẽ phải trông chờ vào khối ngoại. Tuy vậy, dòng vốn ngoại vẫn đang thận trọng khi mà sự bất nhất trong các động thái của tổng thống Trump vẫn gây ra lo ngại về bất ổn của kinh tế thế giới, trong khi dòng vốn này quả thật vẫn chưa trở lại các thị trường cận biên và mới nổi trong tháng vừa qua, và có lẽ sẽ cần thêm một khoảng thời gian nữa.
Ghi nhận tại báo cáo chiến lược tháng 9 mới công bố, dù VN-Index đã hồi phục tốt trong tháng 8, Chứng khoán Rồng Việt (VDSC) vẫn nhận thấy dòng tiền không tăng mạnh mà chủ yếu được điều tiết và luân chuyển khéo léo giữa các nhóm ngành để hỗ trợ thị trường đi lên.
Do vậy, đơn vị này cho rằng rất khó để thị trường có thể đi xa hơn nữa nếu không có một sự đột biến về dòng tiền. Ở chiều ngược lại, thị trường rất dễ bị tổn thương nếu gặp áp lực bán mạnh.
Trong bối cảnh đó, thị trường sẽ phải trông chờ vào khối ngoại. Tuy vậy, dòng vốn ngoại vẫn đang thận trọng khi mà sự bất nhất trong các động thái của tổng thống Trump vẫn gây ra lo ngại về bất ổn của kinh tế thế giới, trong khi dòng vốn này quả thật vẫn chưa trở lại các thị trường cận biên và mới nổi trong tháng vừa qua, và có lẽ sẽ cần thêm một khoảng thời gian nữa.
Nên nhớ, FED gần như sẽ tiếp tục tăng lãi suất trong tháng 9 này, VDSC nhấn mạnh.
Điểm lại giao dịch khối ngoại tháng 8 vừa qua, các nhà đầu tư đã bán ròng hơn 1.400 tỷ đồng trên cả 2 sàn, giảm đáng kể so với mức bán ròng tới 2.400 tỷ trong tháng 7. Điều đó đã giúp giảm bớt áp lực bán ra trên thị trường, tạo điều kiện cho VN-Index hồi phục 3,5%.
Mặc dù xu hướng bán ròng của nhà đầu tư nước ngoài vẫn chưa có dấu hiệu dừng lại, nhiều cổ phiếu lớn đã chuyển từ bán ròng sang mua ròng trong tháng 8, đặc biệt là các cổ phiếu hàng tiêu dùng như MSN (286 tỷ đồng), VJC (237 tỷ đồng) và HPG (206 tỷ đồng). Trong khi đó, VIC (bán 1.330 tỷ đồng), VNM (bán 1.064 tỷ đồng) và VHM (bán 514 tỷ đồng) vẫn là các cổ phiếu bị bán ròng mạnh nhất.
Mặt khác, các quỹ ETF nội vẫn thu hút một lượng khá tốt dòng vốn ngoại. Chứng chỉ quỹ VFMVN30 được khối ngoại mua ròng 102 tỷ đồng trong tháng 7 và 220 tỷ đồng trong tháng 8.
Như vậy, cho đến khi có sự đảo chiều của dòng vốn ngoại cũng như cải thiện hơn về thanh khoản, VDSC cho rằng VN-Index sẽ dao động trong khoảng 960-1.040. Đáng chý ý, trong biên độ này, nhóm cổ phiếu vốn hóa trung bình-nhỏ sẽ mang lại nhiều cơ hội hơn so với nhóm cổ phiếu vốn hóa lớn.
Video đang HOT
Rủi ro thấp, song vẫn khó để vượt mốc 1.000
Dù vậy, nếu nhìn nhận dưới góc độ tiền tệ, độ biến động ẩn (implied volatility) đã tăng rất mạnh, không chỉ ở châu Á mà trên toàn thế giới. Điều này cho thấy rủi ro tiền tệ các nước bị phá giá sâu hơn so với USD hầu như đã được thị trường phản ánh. Thị trường chứng khoán trong khu vực vì vậy có vẻ đang ở mức rủi ro tương đối thấp, và có khả năng khởi sắc hơn.
Mặc dù nhận định rủi ro thấp, song trong ngắn hạn VDSC cho rằng thị trường khó có thể vượt xa khỏi mốc 1.000 điểm khi mà căng thẳng Mỹ-Trung, kỳ cơ cấu ETF và khả năng FED nâng lãi suất là các rào cản không nhỏ. Trong bối cảnh đó, thanh khoản nếu có thể duy trì ở mức hiện tại, hoặc cao hơn 4.000 tỷ đồng/phiên sẽ là một kịch bản không tồi.
