Thị trường chứng khoán Việt Nam: Những nút thắt cần sớm tháo gỡ
Thị trường chứng khoán Việt Nam là một trong những thị trường phát triển ổn định nhất khu vực ông Nam Á. Có thể khẳng định như vậy là bởi ông Nam Á đã từng chứng kiến sự sụp đổ khiến thị trường ngừng hoạt động trong gần chục năm như tại Indonesia hay Thái Lan và cũng không ít lần mất ổn định trầm trọng khiến các ngân hàng trung ương phải cấp cứu…
Trong khi đó, thị trường chứng khoán Việt Nam dù có những thời điểm giá xuống thấp, nhưng vẫn duy trì hoạt động ổn định từ khi thành lập cho đến nay. iều này cho thấy ba yếu tố:
Thứ nhất, tăng trưởng kinh tế Việt Nam ổn định, các doanh nghiệp trong nước và nước ngoài có lòng tin khá vững chắc vào tiềm năng phát triển kinh tế dài hạn của Việt Nam ngay từ khi thị trường chứng khoán ra đời. iều này đã tạo ra lực lượng đầu tư ổn định, trong đó các nhà đầu tư nước ngoài là “khu vực đệm” cho tính ổn định của thị trường chứng khoán Việt Nam.
Thứ hai, quản lý nhà nước ghi nhận nhiều ưu điểm đáng khích lệ kể từ khi có thị trường chứng khoán.
Ví dụ, chúng ta chưa từng gặp cú sốc về ngân hàng, về tài chính mà có sức lan toả, ảnh hưởng đến mức sụp đổ thị trường chứng khoán, cho dù có những lúc làm cho thị trường này giảm giá. Những cú sốc lớn như Thái Lan thập kỷ 1980 hay một số nước tại khu vực ông Nam Á vào năm 1997 là chưa xuất hiện tại Việt Nam.
Bên cạnh đó, cũng chưa có những cú sốc lan toả từ thị trường bất động sản sang các thị trường tài sản khác, đặc biệt là hệ thống ngân hàng.
Mặc dù có những giai đoạn thị trường bất động sản đóng băng, bong bóng, nhưng với các biện pháp xử lý linh hoạt, quyết liệt của Chính phủ nên thị trường chứng khoán nhanh chóng được ổn định trở lại.
Ngoài ra, các chính sách về thuế, đầu tư vào thị trường chứng khoán của các nhà đầu tư nước ngoài đã được Chính phủ mở cửa, thông thoáng hơn so với nhiều nước trong khu vực.
iều này khuyến khích các nhà đầu tư nước ngoài yên tâm đầu tư vào thị trường chứng khoán Việt Nam.
Thứ ba, quy mô thị trường chứng khoán Việt Nam còn khá nhỏ và chúng ta kiểm soát mở rộng quy mô tương đối tốt thông qua các quy định về kiểm toán, báo cáo tài chính, về mức giá sàn, trần, về giám sát thị trường tài chính nói chung và thị trường chứng khoán nói riêng.
Bên cạnh đó là quy định về hoạt động của các công ty chứng khoán đều đã được cải thiện theo lộ trình của ề án tái cơ cấu thị trường tài chính – chứng khoán, nhờ đó hạn chế khá hiệu quả những tác động tiêu cực từ bên ngoài.
Những vấn đề còn tồn tại
Video đang HOT
TS. Lê Xuân Nghĩa, Chuyên gia kinh tế – tài chính.
Bên cạnh những yếu tố tích cực, thị trường chứng khoán Việt Nam vẫn còn tồn tại khá nhiều vấn đề, mà chúng ta đang kỳ vọng Luật Chứng khoán sửa đổi có thể khắc phục được phần nào.
