Thị trường chứng khoán Việt Nam kỳ vọng trên chặng đường mới
Trong dịp sinh nhật tuổi 20 của thị trường chứng khoán, từ phía lãnh đạo các doanh nghiệp niêm yết, có cả niềm biết ơn, những trăn trở và kỳ vọng về chặng đường phát triển tiếp theo của thị trường vốn.
20 năm phát triển, TTCK mang lại rất nhiều giá trị cho doanh nghiệp và nền kinh tế
Ông Nguyễn Phúc Long, Chủ tịch HQT CTCP Tập đoàn ầu tư Thăng Long (TIG)
Trong khoảng thời gian 20 năm phát triển của TTCK, TIG có 10 năm gắn bó với thị trường khi chính thức niêm yết cổ phiếu trên Sở Giao dịch chứng khoán Hà Nội vào năm 2010.
20 năm qua đã chứng kiến hành trình phát triển mạnh mẽ và những đóng góp to lớn của TTCK cho nền kinh tế đất nước.
ể có được cơ ngơi TTCK đáng tự hào như hôm nay, bên cạnh sự chỉ đạo hiệu quả của Chính phủ, là sự nỗ lực không ngừng nghỉ và sự điều hành trí tuệ của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước, hai sở giao dịch chứng khoán, Trung tâm Lưu ký chứng khoán, cũng như những đóng góp của các doanh nghiệp, cộng đồng nhà đầu tư trong và ngoài nước.
Sau 20 năm, TTCK Việt Nam đã có sự lớn mạnh cả về quy mô vốn hóa thị trường so với GDP, số lượng doanh nghiệp niêm yết, cộng đồng nhà đầu tư…
Cùng với nhiều doanh nghiệp khác, TIG đã được thụ hưởng không ít lợi ích từ sự phát triển năng động, chuyên nghiệp của TTCK.
Theo đó, tham gia sân chơi TTCK, không riêng gì TIG, các doanh nghiệp phải làm quen với sức ép minh bạch thông tin về hoạt động của doanh nghiệp, nâng cao trách nhiệm giải trình với cơ quan quản lý, cổ đông, nhà đầu tư…
ổi lại, thông qua TTCK đã giúp TIG cải thiện chất lượng quản trị công ty, cũng như gia tăng quy mô vốn, nâng cao hiệu quả sản xuất, kinh doanh; thương hiệu, sản phẩm, dịch vụ của TIG được lan tỏa rộng đến cộng đồng nhà đầu tư trong nước và quốc tế…
Sau chặng đường 20 năm phát triển, chúng tôi kỳ vọng, bước sang giai đoạn mới, với hệ thống quy định pháp lý mới có hiệu lực từ ngày 1/1/2021, TTCK Việt Nam tiếp tục có bước phát triển mới cả về lượng và chất.
Qua đó, TTCK tiếp tục trở thành một trong những kênh đầu tư an toàn, hiệu quả cho nhà đầu tư, đồng thời là kênh huy động vốn tốt hơn nữa để giúp doanh nghiệp phát triển nhanh và bền vững, qua đó, đóng góp tích cực cho sự phát triển của TTCK cũng như sự phát phồn vinh của đất nước.
Video đang HOT
Niềm tin là một trong những mục tiêu cốt lõi của doanh nghiệp niêm yết
Ông Phùng Văn Thái, Tổng giám đốc TTB Group
Với thị trường chứng khoán, chất lượng doanh nghiệp tốt chính là một trong những yếu tố thu hút nhiều nhà đầu tư, người dân tham gia vào kênh dẫn vốn này.
Với riêng TTB Group, giữ cam kết, tạo niềm tin với cổ đông, nhà đầu tư luôn là kim chỉ nam trong mọi hoạt động.
