Thị trường chứng khoán tháng 5: Nhà đầu tư vẫn nên thận trọng
Theo các chuyên gia, nhà đầu tư vẫn không nên chủ quan bởi chưa biết đại dịch sẽ đi tới đâu, trong khi giá cổ phiếu đã tăng lại một cách tương đối trong tháng 4.
Kể từ đầu tháng 4 tới nay, nhiều cổ phiếu đã có mức tăng giá hơn 30% trước diễn biến phục hồi của VN-Index bất chấp lo ngại tình hình dịch COVID – 19.
Không ít công ty chứng khoán đánh giá, thị trường tiềm ẩn rủi ro cao với biến động mạnh trước áp lực suy thoái toàn cầu do tác động của dịch bệnh, qua đó tác động tiêu cực lên nền kinh tế thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng. Tuy nhiên, tâm lý thị trường ổn định nhờ nhóm bluechip giữ nhịp, giúp các nhóm cổ phiếu khác cũng tăng giá mạnh.
Ước tính, trong khoảng từ đầu tháng 4 đến nay, nhóm cổ phiếu vốn hóa lớn có mức tăng trung bình gần 7%, nhóm vốn hóa trung bình tăng hơn 4,3%, nhóm vốn hóa nhỏ tăng gần 6%, nhóm vốn hóa nhỏ – đầu cơ tăng 2,5 %, VN30 tăng hơn 7%.
Thị trường chứng khoán tháng 5: Nhà đầu tư vẫn nên thận trọng.
Những cổ phiếu có mức tăng đáng chú ý có thể kể đến như SAB của Sabeco đã ghi nhận mức tăng 38,2% từ 123.000 đồng/cp lên 170.000 đồng/cp (phiên 28/4). Nếu so với vùng đáy 115.500 đồng/cp, cổ phiếu SAB đã tăng hơn 47% chỉ trong hơn 1 tháng.
Ngoài ra, các nhóm ngành cổ phiếu khác như săm lốp, phân bón, dược phẩm, y tế… cũng ghi nhận mức tăng tích cực trung bình là hơn 20% trong vòng gần 1 tháng qua.
Việc thị trường chứng khoán phục hồi trong tháng 4 khiến nhiều nhà đầu tư đặt ra câu hỏi, liệu thị trường có tiếp tục tăng trong tháng 5?
Thông thường, cuối tháng 4 sẽ là thời điểm các doanh nghiệp công bố kết quả kinh doanh quý I, sau đó thị trường sẽ vận động ổn định kéo giá cổ phiếu đi lên. Thậm chí, có ý kiến cho rằng, tháng 5 còn là thời điểm có thể cân nhắc vào cổ phiếu nhiều nhất vì hết tháng 5 sang tháng 6 là giai đoạn báo cáo tài chính quý II có kiểm toán, các công ty sẽ phải làm ăn minh bạch hơn.
Nếu như mọi năm, tháng 5 là giai đoạn trũng thông tin, thì năm nay, tháng 5 sẽ là tháng cao điểm thông tin, từ chuyển động đẩy mạnh đầu tư công từ Chính phủ đến mùa đại hội cổ đông của các doanh nghiệp tái khởi động trở lại.
Video đang HOT
ây chính là động lực hỗ trợ giá cổ phiếu và thu hút sự quan tâm của dòng tiền đầu tư đến các doanh nghiệp có nội lực tốt. Theo thống kê, TTCK Việt Nam hiện có trên 600 doanh nghiệp có lợi nhuận trước thuế và lãi vay (EBIT) trên 30 tỷ đồng năm 2019.
Dù nhiều yếu tố hỗ trợ tích cực nhưng theo ông Nguyễn Anh Khoa – Trưởng phòng Phân tích và Tư vấn đầu tư Chứng khoán Agriseco, nhà đầu tư vẫn không nên chủ quan bởi chưa biết đại dịch sẽ đi tới đâu, trong khi giá cổ phiếu đã tăng lại một cách tương đối trong tháng 4.
“Theo tôi, các thông tin về tiến trình kiểm soát đại dịch trên thế giới, thông tin về thuốc đặc trị, cùng những thông tin về “làn sóng thứ 2″ của virus mạnh mẽ ra sao sẽ tác động chủ yếu tới thị trường giai đoạn này. Thị trường hoàn toàn có thể tiếp tục hồi phục mạnh, hoặc quay lại về vùng đáy cũ, với xác suất mỗi kịch bản là 50%”, ông Khoa cho biết.
Thực tế, sự hồi phục của TTCK trong thời gian qua đến từ sự kỳ vọng các doanh nghiệp có thể nhanh chóng khôi phục sản xuất – kinh doanh hậu Covid-19. Tuy nhiên, giữa kỳ vọng và thực tế là 2 câu chuyện cần thời gian để thẩm định.
Báo cáo dự đoán khả năng suy thoái kinh tế của Bloomberg gần đây cho biết, xác suất suy thoái kinh tế đã đạt mức 100% trong năm nay, vấn đề là trong ngắn hạn, nhà đầu tư đang phớt lờ thông tin tiêu cực.