Trước hết, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước chưa phải là cơ quan độc lập, trực thuộc Chính phủ để có được một công suất nghiên cứu và một tầm nhìn rộng lớn tới toàn bộ kinh tế vĩ mô cho các loại thị trường, đặc biệt là thị trường trái phiếu chính phủ, trái phiếu doanh nghiệp, thị trường bất động sản và thị trường tiền tệ.
Cũng do chưa được độc lập nên Ủy ban Chứng khoán không có đủ nền tảng tài chính để đầu tư phát triển năng lực thể chế như đầu tư vào công nghệ, nguồn nhân lực, hệ thống giám sát từ xa, hay đầu tư để hoàn thiện các công cụ giúp thị trường minh bạch và hiệu quả hơn.
Tiếp đó là câu chuyện thiếu vắng những tên tuổi lớn, trong khi nhiều tổng công ty, tập đoàn quy mô hiện đang là doanh nghiệp nhà nước đã và đang cổ phần hoá, nhưng chưa trở thành trụ cột trên sàn chứng khoán.
Chính vì vậy, giao dịch trên sàn chứng khoán Việt Nam vẫn chủ yếu là các doanh nghiệp nhỏ và vừa. ây là một trong những đặc thù của thị trường chứng khoán Việt Nam.
Xét về độ mở cửa nền kinh tế, Việt Nam hiện xếp thứ ba thế giới, chỉ sau Hồng Kông và Singapore. ây là rủi ro lớn đối với hoạt động của các doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam và cũng vì thế khiến cho cổ phiếu Việt Nam trở nên rủi ro hơn.
ồng thời, sự phối hợp giữa các chính sách kinh tế vĩ mô cũng chưa thực sự đồng bộ, hiệu quả, nhất là giữa ba thị trường ngân hàng, chứng khoán và bảo hiểm.
Nhiều thời điểm có những tác động chéo, chưa được kiểm soát, đặc biệt trong bối cảnh toàn cầu hoá, sự tác động qua lại giữa các thị trường này là rất lớn.
Hiện tại, Việt Nam chưa chứng khoán hoá các loại nợ và thị trường phái sinh đang phát triển ở mức độ vừa phải nên rủi ro đối với thị trường chứng khoán chưa lớn, nhưng khi các thị trường trái phiếu, tiền tệ, phái sinh phát triển mạnh và công cụ tài chính phong phú hơn, việc kiểm soát sẽ trở nên rất khó khăn.
Cuối cùng, cần phát triển các định chế hỗ trợ cho thị trường chứng khoán, đó là các công ty xếp hạng tín nhiệm, kiểm toán lớn mạnh, ngân hàng đầu tư, quỹ đầu tư rủi ro, các công ty tạo lập thị trường.
ây là những định chế không những hỗ trợ thị trường phát triển vững chắc, mà còn đặc biệt quan trọng trong việc làm minh bạch hơn thị trường, khắc phục được tình trạng thông tin bất cân xứng, thiếu hụt thông tin và hạn chế được tâm lý đầu tư bầy đàn.
Những khuyến nghị
Một là, hoàn thiện cơ sở pháp lý. Theo đó, Luật Chứng khoán mới cần được xây dựng theo hướng tiệm cận gần với thông lệ quốc tế ở cả cấp quản lý là Ủy ban Chứng khoán, các cơ quan giám sát, đặc biệt là quy chế giao dịch.
Hai là, tăng cường tính công khai, minh bạch và sử dụng lực lượng thị trường để tạo lập thị trường, ví dụ như những công ty tạo lập thị trường, quỹ đầu tư rủi ro, quỹ đầu tư phòng vệ, công ty xếp hạng tín nhiệm và hệ thống kiểm toán.
Ba là, đẩy nhanh tốc độ cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước và lựa chọn những doanh nghiệp kinh doanh hiệu quả niêm yết trên sàn chứng khoán để tăng cường lực lượng hàng hoá có chất lượng làm trụ cột cho thị trường phát triển ổn định.
