Thị trường chứng khoán Việt Nam vẫn chưa thể được nâng hạng
Thị trường chứng khoán Việt Nam khó có thể được nâng hạng lên thị trường mới nổi bởi MSCI trong kỳ đánh giá tháng 6.2021 .
Hình ảnh tại Công ty Chứng khoán Bảo Việt (BVSC). Ảnh: TL.
Thị trường chứng khoán Việt Nam vẫn chưa thể được nâng hạng
Vào ngày 10.6, tổ chức xây dựng chỉ số MSCI đã công bố kết quả kỳ đánh giá Khả Năng Tiếp Cận Thị Trường Toàn Cầu năm 2021. Dựa vào kết quả được công bố có thể thấy, MSCI vẫn giữ nguyên các đánh giá của mình tại các tiêu chí đánh giá mà tổ chức này sử dụng để đánh giá thị trường, trong đó có thị trường chứng khoán Việt Nam.
Mặc dù vậy, tổ chức này cũng kỳ vọng việc hàng loạt các đạo luật bắt đầu có hiệu lực vào đầu năm 2021 cùng với việc tái cơ cấu tổ chức sở giao dịch chứng khoán và trung tâm lưu ký, sẽ tạo ra sự cải thiện mạnh mẽ trong khả năng tiếp cận thị trường của Việt Nam trong thời gian tới.
Đáng chú ý, tại lần đánh giá này, MSCI có nhắc đến việc khó thực hiện giao dịch tại sàn HOSE tại những phiên có khối lượng giao dịch lớn và tổ chức này sẽ tiếp tục theo dõi động thái khắc phục vấn đề này từ các nhà chức trách.
Tuy MSCI mới chỉ công bố kết quả kỳ đánh giá Khả Năng Tiếp Cận Thị Trường Toàn Cầu năm 2021 (kết quả đánh giá xếp hạng chính thức sẽ được công bố vào ngày 24.6.2021 theo giờ địa phương), nhưng kết quả này kỳ đánh giá này, Công ty Chứng khoán Bảo Việt (BVSC) cho rằng rất khó để Việt Nam có thể được MSCI chính thức nâng hạng lên thị trường mới nổi tại kỳ đánh giá tháng 6.2021.
Video đang HOT
Lý do đầu tiên được BVSC đưa ra là MSCI chưa khởi động quá trình tham khảo ý kiến thành viên thị trường về việc nâng hạng thị trường chứng khoán Việt Nam. Thông thường, trước khi một thị trường được chính thức nâng hạng, MSCI sẽ khởi động quá trình này đối với thị trường đó. Do đó, với trường hợp của Việt Nam, do chưa trải qua quá trình này, nên xác suất của việc được nâng hạng bởi MSCI trong kỳ đánh giá này là không cao.
Thứ hai, so với thời điểm ra báo cáo năm 2020, đánh giá qua các hạng mục của MSCI về thị trường chứng khoán Việt Nam gần như về mặt cơ bản không có thay đổi, do đó BVSC cho rằng rất khó để có thể nâng hạng thị trường chứng khoán nước ta trong lần đánh giá này. Do vậy, có thể thấy thị trường chứng khoán Việt Nam cần phải giải quyết nhiều vấn đề trước khi được chính thức nâng hạng.
Làm chủ công nghệ để giải quyết triệt để câu chuyện nghẽn hệ thống giao dịch
Trong những nỗ lực xử lý tình trạng tắc nghẽn mạng trong giao dịch chứng khoán tại sàn HOSE, giải pháp liên quan đến công nghệ tiếp tục nhận được nhiều sự ủng hộ và đề xuất...
Khi hệ thống nghẽn lại, người thiệt hại nhất là các cổ đông, nhà đầu tư vì không thể mua, không thể bán được cổ phiếu
Chủ tịch Công ty chứng khoán VNDirect Phạm Minh Hương cho biết, bà ủng hộ phương án mà Chủ tịch FPT Trương Gia Bình đề xuất: mang hệ thống HNX vào làm mới tại HOSE. Phương án này cũng đã được Bộ Tài chính giao các đơn vị liên quan thuộc Bộ Tài chính và Sở Giao dịch chứng khoán chủ động phối hợp với FPT để giải quyết tình trạng tắc nghẽn mạng trong giao dịch chứng khoán. Giải pháp được yêu cầu không làm gián đoạn thị trường và ảnh hưởng đến nhà đầu tư và sớm có báo cáo Thủ tướng Chính phủ.
LÀM CHỦ CÔNG NGHỆ VỚI ĐỘI NGŨ CHUYÊN GIA TRONG NƯỚC
"Tôi mong FPT sẽ đại diện, hợp lực để kết nối sức mạnh của các đội ngũ chuyên gia và đội ngũ phát triển phần mềm của toàn quốc. Đây là vấn đề an ninh quốc gia rồi", Chủ tịch VNDirect nói.