Hiện, nhiều quốc gia đã mở cửa nền kinh tế, nhưng chỉ mang tính cầm chừng và thận trọng trước rủi ro dịch có thể bùng phát trở lại. “Chừng nào chưa có thuốc chữa thì chừng đó nền kinh tế thế giới, trong đó có Việt Nam, vẫn phải sản xuất – kinh doanh dưới mức tiềm năng”, chuyên gia Bloomberg nhận định.
Do đó, tháng 5, TTCK dự báo có thể bước vào giai đoạn phân hoá mạnh dựa vào nền tảng riêng của doanh nghiệp, cũng như các thông tin về cổ tức mà doanh nghiệp công bố. Nhưng sau tâm lý hưng phấn, nhà đầu tư có thể nhanh chóng nhận ra rằng, khôi phục lại hoạt động kinh doanh sẽ phải mất nhiều thời gian hơn kỳ vọng sẽ khiến tâm lý tiêu cực có thể chiếm lĩnh.
Giao dịch chứng khoán sáng 28/4: Dòng tiền thận trọng, VN-Index tiếp tục mất điểm
Sự thận trọng của nhà đầu tư khiến VN-Index tiếp tục giảm điểm trong phiên sáng nay với thanh khoản cũng sụt giảm khá mạnh so với phiên sáng qua.
Trong phiên hôm qua, VN-Index tăng vọt lên trên 785 điểm ngay khi mở cửa, nhưng đã nhanh chóng quay đầu điều chỉnh do áp lực chốt lời và thủng tham chiếu.
Càng giao dịch, diễn biến thị trường càng phân hóa, cùng nhóm bluechip tiếp tục gia tăng gánh nặng, đặc biệt là dòng bank khiến chỉ số lùi về dần 770 điểm khi đóng cửa.
Theo nhận định của TVSI thì trên đồ thị ngày, thị trường vẫn đang gặp khó khăn trong việc vượt qua vùng kháng cự mạnh 780-810 điểm. Áp lực bán có dấu hiệu gia tăng, đặc biệt tại nhóm Ngân hàng khiến cho khả năng hình thành nhịp điều chỉnh được đánh giá cao sẽ xuất hiện trong những phiên tới.
Bước vào phiên giao dịch sáng nay 28/4, chỉ số VN-Index leo nhanh lên trên 775 điểm, chủ yếu nhờ cổ phiếu lớn VHM tăng vọt hơn 6% với giao dịch khá sôi động, sau thông tin kết quả kinh doanh quý I/2020 bùng nổ về lợi nhuận với hơn 7.645 tỷ đồng, tăng hơn 184% so với cùng kỳ năm trước và doanh thu 6.519,2 tỷ đồng, tăng 11,39%.
Mặc dù vậy, số mã giảm trong VN30 gia tăng, có thời điểm có tới 25 mã đỏ và ngay cả VHM cũng hạ thấp độ cao sau đó đã khiến VN-Index thủng tham chiếu, mất 10 điểm về 765 điểm trước khi bật nhẹ trở lại sau hơn 1 giờ giao dịch.
Bảng điện tử dần phân hóa mạnh do áp lực chốt lời gia tăng với các mã giảm như PVD, AAA, NKG, HAI, DLG, hay nhóm cổ phiếu họ FLC.
Trong khi đó, giao dịch tích cực hơn đáng kể là DBC, TTF, FCN, QCG, CLG, TIP khi có thời điểm tăng kịch trần. Đặc biệt, HHS giữ vững sắc tím và dư mua giá trần hơn 2,5 triệu đơn vị.
Càng giao dịch, áp lực bán vẫn có phần gia tăng khiến số mã giảm đã gần gấp đôi trên bảng điện từ với hơn 200 mã, trong khi các bluechip đa số cũng dưới tham chiếu cùng thanh khoản chậm lại đã khiến VN-Index kết phiên trong sắc đỏ.
Chốt phiên sáng, sàn HOSE có 111 mã tăng và 211 mã giảm, VN-Index giảm 5,62 điểm (-0,73%), xuống 765,15 điểm. Tổng khối lượng giao dịch đạt hơn 125,4 triệu đơn vị, giá trị 2.029,5 tỷ đồng, giảm hơn 35% về khối lượng và 30% về giá trị so với phiên sáng hôm qua. Giao dịch thỏa thuận đóng góp hơn 6 triệu đơn vị, giá trị 152,4 tỷ đồng.
Cổ phiếu VHM sau khi tăng hơn 6% từ sớm đã hạ nhiệt nhanh, kết phiên chỉ còn 0,6% lên 64.900 đồng.
Các bluechip còn tăng cũng không còn nhiều như MSN 2,2% lên 59.800 đồng; BVH 0,5% lên 46.700 đồng; CTG 0,5% lên 18.950 đồng; POW 1% lên 10.000 đồng; SBT 1,1% lên 13.850 đồng.
