Thị trường Condotel: ‘Ngủ đông đến bao giờ?
Với lượng khách du lịch quốc tế sụt giảm mạnh so với cùng kỳ năm trước; vướng mắc pháp lý chậm được tháo gỡ, thị trường Condotel được đánh giá là mảng tối nhất trên thị trường bất động sản…
Khó khăn nối tiếp khó khăn
Hội Môi giới bất động sản (BĐS) Khánh Hòa cho biết, từ sau Tết Nguyên đán đến nay, các khách sạn đã và đang nhận được một lượng lớn yêu cầu hủy phòng từ các nhóm khách đoàn, khách lẻ, khách doanh nghiệp. Giám đốc một sàn giao dịch BĐS tại Nha Trang cho biết, BĐS Nha Trang – Khánh Hòa gắn với du lịch, vì thế khi du lịch bị ảnh hưởng thì thị trường BĐS chịu tác động mạnh nhất. Hàng chục nghìn căn hộ nghỉ dưỡng gắn với khách du lịch (condotel) không có khách hoặc ít khách dẫn tới lợi nhuận cho thuê bị ảnh hưởng, gây tâm lý hoang mang.
Theo Công ty nghiên cứu thị trường DKRA Việt Nam, thị trường biệt thự biển trong quý I chỉ có nguồn cung mới khoảng 16 căn, bằng 3% so với quý trước và bằng 8,5% so với cùng kỳ năm 2019. Tỷ lệ tiêu thụ nguồn cung mới đạt 4 căn, chỉ bằng 1,6% lượng tiêu thụ so với quý trước. Quý I chỉ ghi nhận một dự án mới được mở bán trước Tết Nguyên đán (tháng 1/2020), cung ứng ra thị trường 82 căn Condotel, bằng 3,9% so với quý trước và bằng 4,7% so với cùng kỳ năm 2019. Mức tiêu thụ đạt 25 căn, giảm hơn 95% so với quý trước, thậm chí giảm đến 98% so với cùng kỳ năm ngoái!
Đứng đầu bảng về tỉ lệ tồn kho là TP Đà Nẵng chỉ có 9% nguồn cung được giao dịch thành công. Thị trường condotel Bình Định, Khánh Hòa cũng rơi vào tình cảnh “chợ chiều” khi tỉ lệ hấp thụ căn hộ condotel chỉ dao động từ khoảng 22 – 26%. Tương tự, tại Phú Quốc (Kiên Giang) và Bà Rịa-Vũng Tàu thanh khoản khả quan nhất nhưng mức hấp thụ cũng chỉ dừng ở ngưỡng 39 – 40%.
Điều đáng lo ngại hơn là nguồn cung căn hộ condotel có thể tăng mạnh trong thời gian tới, điển hình, tại thị trường Khánh Hòa, dự kiến từ 3 đến 5 năm nữa, sẽ đưa ra thị trường khoảng 17.000 sản phẩm nghỉ dưỡng (trong đó có khoảng 15.500 căn hộ condotel). Với tình trạng sức cầu của thị trường không có dấu hiệu tăng, nguy cơ dư thừa nguồn cung có thể xảy ra, gây nên những rủi ro thách thức rất lớn đến thị trường bất động sản nghỉ dưỡng trong thời gian tới.
Phân tích về nguyên nhân “ngủ đông” của condotel, Sở Xây dựng Khánh Hòa cho hay, trong năm 2019 tỉnh này gần như không có dự án condotel mới. Một số dự án có thể mở bán nhưng lại vướng thủ tục pháp lý nên làm thị trường chững lại. Từ đầu năm 2019, giá BĐS thuộc các dự án đã giảm 10%, đến nửa cuối năm 2019 giảm tiếp từ 20 đến 30%.