Thay vì đổ lỗi loanh quanh về tình trạng nghẽn lệnh, việc tốt nhất cộng đồng nên làm là cùng tư duy về khả năng làm thế nào để người Việt Nam làm chủ được công nghệ. "Quy mô thi trường chứng khoán gần tương đương GDP. Nhiều năm gần đây, thỊ trường chứng khoán Việt Nam gắn với hình ảnh quốc gia trong đánh giá của các nhà đầu tư quốc tế, nên vấn đề công nghệ không còn là câu chuyện của riêng ngành chứng khoán nữa. Quy mô và tính chất nhạy cảm của ngành chứng khoán khiến bài toán công nghệ đáng bàn ở tầm quốc gia", bà Minh Hương nói.
Từ kinh nghiệm của mình, Chủ tịch VNDIRECT cho rằng, cái khó nhất của dự án KRX là ở chỗ họ có thể có giải pháp rất tốt, nhưng là để giải quyết bài toán ở thị trường nước ngoài và để phù hợp với điều kiện vận hành của thị trường Việt Nam, các chuyên gia quốc tế sẽ phải tốn rất nhiều công để điều chỉnh. Chúng ta cần giải pháp phù hợp với nền tảng pháp lý, điều kiện quản lý, cấu trúc thị trường, cấu trúc sản phẩm theo thực tế của thị trường Việt Nam.
Bà Minh Hương tin rằng FPT có thể đứng ra hợp lực công nghệ cùng với kinh nghiệm chuyên môn quản lý của Uỷ ban chứng khoán Nhà nước, HOSE, HNX, VSD và sự hợp sức của những chuyên gia giỏi nhất, trưởng thành từ trải nghiệm 21 năm với thi trường chứng khoán, đủ sức đặt ra đầu bài để cùng xây "căn nhà" công nghệ Việt, nếu được Chính phủ hiệu triệu. "Căn nhà" mới chắc chắn sẽ phù hợp với hiện trạng pháp lý, cấu trúc thị trường và các yếu tố khác của Việt Nam.
Dự án KRX là gói thầu về hạ tầng công nghệ thông tin cho thị trường chứng khoán do HOSE là chủ đầu tư với 2 đơn vị thụ hưởng là HNX và VSD. Đây là một dự án được kỳ vọng khi đưa vào vận hành sẽ làm thay đổi toàn bộ hạ tầng công nghệ thông tin của thị trường chứng khoán Việt Nam. Năm 2012, khi Sở Giao dịch chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh (HOSE) và Sở Giao dịch chứng khoán Hàn Quốc (KRX) ký thỏa thuận hợp tác triển khai Gói thầu 04 và cho đến nay vẫn chưa thể đưa vào hoạt động. Sau gần 10 năm triển khai, mặc dù Dự án KRX đã giúp người Việt học hỏi kinh nghiệm quốc tế, nhưng liệu một giải pháp được ký kết chuyển giao công nghệ từ năm 2012 có còn khả thi với yêu cầu thực tế thị trường hiện nay và nhu cầu tăng trưởng trong tương lai của thi trường chứng khoán Việt Nam.
"Tôi chỉ mong chúng ta đừng nhìn vào quá khứ để lo sợ và dùng nó để ảnh hưởng cho tương lai, mà chúng ta cần nhìn vào thực tại để lựa chọn cái gì là tốt nhất cho sự phát triển bền vững của thi trường chứng khoán Việt" - bà Phạm Minh Hương cho hay.
Vì làm chủ được công nghệ, nên đội ngũ chuyên gia Việt đã trưởng thành và có điều kiện liên tục cải tiến và hoàn thiện hệ thống đáp ứng kịp thời các yêu cầu thay đổi của thị trường. Và không chỉ với VNDirect, giải pháp công nghệ người Việt xây nên đang được hầu hết các công ty chứng khoán Việt sử dụng. "Chúng tôi tin rằng, các chuyên gia Việt Nam, nếu được giao đầu bài tốt sẽ hoàn toàn có năng lực phát triển một giải pháp công nghệ không kém gì các giải pháp quốc tế khác", bà Minh Hương nói.
CHI PHÍ CƠ HỘI CẦN THIẾT
Dù chậm, nhưng KRX vẫn là một dự án có giá trị lịch sử khi chúng ta được trải nghiệm và học tập kinh nghiệm quản trị và vận hành của một hệ thống giao dịch chứng khoán của nước ngoài. Bởi thách thức của công nghệ không phải là bài toán kỹ thuật cần kinh nghiệm quốc tế, mà là trình độ ra đầu bài vận hành, kiểm soát quản trị phù hợp với yêu cầu của thị trường và khả năng làm chủ công nghệ để liên tục điều chỉnh và hoàn thiện kịp thời các thay đổi mới.
Bà Minh Hương cho rằng, tất cả các quyết định chúng ta làm đều có lý do khi xét ở bối cảnh lịch sử và nhu cầu lúc đó. Chẳng hạn, năm 2000, Việt Nam đón nhận sự giúp đỡ của thị trường chứng khoán Thái Lan, họ cho mình từ cái bảng giao dịch đến giải pháp công nghệ để mở cửa thị trường chứng khoán vì lúc đó không người Việt Nam nào có trải nghiệm về thị trường chứng khoán.