Trái lại, các mã giảm đáng kể có VNM -2,1% xuống 100.600 đồng; VRE -4% xuống 22.550 đồng; PLX -2,4% xuống 39.250 đồng; HVN -2,5% xuống 15.900 đồng; CTD -2,3% xuống 62.500 đồng, cùng nhóm VCB, HPG, PNJ, SAB, MWG giảm từ 1,5% đến 1,8%.
Thanh khoản cao nhất trong các bluechip tại rổ VN30 là STB với 4,28 triệu đơn vị khớp lệnh, giảm 0,6% xuống 8.940 đồng. Tiếp theo là HPG với 3,98 triệu đơn vị; POW có 3,41 triệu đơn vị; ROS có 3,29 triệu đơn vị, giảm 2,6% xuống 3.780 đồng; CTG có 2,48 triệu đơn vị; VRE có 2,34 triệu đơn vị; VHM có 2,32 triệu đơn vị...
Nhóm cổ phiếu thị trường đánh mất sắc tím, nhưng vẫn có giao dịch sôi động và tăng điểm như DBC, TTF, FCN, ANV, trong đó, DBC 6% lên 28.100 đồng, khớp lệnh có hơn 3,89 triệu đơn vị.
Còn HHS, PAC, TIP giữ vững mức giá trần, trong đó HHS khớp hơn 0,47 triệu đơn vị và dư mua giá trần hơn 2,5 triệu đơn vị.
Trong các mã giảm, TVB giảm sàn -6,7% xuống 10.500 đồng, khớp hơn 0,73 triệu đơn vị; FRT thoát giá sàn, nhưng vẫn giảm mạnh 4,8% xuống 21.600 đồng, khớp hơn 0,55 triệu đơn vị, tương tự là ABS, khi -3,9% xuống 18.450 đồng, mặc dù có thời điểm chạm giá sàn, khớp hơn 0,15 triệu đơn vị.
Trên sàn HNX, chỉ số HNX-Index diễn biến chính là giằng co nhẹ dưới tham chiếu với phần lớn các mã lớn, thanh khoản cao giảm điểm.
Theo đó, SHB -1,9% xuống 15.800 đồng; PVS -1,7% xuống 11.400 đồng; DGC -1,5% xuống 26.500 đồng; CEO -1,4% xuống 6.900 đồng; SHS -2,6% xuống 7.600 đồng; MBS -1,1% xuống 9.000 đồng; TAR -0,6% xuống 33.000 đồng, và không thiếu những sắc đỏ khác tại ART, TIG, IDJ, PLC, VCS, IDC...
Tăng điểm lác đác có ACB, 0,5% lên 20.200 đồng; VCG 0,9% lên 25.400 đồng; TNG 0,8% lên 12.200 đồng. Trong khi đó, khá nhiều mã dừng lại ở tham chiếu như KLF, NVB, MST, HUT, KVC, LAS, TTH...
Thanh khoản trên sàn cao nhất là KLF với hơn 2,45 triệu đơn vị khớp lệnh; PVS có 2,03 triệu đơn vị; NVB có 1,87 triệu đơn vị; ART có 1,27 triệu đơn vị; MBG có 1,2 triệu đơn vị, giảm sàn xuống 9.200 đồng...
Chốt phiên sáng, sàn HNX có 30 mã tăng và 55 mã giảm, HNX-Index giảm 0,51 điểm (-0,48%), xuống 105,8 điểm. Tổng khối lượng khớp lệnh đạt hơn 18,9 triệu đơn vị, giá trị 163 tỷ đồng. Giao dịch thỏa thuận có thêm 0,2 triệu đơn vị, giá trị 0,38 tỷ đồng.
Trên UpCoM, sau nửa đầu phiên giằng co, chỉ số UpCoM-Index cũng lùi bước trước áp lực bán gia tăng, nhưng sau đó cũng về gần được tham chiếu vào những phút cuối.
Nhóm 3 cổ phiếu có giao dịch lớn nhất đều giảm là BSR, OIL và VGI. Trong đó, BSR -1,7% xuống 5.800 đồng, khớp 1,2 triệu đơn vị; OIL -5,4% xuống 7.000 đồng, khớp hơn 1,06 triệu đơn vị và VGI -3% xuống 25.600 đồng, khớp hơn 0,35 triệu đơn vị.
Chốt phiên sáng, UpCoM-Index giảm 0,05 điểm (-0,09%), xuống 51,92 điểm. Tổng khối lượng khớp lệnh đạt hơn 5,75 triệu đơn vị, giá trị 65,2 tỷ đồng. Giao dịch thỏa thuận có thêm 1,18 triệu đơn vị, giá trị 27,6 tỷ đồng.
Lạc Nhạn
Nhà đầu tư chứng khoán trong nước đang nôn nóng? "Dòng tiền tìm đến cơ hội từ các cổ phiếu chưa tăng bất kể rủi ro có thể là dấu hiệu cho thấy sự nôn nóng", chuyên gia nhận định sau phiên cuối tuần khi thanh khoản tăng cao. Thị trường chứng khoán Việt Nam vừa trải qua tuần giao dịch hưng phấn khi lần đầu tiên VN-Index có trọn một tuần trong...