Video đang HOT
Theo các chuyên gia bất động sản, hầu hết các dự án condotel hiện nay đều được chủ đầu tư đưa ra chương trình cam kết lợi nhuận từ 8 – 12%/năm, thời gian từ 5 – 10 năm và chia sẻ kỳ nghỉ 15 – 20 ngày/năm nhưng không có quy định nào đảm bảo ràng buộc chủ đầu tư thực hiện việc này. Việc các chủ đầu tư không thực hiện cam kết, cộng với sự thả nổi cho condotel phát triển vô tội vạ, bất chấp loại hình căn hộ này chưa có hành lang pháp lý là nguyên nhân giết chết thị trường condotel và nạn nhân chính là khách hàng.
Kỳ vọng khi du lịch hồi phục
Theo ông Lê Hoàng Châu, condotel là cơ sở lưu trú phục vụ cho hoạt động du lịch do vậy phụ thuộc chủ yếu vào khả năng phục hồi của ngành du lịch. Tuy nhiên, du lịch quốc tế không thể nối lại ngay và đạt sự tăng trưởng như trước đây mà phải đáp ứng yêu cầu về phòng chống dịch COVID -19, đảm bảo nguyên tắc phát triển kinh tế đi liền với phòng chống dịch.
Ông Sử Ngọc Khương, Giám đốc cấp cao Savills Việt Nam cho hay: Đối với thị trường condotel sơ cấp, các khu khách sạn, nghỉ dưỡng không hoạt động dẫn tới việc không có nguồn thu, gây ra những khó khăn lớn cho các chủ đầu tư. Hệ quả là những cam kết của chủ đầu tư với khách hàng được coi như là việc bất khả kháng. Trao đổi với PV Tiền Phong, ông Nguyễn Mạnh Hà, Chủ tịch Hiệp hội môi giới BĐS Việt Nam cho biết: Condotel hiện nay là mảng tối nhất trên thị trường bất động sản. Sau cú sốc “cam kết trả lãi suất cao” không thành hiện thực tại Cocobay Đà Nẵng và nhiều dự án khác, condotel tiếp tục khó khăn vì những vấn đề pháp lý chậm được tháo gỡ.
Phân tích về thực trạng này, ông Đặng Hùng Võ, nguyên Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường nhận định: Giải pháp cho thị trường condotel về lâu dài phải khắc phục được các vướng mắc pháp lý. Thị trường BĐS đang nạp thêm nhiều loại hàng hóa được sử dụng đa công năng như Condotel, Officetel, Shophouse… trong khi Luật Đất đai năm 2013 chưa có quy định cụ thể về chế độ sử dụng đất đối với các BĐS đa công năng như vậy.
Ông Lê Hoàng Châu, Chủ tịch Hiệp Hội BĐS TPHCM cho rằng, việc Chính phủ xin lùi dự án sửa đổi Luật Đất đai khiến mô hình condotel và officetel tiếp tục thiếu hành lang pháp lý an toàn để có thể phát huy được tiềm năng vốn có bởi Luật đất đai 2013 chưa có cơ chế quản lý về quyền sử dụng đất đối với các loại hình BĐS mới này.Trong lúc chưa sửa đổi Luật Đất đai 2013, thì rất cần sửa đổi, bổ sung một số Nghị định thi hành Luật Đất đai, để tháo gỡ các vướng mắc, khó khăn đang làm ách tắc các dự án sản xuất kinh doanh và các dự án nhà ở.
Hiệp hội BĐS TPHCM đề nghị Bộ Xây dựng đề xuất Thủ tướng Chính phủ quy định cách tính phần diện tích “căn hộ du lịch (condotel)” thuộc sở hữu riêng, phần diện tích thuộc sở hữu chung, tương tự như cách tính đối với căn hộ chung cư theo quy định của pháp luật về nhà ở, để làm cơ sở cấp “sổ đỏ” cho người mua “căn hộ du lịch (condotel)”.
Ông Lê Hoàng Châu, Chủ tịch Hiệp hội bất động sản TPHCM cho hay: Khủng hoảng nghiêm trọng trên thị trường condotel khiến các cơ quan quản lý nhà nước cần phải nhìn nhận lại trách nhiệm của mình trong định hướng thị trường, cung cấp thông tin cho nhà đầu tư và tạo hành lang pháp lý.
