Thị trường công nghệ tài chính: Cần cơ chế pháp lý
Nhiều doanh nghiệp, chuyên gia mong ngóng chính sách cho fintech (công nghệ tài chính) nhưng đến nay một cơ chế thử nghiệm dường như vẫn đang được cân nhắc.
Thời gian qua, thị trường fintech hay còn được gọi là ứng dụng công nghệ vào hoạt động tài chính đang phát triển rất mạnh trên toàn thế giới và Việt Nam. Riêng ở Việt Nam, theo nghiên cứu của Solidiance (công ty chuyên tư vấn chiến lược thị trường mới ở châu Á), Fintech Việt Nam đạt 4, 4 tỉ USD năm 2017 và dự kiến sẽ bùng nổ lên mức gần 8 tỉ USD vào năm 2020.
Bùng nổ fintech
Các ứng dụng fintech đã hỗ trợ rất nhiều trong việc hiện thực hóa chủ trương thanh toán không dùng tiền mặt của Chính phủ. Tuy nhiên, theo nhiều ý kiến, dù fintech phát triển nhanh nhưng còn thiếu hành lang pháp lý.
PGS-TS Ngô Trí Long, nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu thị trường giá cả (Bộ Tài chính), đánh giá về mặt chủ trương, chính sách cho fintech là rất đúng nhưng phản ứng và thực thi chính sách với những cái mới còn khá chậm.
“Các điều kiện cho công ty fintech gia nhập cơ chế thí điểm cần hài hòa lợi ích của các bên, vừa thuận cho Nhà nước quản lý dòng tiền và đánh thuế nhưng cũng cần tránh gây khó cho doanh nghiệp” – ông Long nói.
Dù nhiều doanh nghiệp và chuyên gia “mong ngóng” nhưng đến nay một cơ chế thử nghiệm cho fintech dường như vẫn chỉ đang được cân nhắc. Cuối tháng 10-2019, chia sẻ tại một hội thảo về công nghệ, ông Nguyễn Đình Thắng, Chủ tịch HĐQT Ngân hàng Bưu điện Liên Việt, bày tỏ sự mong chờ cơ quan nhà nước cần sớm ban hành hành lang pháp lý và cho phép cơ chế thử nghiệm cụ thể về các loại hình thanh toán không dùng tiền mặt, ngân hàng số; hệ thống đại lý ủy thác của ngân hàng về dịch vụ thanh toán không tiền mặt, hỗ trợ nạp tiền.
Lĩnh vực fintech đang là nhu cầu cấp thiết trong bối cảnh phát triển của cuộc cách mạng 4.0. Ảnh: CTV
Cơ chế thử nghiệm tài chính số
Theo ông Nghiêm Thanh Sơn, Phó Vụ trưởng Vụ Thanh toán ( Ngân hàng Nhà nước), đề án Cơ chế thử nghiệm hoạt động cho fintech (regulatory sandbox) đã được cơ quan này trình Thủ tướng Chính phủ vào tháng 8-2019. Theo đó, đề án có phạm vi điều chỉnh là các mô hình/giải pháp fintech được các tổ chức fintech (không phải là ngân hàng) trực tiếp cung ứng… được quy định tại Luật Các tổ chức tín dụng.
Cụ thể, các đối tượng điều chỉnh bao gồm tổ chức tín dụng khi có các giải pháp mới, doanh nghiệp fintech hợp tác với tổ chức tín dụng. Để được tham gia áp dụng cơ chế sandbox thì các fintech phải đáp ứng nhiều điều kiện. Trong đó, đáng chú ý là phải có giải pháp fintech sáng tạo lần đầu tiên được áp dụng tại Việt Nam, hoặc giải pháp fintech được ứng dụng cho dịch vụ mới, có tính sáng tạo cao. Giải pháp fintech được thiết kế quản lý rủi ro tốt; có phương án xử lý, khắc phục các rủi ro xảy ra trong quá trình thử nghiệm…
Video đang HOT
TS Trần Thị Quang Hồng, Trưởng ban Nghiên cứu pháp luật dân sự – kinh tế, Viện Khoa học pháp lý (Bộ Tư pháp), cho rằng để có thể phát triển các cơ chế quản lý thử nghiệm cho hoạt động fintech ở Việt Nam cần những hành lang pháp lý cụ thể hơn và có sự trao quyền mạnh mẽ cũng như xác định trách nhiệm rõ ràng hơn cho các bộ, ngành.