Như vậy, về mặt tích cực, thị trường kỳ vọng một chuyển biến từ khối ngoại trong một vài tháng tới, điều vẫn thường diễn ra ở cuối năm và đầu năm. Sau khi mua thỏa thuận VHM trong đợt IPO, khối này đã liên tục bán ròng cổ phiếu này (cùng với VIC và VRE), nên không loại trừ khả năng có một phần tiền vẫn đang chờ đợi thời điểm thích hợp để trở lại.
Nếu chỉ nhìn vào điểm số của các chỉ số thì thị trường đã có một tháng 8 tích cực với các chỉ số tăng điểm. Song, mức tăng này không phản ánh diễn biến chung của thị trường khi mà các cổ phiếu vốn hóa lớn thay phiên nhau hỗ trợ chỉ số.
Phần đông nhà đầu tư ở trạng thái lưỡng lự tìm kiếm các tín hiệu xác định sự hồi phục thực sự khi mà VN-Index hướng dần đến mốc 1.000 điểm. Điều này khiến sự nhiệt tình tham gia thị trường của các nhà đầu tư trong nước khá thấp trong khi khối ngoại bán ròng 200 tỷ đồng trên HoSE. Thanh khoản của thị trường chứng khoán cơ sở đã có sự cải thiện mạnh, tăng 40% so với tháng trước, song vẫn khá thấp so với mức bình quân giai đoạn đầu năm.
Nhìn chung, VDSC nhận thấy thị trường đã và đang nhận được nhiều bất lợi hơn so với tin tức hỗ trợ. Mặc dù các chỉ số vĩ mô của Việt Nam vẫn tích cực, các rủi ro bên ngoài đang là mối bận tâm lớn của nhà đầu tư. Chiến tranh thương mại cho có dấu hiệu kết thúc và xác suất cao là FED sẽ tăng lãi suất trong cuộc họp vào cuối tháng 9.
Nhóm cổ phiếu vốn hóa trung bình – nhỏ sẽ mang lại nhiều cơ hội hơn
Với kỳ vọng VN-Index sẽ dao động trong khoảng 960-1.040, VDSC cho rằng nhóm cổ phiếu vốn hóa trung bình – nhỏ sẽ mang lại nhiều cơ hội hơn so với nhóm cổ phiếu vốn hóa lớn. Điển hình có Đường Quảng Ngãi (QNS), Vietjet Air (VJC), Dệt may – Đầu tư – Thương mại Thành Công (TCM), Sợi Thế Kỷ (STK)…
Riêng về nhóm ngành dệt may, VDSC nhận định dệt may Việt Nam đang duy trì tốc độ tăng trưởng tích cực khi 8 tháng đầu năm kim ngạch xuất khẩu đạt 19,4 tỷ USD, tăng 14,9% so với cùng kỳ. Các thị trường xuất khẩu lớn đều ghi nhận tốc độ tăng trưởng 2 chữ số như Hoa Kỳ (10,4%), Trung Quốc (43,1%), ASEAN (33,9%) và Nhật Bản (21,9%). VDSC cho rằng xu hướng này vẫn sẽ tiếp diễn nhờ vào làn sóng chuyển dịch đơn hàng dệt may từ Trung Quốc sang Việt Nam để tận dụng lợi thế nhân công giá rẻ, đồng thời cơ hội mở rộng thị trường và cắt giảm thuế quan từ các hiệp định thương mại tự do như CPTPP, EVFTA sẽ tiếp tục là các yếu tố thúc đẩy sự tăng trưởng của ngành trong tương lai.
Tri Túc
Theo Trí thức trẻ
Thị trường đã chạm đáy chưa?
"VN-Index có thể đang đi vào giai đoạn kết thúc đợt giảm điểm khởi nguồn từ ngày 10/04, tuy nhiên vẫn còn rủi ro giảm về dưới 1.000 điểm..."
Đó có lẽ là câu hỏi được nhiều nhà đầu tư quan tâm nhất trong giai đoạn hiện nay, khi VN-Index mặc dù có hồi phục những phiên cuối tuần song vẫn khá lình xình. Nhớ lại những đợt giảm sốc của chỉ số, thị trường dấy lên lo ngại về nguy cơ thủng đáy 1.000 điểm, thậm chí VN-Index theo nhiều người có thể về mốc 900 hoặc thấp hơn.
Tuy nhiên, chốt phiên ngày 11/05, VN-Index bật đèn xanh quay lại mốc 1.044,85 sau những trồi sụt không ngừng, tương tự HNX-Index cũng tăng nhẹ lên 122,77 điểm. Lấy lại đà tăng những 16 điểm, vẫn không ai dám chắc chỉ số tuần giao dịch tiếp theo sẽ duy trì được sắc xanh sau bấy nhiêu cú shock vừa qua. Liệu rằng còn rủi ro gì tiềm ẩn và đánh thị trường văng khỏi mốc 1.000?