Không được ép dân từ chối nhận tiền hỗ trợ
Sau sự việc hàng nghìn người khó khăn từ chối nhận hỗ trợ từ gói 62.000 tỷ của Chính phủ, Thủ tướng yêu cầu chính quyền các cấp không được ép dân ký đơn từ chối nhận hỗ trợ của Nhà nước.
Người dân nhận tiền hỗ trợ của Nhà nước. Ảnh: Như Ý
Sáng 15/5, chủ trì cuộc họp Thường trực Chính phủ về phòng, chống dịch COVID -19, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đánh giá 30 ngày qua, Việt Nam có thành công bước đầu quan trọng trong thực hiện mục tiêu kép, vừa chống dịch, vừa đẩy mạnh sản xuất kinh doanh để không đứt gãy nền kinh tế.
Cùng với đó, đẩy mạnh gói hỗ trợ an sinh xã hội với tinh thần kịp thời, chống thất thoát, tham nhũng, lạm dụng. Đặc biệt, sau sự việc hàng nghìn người khó khăn từ chối nhận hỗ trợ từ gói 62.000 tỷ của Chính phủ, Thủ tướng yêu cầu chính quyền các cấp không được ép dân ký đơn từ chối nhận hỗ trợ của Nhà nước. Nếu phát hiện được thì xử lý nghiêm như trường hợp gian lận.
Đối với việc đưa người Việt Nam là người già, trẻ em, người bị kẹt ở một số nước về Việt Nam, Thủ tướng giao Bộ Ngoại giao công bố các tiêu chí về trường hợp đưa về nước để tiếp tục xem xét, bố trí theo lộ trình. Ngành du lịch cũng như ngành ngoại giao tiếp tục thúc đẩy, chuẩn bị cho mở cửa du lịch quốc tế, trước hết là một số đối tác đã ngăn ngừa được dịch bệnh tốt trong thời gian qua.
Tại cuộc họp, Thủ tướng đánh giá cao Bộ GD&ĐT, các địa phương trong việc đưa học sinh trở lại trường với gần 100% sĩ số và hiện chưa có sự cố nào.
Để tiếp tục thực hiện mục tiêu kép thành công, Thủ tướng yêu cầu các cấp, các ngành thực hiện một số nhiệm vụ.
Trước hết là tiếp tục ngăn chặn dịch bệnh xâm nhập từ bên ngoài, chưa cho phép nhập cảnh với khách du lịch, chỉ cấp visa đối với trường hợp là nhà đầu tư, chuyên gia, khách công vụ tại đại sứ quán các nước và yêu cầu thực hiện biện pháp cách ly phù hợp.
Cùng với đó, tiếp tục tăng cường kiểm soát cư dân đi lại qua đường mòn, lối mở trên các tuyến biên giới đường bộ. Ngành y tế và các cơ quan chức năng tiếp tục đẩy mạnh triển khai hiệu quả các ứng dụng công nghệ thông tin trong phòng, chống dịch, duy trì các nhóm thông tin phản ứng nhanh để phát hiện sớm, khoanh vùng, cách ly, dập dịch kịp thời.
Với việc không có tình trạng lây nhiễm trong cộng đồng, Thủ tướng yêu cầu đẩy mạnh sản xuất, xuất nhập khẩu, đẩy mạnh du lịch nội địa và ngành du lịch để thúc đẩy, chuẩn bị cho mở cửa du lịch quốc tế, trước hết là một số đối tác đã ngăn ngừa được dịch bệnh tốt trong thời gian qua. Trong từng trường hợp cụ thể, Bộ trưởng VH-TT&DL sẽ báo cáo lên Thủ tướng để xem xét.
Thủ tướng cũng nhấn mạnh cần tiếp tục thu hút các dòng đầu tư, có hình thức xúc tiến đầu tư mạnh mẽ hơn, đặc biệt tạo điều kiện cho các chuyên gia, lao động kỹ thuật cao vào Việt Nam để phát triển, đầu tư, làm ăn lâu dài có hiệu quả; đẩy mạnh xuất khẩu, nhất là xuất khẩu các thiết bị, khẩu trang y tế, trong đó đẩy mạnh xuất khẩu bộ kit xét nghiệm nhanh COVID-19.