Còn ông Nguyễn Quang Đồng, Viện trưởng Viện Nghiên cứu chính sách và phát triển truyền thông (IPS), cho rằng nếu có các khung pháp lý như regulatory sandbox thì rủi ro cho doanh nghiệp, Nhà nước và nền kinh tế sẽ được giảm thiểu. Đáng chú ý, nếu có regulatory sandbox, vùng xám cho doanh nghiệp và người tiêu dùng cũng giảm đi, đồng nghĩa với hạn chế được nguy cơ lừa đảo, tội phạm tài chính, tranh chấp, kinh doanh chụp giật khi cả nhà đầu tư và người tiêu dùng đều được bảo vệ.
Doanh số đạt hàng ngàn tỉ đồng
Theo Ngân hàng Nhà nước, hiện cả nước có hơn 30 tổ chức không phải ngân hàng đã được cơ quan này cấp giấy phép hoạt động cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán. 24 ngân hàng đã triển khai dịch vụ thanh toán QR Code, hơn 50.000 điểm chấp nhận thanh toán QR Code. 76 tổ chức triển khai dịch vụ thanh toán qua Internet. 44 tổ chức triển khai dịch vụ thanh toán qua điện thoại di động. Doanh số giao dịch fintech qua kênh Internet banking và mobile banking đạt hàng ngàn tỉ đồng.
Theo các chuyên gia tài chính, việc hoàn thiện khuôn khổ pháp lý tổng thể cho lĩnh vực fintech đang là nhu cầu cấp thiết trong bối cảnh phát triển của cuộc cách mạng 4.0. Trong lúc chưa xây dựng được một khuôn khổ pháp lý tổng thể thì cơ chế regulatory sandbox sẽ tạo hành lang pháp lý cho các fintech phát triển lành mạnh, đúng hướng.
Mục tiêu của regulatory sandbox là thúc đẩy sự đổi mới, sáng tạo và hiện đại hóa lĩnh vực ngân hàng, qua đó thúc đẩy mục tiêu phổ cập tài chính cho người dân. Đồng thời nếu có regulatory sandbox sẽ hạn chế rủi ro cho khách hàng khi tham gia sử dụng các dịch vụ fintech chưa được cấp phép chính thức…
V.LONG
Theo PLO.vn
MSN bất ngờ giảm sàn, VnIndex mất tiếp 6 điểm
Tính đến hết phiên sáng, thanh khoản HoSE lên đến 2.500 tỷ và sắc xanh đã tô màu VnIndex. Hàng loạt cổ phiếu vốn hoá lớn đã tăng mạnh so với mức giá thấp nhất ngày.
Kết phiên giao dịch không nhiều thay đổi. MSN giảm sàn trong ngày công bố sáp nhập Vincommerce và VinEco vào Masan. Chính sự sụt giảm của MSN mà VnIndex vừa quay đầu tăng điểm cuối phiên sáng đã đảo chiều một lần nữa.
Chốt phiên, VnIndex mất gần 6 điểm. Đáng chú ý là thanh khoản thị trường đã tăng mạnh trong ngày VnIndex về lại ngưỡng giá cùng kỳ năm ngoái.
=======
Đầu giờ chiều, nhiều người kỳ vọng rằng dòng tiền sẽ cứu thị trường chứng khoán tăng điểm. Tuy vậy, MSN bất ngờ giảm sát về giá sàn đã kéo VnIndex giảm sâu. Chỉ tính riêng MSN đã kéo VnIndex giảm 0,8 điểm.
So với phiên sáng sắc đỏ bao trùm thị trường, đến đầu giờ chiều đã có gần 130 mã trên HoSE tăng giá. Số mã giảm bắt đầu lùi dần, về trên 200 mã.
===========
Như chúng tôi đã đưa tin, khoảng sau 10h, thị trường chứng khoán bất ngờ đảo chiều sau khi dòng tiền lớn nhập cuộc nhanh chóng. Dòng tiền mạnh đổ vào ngay lập tức kích hoạt những dòng tiền từ các nhà đầu tư đang cố nén chờ thời cơ. Tính đến hết phiên sáng, thanh khoản HoSE lên đến 2.500 tỷ và sắc xanh đã tô màu VnIndex.
Kết thúc phiên sáng, nhiều cổ phiếu VN30 đã đảo chiều tăng mạnh. Cụ thể:
-Từ mức giảm 250 đồng phiên sáng, cổ phiếu HPG của Hoà Phát đã tăng 2,8% tính đến hết phiên sáng, lên ngưỡng 23.600 đồng.
-Từ mức giảm 200 đồng phiên sáng, cổ phiếu EIB đã quay đầu tăng 1,8% tính đến hết phiên sáng, lên ngưỡng 16.950 đồng/cp.