Bốn là, đầu tư thoả đáng vào công tác nghiên cứu và phát triển vào công nghệ, đặc biệt là công nghệ thanh toán và giao dịch phù hợp với cách mạng 4.0.
Năm là, tăng cường công tác giám sát thị trường trái phiếu, đặc biệt là thị trường phái sinh. Thị trường chứng khoán phái sinh có nguy cơ rất lớn trên toàn cầu, bởi tốc độ tăng rất nhanh, trên dưới 50%/năm, khiến cho tài sản ảo trên thị trường tài chính rất lớn và vượt quá tầm kiểm soát của các cơ quan giám sát chứng khoán.
ó là chưa kể rủi ro liên quan đến lãi suất và tỷ giá hối đoái đối với thị trường phái sinh cũng tăng tới 50 – 60%/năm.
ây là một khó khăn lớn trên thị trường tài chính toàn cầu, thị trường chứng khoán Việt Nam cần phải cảnh giác và có những biện pháp hữu hiệu để kiểm soát.
Tóm lại, nếu chúng ta thực hiện được đồng bộ các giải pháp, cộng với nền tảng kinh tế vĩ mô, chính trị ổn định, TTCK Việt Nam có một tiềm năng phát triển vững chắc và trở thành một trong những kênh huy động vốn dài hạn ngày càng có ý nghĩa đối với phát triển doanh nghiệp nói riêng, nền kinh tế nói chung.
Theo Tinnhanhchungkhoan.vn
Đánh giá lại GDP: Tránh để thước đo trở thành mục tiêu cho phát triển
Việc Tổng cục Thống kê đánh giá lại quy mô tổng sản phẩm trong nước (GDP) giai đoạn 2010-2017 đã nhận được rất nhiều sự quan tâm cũng như ý kiến của giới chuyên gia. Tác động của vấn đề này trên cả hai mặt là có thật, nhưng điều đáng nói là khi chỉ số chính xác hơn, trung thực hơn sẽ thành công cụ hữu hiệu để các nhà hoạch định chính sách có những quyết sách hợp lý cho kinh tế đất nước trong bối cảnh hiện nay.
Việc đánh giá lại quy mô GDP sẽ có tác động tới tình hình kinh tế. Ảnh: ST.
Cần xây dựng niềm tin vào số liệu thống kê
Những con số thống kê về GDP, về tăng trưởng phát triển kinh tế xã hội ở mọi ngành, mọi lĩnh vực vẫn được các cơ quan thống kê đưa ra hàng tháng, hàng quý, hàng năm, từ đó, sẽ đưa ra bức tranh tổng thể và cụ thể về tình hình đất nước cũng như địa phương. Những con số này luôn được các cơ quan thống kê khẳng định là được làm việc một cách trung thực, khách quan, độc lập. Nhưng rõ ràng, những hoài nghi của các chuyên gia về con số thống kê không phải không có, thậm chí đã có chuyên gia còn bày tỏ sự lo ngại khi con số thống kê của Việt Nam vẫn có sự sai khác so với con số thống kê của các tổ chức nước ngoài.
Nguyên nhân được lý giải là nằm ở cách thức sử dụng phương pháp luận, phương pháp tính ở mỗi tổ chức, mỗi quốc gia khác nhau. Nhưng khi công bố kết quả tính toán lại GDP giai đoạn 2010-2017 thì con số thống kê lại tăng lên tới 25,4% so với số liệu công bố trước đó. Điều này đã làm các chuyên gia băn khoăn về cách tính GDP liệu có chính xác, phù hợp, khách quan... như cơ quan thống kê cam kết. Bởi vào năm 2013, đánh giá lại GDP chỉ tăng 9% nhưng lần đánh giá năm nay đã tăng gần gấp ba lần.