25 ca mắc mới COVID-19
Ngày 15/5, Bộ Y tế cho biết, bước sang ngày thứ 29 Việt Nam không có ca mắc mới do lây nhiễm trong cộng đồng. Tuy nhiên trong ngày ghi nhận 25 ca dương tính với SARS-CoV-2 là những hành khách nhập cảnh qua đường hàng không.
Cụ thể, 24 hành khách dương tính với virus SARS-CoV-2 về nước trên chuyến bay VN0062 từ Mátxcơva (Nga) hạ cánh xuống sân bay Vân Đồn (Quảng Ninh) lúc 4h40 sáng 13/5 đều được cách ly ngay khi nhập cảnh, không có khả năng lây lan ra cộng đồng. Trong số 24 ca dương tính này có 23 ca có tình trạng sức khỏe ổn định, 1 ca có biểu hiện viêm phổi.
Chiều cùng ngày Bộ Y tế ghi nhận thêm ca mắc COVID-19 mới là hành khách trên chuyến bay VN0088 từ Dubai về nước hôm 3/5. Bệnh nhân là nam giới, 28 tuổi, quốc tịch Việt Nam, địa chỉ ở Yên Thành, Nghệ An. Sau khi nhập cảnh, bệnh nhân không có triệu chứng COVID-19, sức khỏe ổn định và được cách ly tại khu cách ly tập trung Ký túc xá sinh viên tỉnh Bạc Liêu. Trong đợt lấy mẫu xét nghiệm ngày 13/5 của Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật tỉnh Bạc Liêu, bệnh nhân có kết quả xét nghiệm dương tính với SARS-CoV-2. Hiện bệnh nhân được chuyển cách ly, theo dõi tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bạc Liêu. Như vậy, đến thời điểm này nước ta có 313 ca COVID-19. Ngoài ra Việt Nam đã có 260 bệnh nhân COVID-19 được công bố khỏi bệnh/xuất viện. Hiện còn 53 bệnh nhân đang điều trị tại 7 cơ sở y tế tuyến trung ương và tuyến tỉnh. Đa số các bệnh nhân đều có sức khỏe ổn định.
Trung tâm Điều phối ghép tạng Quốc gia cho biết, tính đến chiều 15/5, Trung tâm đã nhận được gần 50 lời đề nghị được tặng một phần phổi của bản thân để ghép cho bệnh nhân COVID-19 thứ 91. Đây là phi công người Anh đang điều trị tại Việt Nam. Cũng theo thông tin từ Trung tâm, những người đăng ký hiến một phần phổi ở độ tuổi từ 21 đến 71 và đến từ nhiều ngành nghề khác nhau như bác sĩ, điều dưỡng, nhà báo, bộ đội... Một số cá nhân còn bày tỏ được góp kinh phí nếu ca ghép được triển khai.
Thứ trưởng Thường trực Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long cho biết, bệnh nhân số 91 vẫn đang trong tình trạng nguy kịch: "Tình trạng tổn thương phổi của bệnh nhân này rất nặng, hiện chỉ còn khoảng 10%. Nếu không ghép phổi thì khả năng tử vong cao. Tuy nhiên, bệnh nhân đang có biểu hiện nhiễm trùng nhiều tạng. Do đó, các y bác sĩ đang tập trung điều trị nhiễm trùng và hồi sức trước khi thực hiện chỉ định ghép phổi".
Khung cảnh khác lạ của Hà Nội thời dịch Covid-19: Những cánh cửa im phăng phắc, người dân trùm kín tập thể dục bên hồ Gươm Không còn tắc đường, chen lấn, phố phường Hà Nội dường như "rộng" hơn sau khi chính quyền Hà Nội khuyến cáo người dân hạn chế ra đường và yêu cầu tạm đóng các cửa hàng dịch vụ, để phòng chống lây lan dịch bệnh. 10h sáng 26/3 tại Quảng trường Đông Kinh Nghĩa Thục (quận Hoàn Kiếm) vắng tanh sau khuyến cáo...