Thị trường chuyển nhượng cầu thủ ở V.League tạm dừng
Ban điều hành VPF thông báo tạm dừng thời gian đăng ký giữa mùa giải 2020 theo đề xuất của VFF để đảm bảo quyền lợi cho các đội bóng.
Từ ngày 7/8, các đội bóng Việt Nam sẽ không được đăng ký cầu thủ mà phải đợi mùa giải tiếp tục. VFF và VPF sẽ có công văn hướng dẫn cụ thể các đội trong thời gian 10 ngày chuyển nhượng còn lại ở giai đoạn 2.
Một lãnh đạo ở VPF cho biết khi nào xác định được thời gian các giải đấu được phép tổ chức trở lại, thì VPF sẽ đề nghị VFF gửi văn bản cho FIFA. Từ đó, FIFA sẽ gia hạn (nếu có) hoặc thay đổi thời gian đăng ký giữa mùa nhằm đảm bảo đúng thời gian tối đa 4 tuần.
CLB TP.HCM có sự mua sắm ngoại binh hiếm hoi giữa bối cảnh V.League tạm dừng vì dịch Covid-19. Ảnh: CLB TP.HCM.
Video đang HOT
Ngày 5/8, VPF lấy ý kiến của các đội bóng để báo cáo cho VFF nhằm kịp thời điều chỉnh, tránh lãng phí thời gian khi các giải đấu chuyên nghiệp tạm dừng vô thời hạn. CLB TP.HCM và đội Quảng Ninh có ý kiến đề nghị VFF lưu ý trường hợp của họ khi AFC Cup trở lại vào cuối tháng 9.
Cả hai đội bóng còn 3 trận vòng bảng và được thi đấu tập trung trên sân nhà ở TP.HCM và Quảng Ninh. Trong trường hợp V.League chưa thể trở lại mà AFC Cup vẫn thi đấu ở địa điểm an toàn, thì 2 đội bóng phải có sự chuẩn bị lực lượng. Cả hai đội có ý kiến, thời gian đăng ký cầu thủ phải mở trước ngày 8/9.
Ban tổ chức AFC Cup 2020 thay đổi lại thời gian đăng ký từ ngày 8/9 đến 16/9 cho các đội vòng bảng. Các đội tham dự có thể đăng ký mới toàn bộ cầu thủ với danh sách tối thiểu 18 cầu thủ và tối đa 35 cầu thủ. Như vậy, thời gian chuyển nhượng ở AFC Cup là 8 ngày, trong khi thời gian còn lại ở Việt Nam còn 10 ngày.
CLB TP.HCM đã lấy được 2 tiền đạo người Costa Rica, trong khi CLB Quảng Ninh có ý định sẽ bổ sung cầu thủ người Hàn Quốc sau khi trả Andre Fagan cho Hải Phòng. Đây là 2 đội bóng có chuyển động ngoại binh hiếm hoi ở trong nước. Hầu hết đội bóng chỉ mượn hoặc mua một số cầu thủ nội.
Do tình hình dịch Covid-19 diễn biến phức tạp trở lại trong thời gian gần đây, VFF và VPF đã có thông báo tạm hoãn vô thời hạn lần 2 các giải bóng đá chuyên nghiệp hôm 29/7. VPF tổ chức họp hội đồng quản trị để lấy ý kiến các đội và lên phương án khả thi từ ngày 6/8.
ĐT Thái Lan không phải hình mẫu, nhưng Việt Nam cần "soi gương"
Nếu lấy bóng đá Thái Lan là quy chuẩn để Việt Nam học hỏi thì thật sự khập khiễng, nhưng ít nhất sự sa sút của người Thái đáng để VFF suy ngẫm.
