Thị trường chứng khoán tăng trưởng nhờ vốn nội
Mặc dù nhiều nhà đầu tư nước ngoài vẫn bán ròng hàng ngàn tỷ đồng, nhưng nhờ có sự tham gia mạnh mẽ của các nhà đầu tư nội nên thị trường chứng khoán (TTCK) Việt Nam vẫn phục hồi tích cực.
Hơn 52.000 tài khoản mở mới
Mặc dù TTCK phục hồi khá tốt trong tháng 4-2020, nhưng nhà đầu tư nước ngoài hiện vẫn tiếp tục bán ròng hơn 6.800 tỷ đồng. 2 tháng trước, khi dịch Covid-19 diễn biến phức tạp trên toàn cầu, khối này đã đẩy giá trị bán ròng lên cao, tác động mạnh đến tâm lý của nhà đầu tư trên toàn thị trường. Hàng loạt cổ phiếu vốn hóa lớn bị khối ngoại tập trung bán ròng mạnh nên đến cuối tháng 3-2020, VN-Index giảm gần 26%.
Ở 4 tháng đầu năm 2020, khối này chỉ mua ròng mạnh trong tháng 1, đặc biệt là khoảng thời gian trước Tết Nguyên đán, còn lại tập trung bán ròng. Theo đó, tính chung 4 tháng, dòng vốn ngoại đã bán ròng 16.800 tỷ đồng (gần 716 triệu USD) với khối lượng khoảng 874 triệu đơn vị. Trong khi cả năm 2019, khối ngoại mua ròng 7.300 tỷ đồng.
Nhà đầu tư theo dõi cổ phiếu sàn HOSE. Ảnh: CAO THĂNG
Diễn biến trên cho thấy, kể từ tháng 2 đến nay, bất kể thị trường giảm hay phục hồi, khối này vẫn duy trì trạng thái bán ròng mạnh hàng trăm tỷ đồng trong mỗi phiên giao dịch, riêng ngày 20-3, con số bán ròng lên đến gần 1.000 tỷ đồng. Ghi nhận trong 2 phiên giao dịch đầu tiên của tháng 5, khối này vẫn tiếp tục bán ròng 120 – 130 tỷ đồng/phiên.
Ngược lại với dòng vốn ngoại liên tục rút ra khỏi thị trường, vốn nội đã nhập cuộc khá tốt sau khi VN-Index mất hơn 30% kể từ đầu năm tới khi kết thúc tháng 3. Sự nhập cuộc mạnh mẽ của các nhà đầu tư trong nước là nguyên nhân chính giúp TTCK Việt Nam trong tháng 4 phục hồi tích cực.
Thống kê từ các công ty chứng khoán cho thấy, trong tháng 3 và 4-2020, số lượng tài khoản mở mới là hơn 52.000 với giá trị tài sản ròng được ghi nhận từ 100 – 500 triệu/tài khoản. Một trong những nguyên nhân TTCK hút được dòng tiền nội vào trong thời gian qua được các chuyên gia cho biết, do TTCK giảm mạnh nên dòng tiền nhập cuộc bắt đáy.
Video đang HOT
Cùng với đó, thời gian giãn cách xã hội là cơ hội tốt để thu hút nhà đầu tư vào TTCK vì có thể ngồi nhà để thực hiện mua bán cổ phiếu. Thực tế cho thấy, dòng tiền mới của nhà đầu tư trong nước đổ vào TTCK trong bối cảnh khối ngoại liên tục rút vốn đã góp phần giữ vững và cải thiện tính thanh khoản.
Tuy nhiên, các chuyên gia nhận định, dòng tiền này không bền vì nội lực của nhà đầu tư trong nước có giới hạn. Và, khi thị trường không có dòng tiền mới sẽ khó có thể duy trì được lực tăng trưởng bền vững.
Giá cổ phiếu rẻ là cơ hội
Ghi nhận thanh khoản trong 2 phiên giao dịch đầu tiên của tháng 5 cho thấy, thanh khoản thị trường sụt giảm mạnh, chỉ ở mức 3.700 – 4.000 tỷ đồng/phiên. Diễn biến này được nhận định, hiện nhà đầu tư trên thị trường khá dè dặt vì hiệu ứng “Sell in May and go away” (ngạn ngữ: Bán hết cổ phiếu vào tháng 5 và đi chơi) của giới kinh doanh (?!).
Mặc dù vậy, không ít chuyên gia cho rằng, những gì xấu nhất đã phản ánh tương đối đầy đủ vào thị trường trước đó, vì vậy vào giai đoạn tháng 5, những áp lực điều chỉnh sẽ đỡ áp lực hơn. Bên cạnh đó, tháng 5 năm nay không còn là tháng của “vùng trũng” thông tin để ứng với câu ngạn ngữ trên, mà là thời gian đón thông tin kết quả kinh doanh, công bố tài liệu đại hội cổ đông của DN và thông tin chốt quyền cổ tức (do dịch Covid-19, nhiều DN dời đại hội cổ đông sang tháng 5).