Trả lời điều này, ông Hoàng Thạch Lân - Trưởng phòng Phân tích Khối Khách hàng Cá nhân Chứng khoán Rồng Việt (VDSC) bên cạnh nhận định VN-Index đã kết thúc giai đoạn giảm điểm, vị này vẫn cảnh báo về nguy cơ thủng đáy 1.000.
Cụ thể, "VN-Index có thể đang đi vào giai đoạn kết thúc đợt giảm điểm khởi nguồn từ ngày 10/04, mặc dù vẫn còn rủi ro giảm về dưới 1.000 điểm. Việc cổ phiếu giảm mạnh là cơ hội cho những nhà đầu tư có tiền mặt tuy nhiên cần lựa chọn đúng nhóm ngành cổ phiếu, dựa trên các yếu tố tăng trưởng và định giá", ông Lân nói.
Lý giải cho dự đoán trên, ông Lân dẫn chứng hiện lượng margin ở mức khá cao và có thể điều chỉnh thường xuyên, đi kèm với việc Ủy ban Chứng khoán Nhà nước quy định giảm tỷ lệ ký quỹ, điều này nhiều khả năng dẫn đến những rủi ro cho thị trường chứng khoán trong thời gian tới.
Hơn nữa, chỉ số P/E của nhóm cổ phiếu "tỷ USD" đang ở mức cao, bình quân gần 35 lần, hiện cũng đang được điều chỉnh và đổi trụ. Cộng với việc thị trường chứng khoán thế giới suy giảm sẽ làm dòng vốn bị rút ra, từ đó làm cho chỉ số Việt Nam giảm; thực tế điều này còn phụ thuộc vào động thái Fed có tăng lãi suất trong tháng 6 hay không?
Được biết, những rủi ro trên đã được VDSC dự báo trong hội thảo "Mùa chứng khoán tháng 4" diễn ra trước đó, với nhận định "hiện tượng bong bóng đang diễn ra ở nhóm vốn hóa lớn, đồng thời khoảng 3.000 tỷ đồng margin đã bơm vào thị trường".
Ông Hoàng Thạch Lân - Trưởng phòng Phân tích Khối Khách hàng Cá nhân Chứng khoán Rồng Việt (VDSC).
Ở chiều ngược lại, ông Lân vẫn kỳ vọng thị trường sẽ tiếp tục hồi phục với những cơ hội hiện hữu. Chi tiết, dựa vào kết quả sản xuất kinh doanh trong quý 1/2018 của các doanh nghiệp, tiến độ thoái vốn của các doanh nghiệp Nhà nước (qua IPO) và các đơn vị trên sàn, cộng thêm việc giá dầu tăng và tình hình khối ngoại mua ròng, ông Lân kỳ vọng vào thị trường chứng khoán trong thời gian tới sẽ tích cực hơn.
Ngoài ra, có hai yếu tố nữa sẽ tác động tích cực lên thị trường là kỳ vọng MSCI đưa vào danh sách chờ "nâng hạng" lên nhóm "mới nổi" trong tháng 5 và việc Nhà nước đẩy mạnh đầu tư công.
Điểm lại thị trường thời gian gần đây, VN-Index đã giảm gần 15% kể từ đỉnh 1,204.3 điểm thiết lập ngày 09/04/2018. Sau khi hồi phục trong phiên ngày 07/05, chỉ số lại quay đầu giảm 3 phiên sau đó. Ngân hàng và dầu khí là những nhóm ngành giảm mạnh hơn chỉ số VN-Index trong một tháng vừa qua. Ông Lân cho rằng thanh khoản giảm trong tháng 5 và khối ngoại bán ròng đã ảnh hưởng tiêu cực lên thị trường, dù chưa rõ họ có rút vốn hay không.
Biến động VN-Index 3 tháng gần đây
Nguồn: VNDirect.
Tri Túc
Theo Trí thức trẻ
Phiên 5/9: Khối ngoại trở lại bán ròng, sắc đỏ bao phủ toàn thị trường Khối ngoại sau những phiên mua ròng khá tích cực gần đây đã bán ròng gần 180 tỷ đồng trong phiên hôm nay. Trong đó, lực bán tập trung chủ yếu ở VNM với giá trị gần 140 tỷ đồng. Phiên giao dịch 5/9 diễn ra không thực sự tích cực với áp lực bán áp đảo trên toàn thị trường. Đóng cửa...