PGS.TS. Phạm Thế Anh, Trưởng bộ môn Kinh tế vĩ mô, Đại học Kinh tế quốc dân cho rằng, lâu nay, chất lượng dữ liệu thống kê GDP của Việt Nam còn một số điểm chưa đạt như chưa phản ánh hết được các hoạt động kinh tế chính thức, công bố sớm trước khi kỳ thống kê kết thúc trong khi việc chỉnh sửa sau đó không được công bố rộng rãi, không có khả năng kiểm tra chéo... Vì thế, việc điều chỉnh GDP phải đi kèm với các giải trình chi tiết, làm rõ sự khác biệt giữa hai chỉ số để tạo sự tin tưởng và giúp các cơ quan quản lý đưa ra chính sách phù hợp.
Nói về "bi kịch" trong thống kê tại Hy Lạp, ông Nguyễn Tiên Phong, trợ lý Trưởng đại diện UNDP tại Việt Nam cho biết, sự thiếu "chính trực" trong số liệu thống kê chính thức đã góp phần gây ra cuộc khủng hoảng kinh tế của Hy Lạp. Các chính khách thường xuyên can thiệp vào việc báo cáo thống kê giai đoạn 1997-2009, báo cáo sai lệch làm giảm tỷ lệ nợ/GDP và mức thâm hụt ngân sách. Vì thế, ông Nguyễn Tiến Phong cho rằng, cần xây dựng niềm tin vào số liệu thống kê, tránh việc coi các số liệu thống kê là mục tiêu phải đạt được, bởi ""khi một thước đo trở thành mục tiêu, nó không còn là thước đo tốt nữa".
Trước không ít hoài nghi của các chuyên gia, lãnh đạo cơ quan thống kê quốc gia vẫn liên tục khẳng định việc đánh giá lại được thực hiện trung thực, khách quan, "không phải gửi ai duyệt trước" và sẽ công bố công khai, rộng rãi. Việc GDP tăng lên hơn 25% là do nhiều nhóm nguyên nhân, trong đó đáng "ngạc nhiên" nhất phải kể đến việc bổ sung hơn 76 nghìn doanh nghiệp, có cả những doanh nghiệp rất lớn. Vì thế, báo chí đã trích dẫn rất nhiều câu trả lời của một chuyên gia kinh tế khá nổi tiếng là ông "sốc" với GDP được tính lại không phải vì con số tăng thêm mà vì cách giải trình. Tuy nhiên, tính lại GDP tăng lên ít hay nhiều đều đã được nhiều quốc gia phát triển thực hiện, Việt Nam không thể là ngoại lệ nên phải chấp nhận khi những con số này được công bố.
Tác động lớn
Mặc dù còn có những ý kiến trái chiều về cách tính lại GDP, nhưng điều đáng quan tâm hơn cả trong lúc này phải là những tác động trực tiếp tới nền kinh tế, tới chính sách điều hành dù GDP tính lại tăng lên hay giảm xuống.
Theo báo cáo của Tổng cục Thống kê, việc đánh giá lại GDP sẽ không tác động đến mục tiêu tăng trưởng GDP trong kế hoạch và chiến lược phát triển kinh tế - xã hội do tốc độ tăng trưởng kinh tế qua các năm có sự thay đổi rất nhỏ. Nhưng sự thay đổi của các chỉ tiêu kinh tế tổng hợp có thể dẫn tới khả năng mở rộng dư địa thu ngân sách và thuế, cũng như chi tiêu và đi vay của Chính phủ. Tuy nhiên, việc thu ngân sách và thuế dựa trên thu thuế và phí, các tỷ lệ thu liên quan và được quy định bởi pháp luật nên khả năng tác động tới mở rộng dư địa cho thu ngân sách và chi tiêu là thấp.