Năm 2012, ngành chứng khoán chọn giải pháp của Hàn Quốc (KRX). Đây là một quyết sách rất phù hợp và cần thiết tại thời điểm đó, bởi người Việt chúng ta chưa thể tự xây nên hệ thống đủ sức kết nối tất cả trên một nền tảng. Khi dự án được Chính phủ quyết và đi vào triển khai, thực tế mới nhận ra có những cái vướng nên bị chậm lại. Dù chậm, nhưng KRX đã giúp chúng ta học được kinh nghiệm xây đầu bài vận hành và quản trị, và nhờ có quá trình làm việc với các chuyên gia quốc tế, các chuyên gia Việt Nam mới có thể tự tin khi thiết kế đầu bài cho hệ thống giao dịch của HNX. Một bằng chứng là, hiện nay hệ thống sàn HNX có thể hoạt động rất ổn định và hoàn toàn đáp ứng được tải tăng trưởng gấp nhiều chục lần so với hệ thống của sàn HOSE (HSX) hiện nay.
"Với tôi, KRX là một chi phí cơ hội và nếu như chúng ta có phải dừng KRX để lựa chọn giải pháp HNX hay thiết kế một giải pháp mới cho người Việt làm chủ, thì chi phí cơ hội đó là rất cần thiết. Tôi chỉ mong chúng ta đừng nhìn vào quá khứ để lo sợ và dùng nó để ảnh hưởng cho tương lai, mà chúng ta cần nhìn vào thực tại để lựa chọn cái gì là tốt nhất cho sự phát triển bền vững của thị trường. Tôi tin rằng, chắc chắn có rất nhiều người hiểu biết trong cuộc cũng đồng ý với quan điểm của tôi", bà Minh Hương chia sẻ.
MỘT ĐẦU BÀI TỐT SẼ GIẢI QUYẾT TỐT NGHẼN LỆNH
Chủ tịch VNDirect chia sẻ, từ 2006, VNDIRECT đã lựa chọn chiến lược tự làm chủ công nghệ và giao một công ty Việt Nam xây dựng và phát triển. Rất nhiều công ty chứng khoán đã từ bỏ giải pháp nước ngoài và chọn giải pháp công nghệ mà chúng tôi đã lựa chọn.
Năm 2006, chúng tôi bắt tay xây dựng Công ty Chứng khoán VNDirect và "may hơn khôn". Bởi khi đó, thị trường Việt Nam quá nhỏ. VNDirect chẳng có lựa chọn giải pháp công nghệ nào, nên đành chọn giải pháp tự xây. Đội ngũ của VNDirect, trong đó có một số nhân sự cũ của FPT từng xây nền tảng công nghệ Smartbank, đã cùng ngồi lại, quyết tâm "đặt đầu bài" và tự xây dựng một giải pháp công nghệ (core) riêng cho công ty chứng khoán Việt.
"Trong ngắn hạn, giải pháp tốt nhất là doanh nghiệp chuyển sàn giao dịch sang HNX". Chờ dự án KRX, làm một bảng tạm hay xây dựng hệ thống công nghệ mới cho thị trường chứng khoán Việt Nam đều cần thời gian nhiều tháng hoặc lâu hơn, nên Chủ tịch VNDirect cho biết, Hội đồng quản trị Công ty đã đồng thuận và sẽ tiên phong chuyển giao dịch từ HOSE sang HNX. Bà mong rằng, nhiều doanh nghiệp cũng sẽ cùng hành động quyền lợi của cổ đông, của nhà đầu tư được bảo vệ tốt nhất.
"Khi hệ thống nghẽn lại, người thiệt hại nhất là các cổ đông, nhà đầu tư vì không thể mua, không thể bán được cổ phiếu. Nếu Hội đồng quản trị của các doanh nghiệp lớn cùng nhìn rõ vấn đề này và ra nỗ lực chuyển giao dịch sang HNX, tôi tin rằng, cổ đông sẽ ủng hộ. Vì giải pháp tạm thời này vừa bảo vệ cổ đông, vừa góp sức giữ an toàn hệ thống cho thị trường chứng khoán Việt Nam trong lúc chờ các giải pháp trung, dài hạn", bà Phạm Minh Hương, Chủ tịch Công ty chứng khoán VNDirect cho hay.
Nghẽn lệnh trên HOSE: Hãy hành động thay vì chỉ hứa Thời gian qua, việc liên tục nghẽn lệnh trên sàn giao dịch chứng khoán TP Hồ Chí Minh (HOSE) đã khiến nhiều nhà đầu tư giảm lòng tin về sự minh bạch trên thị trường chứng khoán. Điều đáng nói, trong lúc chứng sĩ đầy bức xúc với việc xử lý chậm chạp của HOSE và Ủy ban Chứng khoán thì "bão" đánh...