-Từ mức giảm 400 đồng phiên sáng, BID đã bật tăng mạnh mẽ 1,5% lên ngưỡng 40.000...
Nhìn vào bảng thống kê bên dưới, nhà đầu tư dễ dàng nhận thấy, cuối phiên sáng nhiều cổ phiếu đã đạt mức giá cao nhất trong ngày và cách biệt khá xa với giá thấp nhất. Mức chênh lệch giữa giá cao nhất và thấp nhất lên đến 2% ở nhiều cổ phiếu.
===============
Khoảng sau 10h sáng, dòng tiền đã vào nhanh đẩy thanh khoản HoSE lên hơn 1.200 tỷ trong đó hơn 200 tỷ là giao dịch thoả thuận. Dòng tiền vào nhanh đẩy VnIndex hồi phục nhanh từ mức -7 điểm chỉ còn -2 điểm.
VRE, CTG, MBB bất ngờ bứt phá nhanh cả về thanh khoản lẫn giá.
===========
Phiên giao dịch 3/12 mở ra và sự thất vọng của những người cầm cổ phiếu tiếp tục. VnIndex mất tiếp 7 điểm và có lúc về sát ngưỡng 950 điểm. Cùng thời điểm này năm ngoái, VnIndex đang ở ngưỡng 950-960 điểm. Mọi nỗ lực tăng giá suốt cả năm 2019 đã chính thức ra đi.
Dù chúng tôi vẫn cho rằng bối cảnh nền kinh tế hiện tại không có quá nhiều thứ để bi quan nhưng nhà đầu tư cũng lưu ý. Chart giá 1 năm của VnIndex cho thấy câu chuyện VnIndex có thể dò lại đáy 1 năm là hoàn toàn có thể xảy ra. Mỗi một lệnh mua/bán hiện tại, nhà đầu tư cần suy nghĩ thực sự cẩn thận trên quan điểm thận trọng và quản lý rủi ro. Mua đắt một chút luôn luôn là phương án an toàn hơn là lao theo bắt đáy.
Mặc dù hôm qua Masan công bố các thông tin liên quan đến niêm yết Masan MeatLife nhưng cổ phiếu MSN vẫn không giảm đà rơi. MSN đã xuyên thủng đáy giá 2 năm và cũng đang là tâm điểm chú ý của những nhà đầu tư yêu thích cổ phiếu ngành hàng tiêu dùng nhanh.
Cổ phiếu FLC hôm nay diễn biến khá ngược với thị trường chung. Chiều nay, FLC họp báo giới thiệu cơ hội đầu tư vào cổ phiếu Bamboo Airways. Đây có lẽ là lý do khiến cổ phiếu FLC đảo chiều. Tuy nhiên, lực cầu hiện tại chưa nói lên được điều gì.
VNM là cổ phiếu đáng chú ý khi mà sức bật tại ngưỡng giá 120.000 đồng những lần trước đã không hiệu nghiệm lần này. Trong quá khứ, mỗi lần cổ phiếu này về đến mức 120.000 đồng là lại có lực cầu mạnh đẩy giá cổ phiếu lên ngưỡng cao hơn. Hiện tại, VNM chỉ còn hơn 116.000 đồng/cp.
Sự hoảng loạn nhẹ đang xảy ra trên toàn thị trường. Đa phần nhà đầu tư đang không biết lý do của những phiên điều chỉnh mạnh này nên cũng mạnh tay bán ra để không bị thua lỗ sâu hơn.
Chúng tôi cũng xin lưu ý nhà đầu tư chú ý đến những hiện tượng bất thường khác trên thị trường như TTB của Tập đoàn Tiến Bộ. Sau sự cố FTM thì những gì đang diễn ra với TTB sẽ là bài học để nhà đầu tư lưu tâm bởi khi sự thiệt hại xảy ra đối với những cổ phiếu trong danh sách được cho giao dịch ký quỹ sẽ là thiệt hại mang tính chất dây chuyền. Không ngoại trừ khả năng bắt đáy sẽ ở mãi dưới đáy khi mà dòng tiền lớn không chọn mua. Vì thế, sự tham lam cần đi kèm với cái đầu tỉnh táo.
Phương Chi
Theo Trí thức trẻ
Quản lý rủi ro khi nhận thế chấp bằng sổ đỏ Ngân hàng Nhà nước Việt Nam vừa yêu cầu các ngân hàng thương mại tăng cường biện pháp quản lý rủi ro khi nhận thế chấp tài sản bảo đảm là quyền sử dụng đất. Các ngân hàng thương mại cần nghiên cứu quy định về đất đai có liên quan nhằm đánh giá đầy đủ rủi ro khi nhận thế chấp tài...