ược biết đến là một trong những doanh nghiệp tiên phong đi đầu trong lĩnh vực kinh doanh bất động sản, nhà ở chung cư trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên, trong những năm qua, TTB đã triển khai hàng loạt các dự án tầm cỡ như Chung cư Tiến Bộ (TBCO) tại phường Hoàng Văn Thụ, TP. Thái Nguyên, TCBO1. Tiếp đến là giai đoạn III (TBCO3 hay TBCO Riverside), khu đô thị Green City Bắc Giang.
Việc các dự án được triển khai theo từng giai đoạn, một mặt giúp Công ty đảm bảo dòng tiền thực hiện đúng tiến độ theo cam kết với khách hàng và kế hoạch đã đề ra, một mặt giảm sức ép vốn nhờ tái đầu tư dòng tiền của các dự án. Tập trung cho ngành nghề cốt lõi theo hướng chuyên nghiệp hóa luôn là định hướng chiến lược của Công ty.
Cũng như nhiều doanh nghiệp bất động sản khác, TTB đang phải đối mặt với nhiều thách thức, do tác động tiêu cực của dịch Covid-19.
Tuy nhiên, quan điểm làm đến đâu, chắc đến đấy, dòng tiền của dự án nào được sử dụng cho chính dự án ấy đã giúp doanh nghiệp hạn chế và phần nào chống đỡ được các tác động tiêu cực và biến đổi từ môi trường kinh doanh, thị trường.
Chất lượng, uy tín, niềm tin của khách hàng chính là động lực để TTB Group ngày càng hoàn thiện, phát triển.
Luật Chứng khoán mới là nền tảng bền vững cho thị trường
Ông Hoàng Văn Tăng, Tổng giám đốc Tổng CTCP ầu tư phát triển xây dựng (DIG)
Qua 20 năm hình thành và phát triển, thị trường chứng khoán Việt Nam đã đạt được nhiều thành quả đáng ghi nhận, là nơi giúp doanh nghiệp cổ phần đại chúng thực hiện huy động vốn để mở rộng sản xuất – kinh doanh và giúp công chúng có thêm kênh đầu tư hấp dẫn.
Nhưng, để thị trường chứng khoán Việt Nam phát triển bền vững và minh bạch, cần phải cải thiện chất lượng “hàng hóa” trên thị trường.
Luật Chứng khoán mới có hiệu lực là nền tảng bền vững cho thị trường thông qua các giải pháp, chính sách cụ thể, song hành với Luật Doanh nghiệp và Luật ầu tư; nâng cao chất lượng quản trị công ty, công bố thông tin.
Là một doanh nghiệp niêm yết trên thị trường, DIG luôn cố gắng chuẩn mực về quản trị doanh nghiệp, công bố thông tin, hướng tới thông lệ quốc tế và nâng cao tính minh bạch của doanh nghiệp.
Cùng với các giải pháp gia tăng chất lượng báo cáo kết quả kinh doanh, báo cáo thường niên theo định kỳ của doanh nghiệp cũng chính là hướng tới mục tiêu góp phần đưa thị trường chứng khoán phát triển ngày càng bền vững.
Nhờ thị trường chứng khoán, tên tuổi doanh nghiệp bật trội rất nhiều
Ông Nguyễn Văn Thời, Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty cổ phần ầu tư và thương mại TNG
TNG rất cảm ơn thị trường chứng khoán. Nhờ thị trường chứng khoán, tên tuổi Công ty bật trội rất nhiều, từ chỗ năm 2003 khi cổ phần hóa lúc đó vốn điều lệ mới có 10 tỷ đồng, sang năm 2006 mới có 59 tỷ đồng nhưng tới nay đã tăng lên hơn 700 tỷ đồng.
Nhờ có thị trường chứng khoán, TNG phát hành cổ phiếu, trái phiếu, thu hút được vốn, từ đó doanh thu và lợi nhuận của TNG tăng rất nhiều. Thị trường chứng khoán đã giúp cho TNG và nhiều đơn vị vượt qua khó khăn.