Cũng về vấn đề này, PGS.TS. Phạm Thế Anh cho biết, GDP tăng thêm sẽ làm tăng thu nhập bình quân đầu người, giảm tỷ lệ của các chỉ tiêu tài chính công gắn với GDP, "vô hiệu hóa" các ngưỡng trần giám sát bởi Quốc hội. Cụ thể là tỷ lệ nợ công/ GDP giảm từ 56,1% xuống còn 44,7%; nợ chính phủ/GDP giảm từ 49,2% xuống còn 39,2%; nợ nước ngoài/GDP giảm từ 45,8% xuống còn 36,5%; thâm hụt ngân sách/GDP giảm từ 3,6% xuống còn 2,9%.
Nhưng theo chuyên gia kinh tế PGS.TS. Ngô Trí Long, GDP tăng lên gây sự lo ngại khi nguồn thu không đổi, dư địa chi tiêu, vay nợ sẽ nới rộng. Đặc biệt, kết quả này không có ý nghĩa nhiều với quá khứ và hiện tại, bởi những số liệu này đã diễn ra trong quá khứ, nền kinh tế đã diễn ra như vậy thôi, trong khi những yếu tố tác động đến tương lai mới là điều cần quan tâm và đáng quan ngại. Hơn nữa, việc tính lại nền kinh tế phải đi kèm với việc điều chỉnh các giới hạn chỉ tiêu căn cứ theo GDP, nên sẽ thay đổi các chỉ tiêu này theo hướng tích cực hơn. Tuy vậy, vấn đề này vẫn mang tính hai mặt, nếu chi tiêu và đầu tư hiệu quả thì nền kinh tế hưởng lợi; nhưng ngược lại thì sẽ là gánh nặng lớn với nền kinh tế. Hơn nữa, cũng theo vị chuyên gia này, sẽ là rủi ro nếu Quốc hội giữ nguyên các chỉ tiêu phát triển kinh tế cũ trên nền tảng GDP mới.
Dù có những tác động như trên nhưng việc đánh giá lại GDP vẫn được coi là cần thiết, nhất là trong bối cảnh vẫn còn nhiều hạn chế trong công tác đánh giá thống kê trước đây. Hơn nữa, PGS.TS. Phạm Quý Thọ, nguyên Trưởng khoa Chính sách công, Học viện Chính sách và phát triển (Bộ Kế hoạch và Đầu tư) cho rằng, số liệu thống kê của Việt Nam vẫn còn nhiều sai lệch do cả nguyên nhân chủ quan và khách quan, nhưng GDP là thước đo tăng trưởng kinh tế nên cần được nghiên cứu khách quan để vận dụng phù hợp khi Việt Nam chuyển đổi sang nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.
Có thể thấy, những hoạt động liên quan đến kinh tế vĩ mô, nhất là những số liệu, dữ liệu liên quan đến công tác hoạch định chính sách luôn cần được thực hiện một cách cẩn trọng, hợp lý, phù hợp để không chỉ giúp người dân, doanh nghiệp, nhà đầu tư hiểu được sự phát triển của đất nước mà còn giúp các nhà hoạch định chính sách, cơ quan quản lý đưa ra những quyết định, chính sách phù hợp, sát với thực tế. Trách nhiệm này đang được đặt lên vai những người làm công tác thống kê, do đó, điều cần thiết là họ cần được hỗ trợ bằng những công cụ hiện đại, nhưng phải được làm việc một cách khách quan, không chịu những tác động hay áp lực mang tư tưởng chủ quan, bởi nếu không sẽ có những tác động không tốt tới sự phát triển chung của nền kinh tế.
Hương Dịu
Theo Haiquanonline.com.vn
Ngân hàng Nhà nước: "Tâm lý găm giữ ngoại tệ và vàng đã giảm" Thị trường vàng tự điều tiết tốt, vị thế VND được nâng cao cùng tâm lý găm giữ ngoại tệ trong nền kinh tế được đánh giá là đã giảm. Suốt quãng tăng giá kéo dài thời gian qua, từ tháng 4/2019 đến nay, giá vàng trong nước vẫn duy trì trạng thái thấp hơn so với giá thế giới quy đổi. Ngân...