Cùng với đó là kết quả chống dịch Covid-19 tại Việt Nam với những tín hiệu khả quan, vì vậy cơ hội hồi phục kinh tế càng nhanh hơn, giúp tâm lý nhà đầu tư trở nên lạc quan hơn.
Liên quan đến triển vọng TTCK thời gian tới, ông Don Lam, Tổng giám đốc Quỹ đầu tư VinaCapital, cho rằng TTCK Việt Nam điều chỉnh đáng kể trong quý 1, giảm hơn 30%. Mặc dù thị trường đã phục hồi ấn tượng trong tháng 4, nhưng giá bình quân cổ phiếu hiện nay vẫn còn thấp hơn nhiều so với thời điểm trước dịch Covid-19.
Hiện TTCK Việt Nam đang giao dịch với mức P/E (thị giá thu nhập trên mỗi cổ phần) khoảng 10,3 lần – mức rẻ nhất kể từ năm 2012 và thấp nhất trong khu vực. Đây chắc chắn là một cơ hội mua hấp dẫn cho nhà đầu tư. Theo đó, khi quá trình phục hồi bắt đầu, các nhóm ngành cơ bản sẽ được quan tâm. Các công ty có bảng cân đối tài chính lành mạnh và thị phần tốt sẽ tăng trưởng trở lại.
Với 20 năm kinh nghiệm đầu tư tại TTCK Việt Nam và hiện VinaCapital đang đầu tư 5 tỷ USD vào TTCK Việt Nam, ông Don Lam cho rằng, việc đầu tư vào Việt Nam cũng giống như bất kỳ thị trường cận biên hay mới nổi nào khác, đều đi kèm với những rủi ro. Tuy nhiên, đầu tư vào TTCK Việt Nam cần có cái nhìn dài hạn. Thời gian “hái trái mọc thấp” và kiếm tiền nhanh đã qua đi. Do đó, kiên nhẫn là điều quan trọng khi tham gia đầu tư tại Việt Nam.
Ông Don Lam cũng khẳng định: Việt Nam đã và sẽ tiếp tục là một điểm đến tuyệt vời cho việc đầu tư. Mặc dù việc hồi phục toàn cầu còn chưa xác định rõ được thời gian, nhưng Việt Nam đang ở một vị thế tốt để phục hồi nhanh chóng. Ngay cả khi dự báo GDP đã được điều chỉnh do tác động của Covid-19, Việt Nam vẫn là một trong những nền kinh tế tăng trưởng nhanh nhất trong khu vực và thế giới.
VN-Index tăng gần 14 điểm
Dòng tiền nhà đầu tư trong nước tiếp tục đổ mạnh vào thị trường chứng khoán trong phiên giao dịch ngày 7-5 khi Việt Nam có 21 ngày liên tiếp không có ca nhiễm dịch Covid-19 trong cộng đồng, kéo VN-Index tiến sát 800 điểm. Bất chấp khối ngoại tiếp tục bán ròng phiên thứ 4 liên tục kể từ đầu tháng 5 với 137 tỷ đồng trên toàn thị trường, dòng tiền nhà đầu tư nội vẫn chảy vào khiến các cổ phiếu vốn hóa lớn tăng mạnh như BID, VCB tăng hơn 3%, SAB tăng trần…, góp phần kéo VN-Index tăng gần 14 điểm. Chốt phiên giao dịch, VN-Index tăng 13,95 điểm lên 796,54 điểm với 215 mã tăng, 130 mã giảm và 68 mã đứng giá.
Đóng phiên tại sàn Hà Nội, HNX-Index cũng tăng 1,65 điểm lên 108,31 điểm với 78 mã tăng, 68 mã giảm và 66 mã đứng giá. Thanh khoản toàn thị trường duy trì ở mức cao với 4.800 tỷ đồng, nhưng vẫn thấp hơn so với mức 7.000 tỷ đồng phiên hôm trước do có giao dịch đột biến của cổ phiếu VHM. Tổng khối lượng giao dịch khoảng 301 triệu cổ phiếu.
VN-Index tăng vượt 795 điểm: Cổ phiếu đồng loạt khởi sắc
Hai chỉ số chính của thị trường chứng khoán ngày 7/5 bứt tốc với sự hỗ trợ đắc lực từ các cổ phiếu lớn, nhỏ. VN-Index tăng gần 14 điểm, lên 796,54 điểm, trong khi HNX cũng tiến gần mốc 110 điểm.
Nhà đầu tư tham khảo thị trường tại một sàn chứng khoán Hà Nội. Ảnh: Việt Linh
Nhà đầu tư nội hưng phấn
Tiếp đà hưng phấn sau phiên sáng, đến giao dịch phiên chiều, thị trường chứng khoán tiếp tục tăng điểm ngay từ khi mở cửa. Chỉ số đại diện cho sàn TP HCM bật mạnh lên 795 điểm khi có hơn 200 cổ phiếu tăng điểm.