Tuy nhiên, để thị trường chứng khoán phát triển mạnh mẽ hơn nữa, thứ nhất, công tác thông tin nên minh bạch, chặt chẽ hơn nữa, những đơn vị đã lên sàn chứng khoán phải có hoạt động sản xuất – kinh doanh thực sự.
Thứ hai, công tác quản trị doanh nghiệp cần làm tốt hơn. Ngoài đánh giá công tác quản trị của các doanh nghiệp, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước hàng năm cần tổ chức các lớp bồi dưỡng, đào tạo nâng cao quản trị doanh nghiệp, một mặt đáp ứng các quy định về quản lý nhà nước, một mặt giúp các doanh nghiệp hội nhập.
Thứ ba, các đơn vị đã cổ phần hóa trở thành công ty đại chúng nhất thiết cần đưa lên sàn.
Chứng khoán quay đầu giảm sâu
Chốt phiên giao dịch ngày hôm nay (26/2), thị trường chứng khoán trong nước lại đảo chiều đi xuống khi giới đầu tư mạnh tay chốt lời. Chỉ số Vn-Index theo đó để mất tới gần 14 điểm, kèm thanh khoản rất thấp.
Sau phiên tăng điểm ngày hôm qua trên sàn TP.HCM, thị trường chứng khoán trong nước lại nhanh chóng đảo chiều đi xuống khi khởi động ngày làm việc hôm nay. Lực cầu đổ vào sàn èo uột, trong khi đó áp lực bán ra lại khá mạnh khiến sắc đỏ lan rộng thị trường. Nhóm cổ phiếu trụ cột cũng đua nhau đi xuống, như GAS, BID, VNM, VCB, CTG, VJC...
Tạm chốt phiên, chỉ số Vn-Index đã quay đầu giảm tới 10,04 điểm, tương đương 1,10%, xuống còn 899,63 điểm. Tổng khối lượng giao dịch đạt 76,6 triệu đơn vị, giá trị tương đương là 1.615,8 tỷ đồng. Toàn thị trường có 90 mã tăng, trong khi đó có tới 231 mã giảm.
Trong khi đó, dù số mã giảm cũng chiếm ưu thế so với số mã tăng, nhưng HNX-Index lại không giảm sâu, mà giằng co quanh tham chiếu và đóng cửa có sắc xanh nhạt. Tạm chốt phiên, chỉ số HNX-Index đã tăng nhẹ 0,06 điểm, tương đương 0,06%, lên mức 106,73 điểm. Tổng khối lượng giao dịch đạt 44 triệu đơn vị, giá trị tương đương là 412 tỷ đồng. Toàn thị trường có 45 mã tăng và 59 mã giảm.
Bước sang đợt làm việc buổi chiều, sắc đỏ tiếp tục lan rộng trên sàn TP.HCM. Áp lực bán ra không ngừng tăng lên, trong khi đó lực cầu khá mờ nhạt. Số cổ phiếu giảm điểm gấp đôi mã tăng, thanh khoản giữ ở mức rất thấp cho thấy tâm lý thận trọng của giới đầu tư.
Đáng chú ý, trong phiên làm việc hôm nay, phần lớn các cổ phiếu bluechips đã chìm trong sắc đỏ. Đây được xem là nguyên nhân chính khiến chỉ số Vn-Index duy trì đà giảm mạnh cho đến cuối phiên làm việc.