Trong một phát biểu mới nhất, HLV Mai Đức Chung nói về chuyện bóng đá Thái Lan và Việt Nam với quan điểm cần tránh vết xe đổ. Tức bóng đá Việt Nam không nên có suy nghĩ vượt tầm Đông Nam Á, qua đó xem nhẹ các giải đấu khu vực và xác định tập trung mọi thứ để hướng ra châu lục. Đây là bài học của bóng đá Thái Lan sau một giai đoạn thành công rực rỡ dưới thời Kiatisak.
Thực tế, HLV Mai Đức Chung đưa ra một ví dụ đáng để chính lãnh đạo VFF suy ngẫm. Sự thành công 1-2 giải đấu ở sân chơi khu vực rõ ràng là cú hích lớn cho bóng đá Việt Nam nhưng nhìn từ sự thành công nhất thời để ảo tưởng sức mạnh thì cực kỳ nguy hiểm. Vì bản chất bóng đá Việt Nam tồn đọng rất nhiều thứ cần khắc phục, thay đổi, thậm chí có thể nói là thiếu chuyên nghiệp.
Bóng đá Thái Lan có thể không là hình mẫu cho Việt Nam nhưng ít nhất VFF cần nhìn để tránh vết xe đổ và V.League cần thay đổi để theo con đường chuyên nghiệp như Thai League.
Ví dụ bóng đá Việt Nam trong nhiều năm vẫn tồn tại mô hình tháp ngược. Chân đế nhỏ hơn đỉnh, tức V.League có số nhiều hơn so với hạng Nhất. Sân bãi của hầu hết các đội bóng Việt Nam đều gặp những vấn đề khác nhau. Điển hình như sân Vinh bây giờ bóng lăn được vài vòng thì VPF mới "tuýt còi" để sửa soạn, tránh cho các cầu thủ bị chấn thương. Đúng hơn, dư luận lên tiếng phê phán thì VPF mới hành động, dù bản chất thì ngay từ lúc giải đấu chưa bắt đầu phải chỉnh chu.
Sân chơi V.League chính là nền móng quan trọng của ĐTQG. Sự thiếu chuyên nghiệp, chưa bài bản, còn tồn tại nhiều thứ bất cập thì bóng đá Việt Nam chưa thể chuyên nghiệp. Dĩ nhiên, V.League yếu kém sẽ là rào cản rất lớn cho các ĐTQG phát triển như kỳ vọng.
Nếu cho rằng Thái Lan là hình mẫu cho bóng đá Việt Nam sẽ khập khiễng. Nhưng họ có thể nói là bài học lớn cho bóng đá Việt Nam, từ sự vội vàng trong việc hướng ra biển lớn. Bây giờ Thái Lan không có được thành tích tốt ở châu lục và sa sút ở Đông Nam Á.
Ở một câu chuyện khác, Thai-League đang cho thấy sự phát triển rất tốt. Đây có thể nói là sự khác biệt lớn của Thái Lan so với bóng đá Việt Nam. Từ hệ thống sân bãi đến cách kiếm tiền, quy tụ những ngôi sao lớn thì Thai League rõ ràng vượt xa V.League, dù trong quá khứ thì chính giải bóng đá số 1 Việt Nam từng là nơi đến của nhiều ngôi sao xứ chùa vàng.
Thế nên, bóng đá Việt Nam không cần học Thái Lan nhưng ít nhất phải nhìn họ để soi gương thật kỹ từ vết xe đổ của ĐTQG đến sự bài bản ở Thai League, qua đó có một định hướng rõ ràng cho các ĐTQG và nhất định phải thay đổi để phát triển V.League.
2 CLB Việt Nam lọt top 10 thế giới nhờ thống kê siêu dị Có 2 đội bóng Việt Nam được Trung tâm Nghiên cứu Thể thao Quốc tế (CIES) vinh danh vì thống kê có một không hai. Không phải nhà ĐKVĐ V.League là Hà Nội. Cũng không phải Á quân V.League 2019 là CLB TP.HCM hay CLB HAGL... Hai đội bóng được CIES vinh danh là CLB Khánh Hòa và SLNA. Khánh Hòa và SLNA...