Sắc xanh áp đảo ở một số nhóm ngành ảnh hưởng nhiều đến thị trường như: Dệt may, dầu khí, ngân hàng (SHB, ACB, VCB, MBB) và tại nhiều cổ phiếu bất động sản (C4G, CTD, QCG, NTL, DXG). Thị trường có đã có sự đồng thuận của dòng tiền ở cả nhóm cổ phiếu đầu cơ cùng với sức lan tỏa rộng. Cổ phiếu Sabeco (SAB) tăng hết biên độ 7% lên 169.000 đồng và trắng bên mua vào cuối phiên chiều, dù lãnh đạo DN này mới cho hay tình hình kinh doanh sẽ khó khăn hơn.
Thị trường đang có dấu hiệu bước vào sóng tăng mới với cường độ tăng dần, với chuỗi tăng điểm 3 phiên liên tiếp, tích lũy hơn 34 điểm, VN-Index đang ở vùng cao nhất từ giữa tháng 3. VN-Index đóng cửa vượt 795 điểm lên 796,54, tăng tới 13,95 với 166 mã cổ phiếu tăng giá. Sàn HNX có 60 mã tăng giá, HNX-Index tăng 1,65 điểm (1,55%), lên 108,31 điểm. Thanh khoản thị trường xấp xỉ 4.400 tỷ đồng, trong đó giao dịch thỏa thuận đạt mức 750 tỷ đồng. Khối ngoại vẫn chưa dừng chuỗi xả hàng khi giá trị bán ròng hơn 120 tỷ đồng.
Có thể tiến gần 800 điểm trong tuần này
Trong tháng 4, VN-Index đã tăng hơn 16%, TTCK Việt Nam đã lọt Top các thị trường có mức tăng tốt nhất trong tháng và cũng lập kỷ lục về đà tăng theo tháng kể từ năm 2009. Nhiều cổ phiếu ghi nhận tăng từ 30 - 40%, trong đó có một số mã ghi nhận sự phục hồi mạnh mẽ trong tháng 4 như: FRT 91%, MWG 38,7%, VHC 44,88%, DCM 60%, VEA 36%, HVN 52%... so với mức đáy. Hầu hết các nhóm cổ phiếu chủ chốt đã thoát đáy từ 7,6 - 35,9%.
Lý do hợp lý nhất để giải thích cho đợt phục hồi vừa qua là xu hướng tự nhiên của dòng tiền khi có cơ hội bắt đáy cổ phiếu, cùng niềm lạc quan của nhà đầu tư về sự tái mở cửa hoạt động kinh doanh hậu dịch bệnh. Thậm chí, cổ phiếu của nhiều DN có kết quả kinh doanh kém tích cực, thua lỗ vẫn có mức tăng rất tốt.
Nhìn vào dòng tiền trên thị trường thời gian qua, có thể thấy, nhà đầu tư nước ngoài, nhà đầu tư tổ chức trong nước, tự doanh công ty chứng khoán đều bán ròng. Nhà đầu tư cá nhân là nhóm mua ròng duy nhất. Khối nội đã góp phần đáng kể trong việc duy trì và thúc đẩy đà tăng thanh khoản cũng như sự sôi động của thị trường chứng khoán trong tháng 4 vừa qua.
Với việc VN-Index tăng vượt 795 điểm trong phiên 7/5, các công ty chứng khoán dự báo chỉ số VN-Index sẽ quay lại thử thách vùng đỉnh cũ tại 796-800 điểm trong ngắn hạn. Tuy vậy, theo ông Đào Tuấn Trung, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu, Công ty Chứng khoán Vietinbank, nhà đầu tư vẫn nên thận trọng khi giá nhiều cổ phiếu đã tăng mạnh thời gian qua. Thực tế thị trường đang tập trung vào nhóm cổ phiếu được hưởng lợi từ "sóng" đầu tư công hay giá dầu giảm... song nhóm này cũng đã ghi nhận tăng thời gian qua, những kỳ vọng đã được phản ánh vào giá.
Hoặc với một số cổ phiếu được hưởng lợi từ chính sách thúc đẩy đầu tư công như vật liệu xây dựng (thép, xi măng, đá), xây dựng; cổ phiếu công nghệ như FPT khi xu thế số hóa, làm việc online được đẩy mạnh trong thời dịch bệnh; hay cổ phiếu ngành bán lẻ như MWG, PNJ... và bất động sản khu công nghiệp, nhưng mọi thứ không đơn giản như vậy. Bởi không phải DN nào cũng có thể tiếp cận cơ hội khi nguồn lực đã suy yếu do dịch bệnh. "Do đó, nhà đầu tư cần thận trọng và lựa chọn cổ phiếu tiêu biểu nhất để giải ngân cho danh mục của mình" - Giám đốc Tư vấn đầu tư, Công ty Chứng khoán Maybank KimEng Phan Dũng Khánh khuyến cáo.
Tâm lý thận trọng bao trùm thị trường, VN-Index gặp khó trước ngưỡng 770 điểm Đà giảm diễn ra trên nhiều nhóm ngành như chứng khoán, bất động sản, xây dựng, khu công nghiệp, dệt may... Những phút đầu phiên giao dịch diễn ra khá hứng khởi và có thời điểm VN-Index tăng gần 6 điểm. Tuy vậy, đà hưng phấn không kéo dài quá lâu khi mà khối ngoại vẫn đang bán ròng, cũng như lo ngại...