Theo đó, BHN giảm 1.000 đồng/cổ phiếu; BID giảm 1.800 đồng/cổ phiếu; BVH giảm 1.400 đồng/cổ phiếu; BWE giảm 250 đồng/cổ phiếu; CTG giảm 300 đồng/cổ phiếu; DHG giảm 900 đồng/cổ phiếu; DSN giảm 500 đồng/cổ phiếu; GAS giảm 3.100 đồng/cổ phiếu; IMP giảm 500 đồng/cổ phiếu; LGC giảm sàn 2.950 đồng/cổ phiếu; MBB giảm 300 đồng/cổ phiếu; MSN giảm 850 đồng/cổ phiếu; MWG giảm 800 đồng/cổ phiếu; NNC giảm 350 đồng/cổ phiếu; NCT giảm 1.400 đồng/cổ phiếu; NNC giảm 350 đồng/cổ phiếu; PHR giảm 450 đồng/cổ phiếu; PLX giảm 700 đồng/cổ phiếu; RAL giảm 100 đồng/cổ phiếu; REE giảm 150 đồng/cổ phiếu; SAB giảm 1.000 đồng/cổ phiếu; SGN giảm 2.500 đồng/cổ phiếu; VCB giảm 1.200 đồng/cổ phiếu; VHM giảm 2.200 đồng/cổ phiếu; VIC giảm 1.100 đồng/cổ phiếu; VNM giảm 3.000 đồng/cổ phiếu...
Chốt phiên giao dịch trên sàn TP.HCM, chỉ số Vn-Index giữ ở mức 895,97 điểm, giảm tới 13,7 điểm, tương đương 1,51%. Khối lượng giao dịch đạt 142,5 triệu đơn vị, giá trị tương đương là 2.987,92 tỷ đồng. Toàn thị trường có 87 mã tăng giá (trong đó có 9 mã tăng trần); 87 mã đứng giá và 188 mã giảm giá (trong đó có 10 mã giảm sàn).
Chỉ số VN30- Index giữ ở mức 841,68 điểm, giảm 7,9 điểm, tương đương 0,93%. Khối lượng giao dịch đạt 54,6 triệu đơn vị, giá trị tương đương là 1.782,49 tỷ đồng. Toàn thị trường có 6 mã tăng giá; 22 mã đứng giá và 2 mã giảm.
Cùng chiều, trên sàn TP.HCM, chỉ số HNX-Index đã quay đầu giảm khi nhiều cổ phiếu chủ chốt lao dốc như ACB giảm 500 đồng/cổ phiếu; BTW giảm 1.000 đồng/cổ phiếu; CAP giảm 300 đồng/cổ phiếu; DHT giảm 600 đồng/cổ phiếu; DHT giảm 600 đồng/cổ phiếu; MAS giảm 2.900 đồng/cổ phiếu; VCM giảm 2.200 đồng/cổ phiếu; VCS giảm 1.000 đồng/cổ phiếu...
Chốt phiên giao dịch, chỉ số HNX- Index rơi xuống mức 106,61 điểm, giảm 0,05 điểm, tương đương 0,05%. Khối lượng giao dịch đạt 52,8 triệu đơn vị, giá trị tương đương là 518,11 tỷ đồng. Toàn thị trường có 40 mã tăng giá (trong đó có 15 mã tăng trần); 62 mã đứng giá và 233 mã giảm giá (trong đó có 14 mã giảm sàn).
Chỉ số HNX30- Index giữ ở mức 185,99 điểm, tăng thêm 1,53 điểm, tương đương 0,83%. Khối lượng giao dịch đạt 39,6 triệu đơn vị, giá trị tương đương là 415,34 tỷ đồng. Toàn thị trường có 3 mã tăng giá (trong đó có 2 mã tăng trần); 19 mã đứng giá và 6 mã giảm giá.
Minh Ngọc
Theo vnmedia.vn
TCBS chỉ huy động được 9,3% lượng trái phiếu chào bán Tổng giá trị đợt phát hành là 200 tỷ đồng nhưng TCBS chỉ thu về được 18,6 tỷ đồng, mức khá thấp kẻ cả về giá trị tuyệt đôi và tỷ lệ phát hành thành công. Lãi suất của đợt phát hành này là 8,2%, thấp hơn 0,3 điểm phần trăm so với đợt phát hành gần 3 tháng trước cũng của công...