Thị trường chứng khoán sáng 02/10: VN-Index giảm điểm không phải là điều bất ngờ
Phiên giao dịch 02/10, thị trường chứng khoán Việt Nam diễn ra với tác động của nhiều thông tin tiêu cực từ thị trường chứng khoán thế giới
Dữ liệu ISM (The Institute of Supply Management) công bố cho thấy hoạt động tại nhà máy của Mỹ đã giảm xuống mức yếu nhất trong hơn một thập kỷ (kể từ tháng 6/2009), làm dấy lên lo ngại rằng cuộc chiến thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc đang cản trở nền kinh tế lớn nhất thế giới. Kết thúc phiên giao dịch thứ Ba (01/10), chỉ số công nghiệp Dow Jones giảm 343,79 điểm, tương ứng với 1,28%.
Hợp đồng tương lại thị trường chứng khoán Châu Á giảm sau khi các số liệu về sản xuất của Mỹ được công bố làm tăng thêm mối lo ngại về sự suy giảm nền kinh tế toàn cầu. Hợp đồng tương lai của Nhật Bản giảm hơn 1%.
Trước những thông tin này, cùng với việc đóng cửa suýt soát 1.000 điểm của VN-Index phiên chiều qua thì việc giảm điểm của VN-Index trong phiên sáng nay không phải điều bất ngờ.
Trước tác động của nhiều thông tin không mấy tích cực, cùng với sự lưng chừng của VN-Index thì nhà đầu tư có vẻ đã dự đoán trước được kịch bản của VN-Index sáng nay.
Nhóm ngành tác động đến VN-Index sáng 02/10. Nguồn: VDSC
Xét theo nhóm ngành, nhóm cổ phiếu Điện, nước và xăng dầu khí đốt; nhóm Bất động sản đang tác động tiêu cực nhất đối với VN-Index.
Xét theo từng nhóm cổ phiếu cụ thể, phần lớn cổ phiếu nhóm Dầu khí đều chìm trong sắc đỏ, trong đó đi đầu là GAS (-1,88%); POW(-0,39%) và PLX (-0,17%),…Điều này có thể đến từ thông tin giá dầu thô giảm khi thông tin về dữ liệu kinh tế Mỹ được công bố làm giảm nhu cầu dầu thô và áp lực giá. Giá dầu Brent Oil hiện tại ở mức 59.22 USD/ thùng, Crude Oil WTI ở mức 54 USD/ thùng.
Video đang HOT
Nhóm cổ phiếu Ngân hàng sau nhiều phiên đồng lòng đưa VN-Index tăng điểm thì phiên sáng nay lại phân hóa mạnh. Tuy nhiên, phần thắng thế vẫn đang thuộc về bên bán với sự giảm điểm mạnh của các cổ phiếu lớn như VCB, TCB, CTG, MBB,… sau nhiều phiên tăng điểm. Duy chỉ có BID ( 1,25%); VPB ( 1,34%); STB ( 0,48%),… là giữ được sắc xanh.
Nhóm cổ phiếu Vingroup cũng đồng loạt giảm điểm mạnh, gây sức ép lên VN-Index trong phiên giao dịch sáng nay. Cụ thể, kết phiên sáng, VIC, VHM, VRE giảm lần lượt 0,58%; 0,56% và 1,22%.
Top cổ phiếu tác động mạnh đến VN-Index. Nguồn: VnDirect
Nhóm thực phẩm đồ uống có sự phân hóa giữa 2 anh lớn là VNM và SAB. Trong khi VNM đang là một trong số những mã tác động tiêu cực đến VN-Index thì SAB lại đang giữ vai trò lực đỡ cho VN-Index.
Bức tranh sáng nay của VN-Index trái ngược với phiên giao dịch sáng thứ Ba 01/10. Nếu như phiên trước đó, lực cung chỉ rải rác ở một vài mã cổ phiếu thì đến phiên hôm nay, lực cầu lại khá yếu ớt ở các mã cổ phiếu.
Ở chiều tăng điểm, chỉ có BID, SAB, VPB, PNJ… là đáng kể đến. Tuy nhiên lực cầu ở những mã này không đủ để tạo cho VN-Index một bệ đỡ vững chắc.
Kết phiên sáng 02/10, chỉ số VN-Index giảm 4,88 điểm với độ rộng nghiêng hẳn về bên án với 193 mã giảm điểm và chỉ có 97 mã tăng điểm.
Các sàn HNX, UPCoM cũng giảm lần lượt 0,31 điểm và 0,14 điểm với sự thắng thế của bên bán.
Về giao dịch của khối ngoại, khối này bán ròng gần 150 tỷ đồng trên sàn HoSE, trong đó HPG, VRE vẫn đứng đầu danh sách bán ròng. Cũng trong phiên sáng nay, khối ngoại trao tay 1 triệu cổ phiếu GMD, kết phiên sáng giá cổ phiếu GMD tăng 0,18%.
Theo Nhipcaudautu.vn
"Buông tay" dự án tại Myanmar, bầu Đức "dứt tình" với bất động sản
Với việc thoái hết vốn khỏi dự án HAGL Myanmar (chuyển nhượng toàn bộ 196,3 triệu cổ phần, tương ứng 47,93% vốn điều lệ HAGL Land cho Đại Quang Minh), ông Đoàn Nguyên Đức (bầu Đức) đã chính thức "buông tay" hoàn toàn với lĩnh vực bất động sản, "cái nôi" làm nên tên tuổi HAGL.
Trải qua một phiên giao dịch giằng co căng thẳng, các chỉ số chính vẫn đạt được trạng thái tăng trong ngày đầu tháng 10. VN-Index tăng 3,03 điểm tương ứng 0,3% lên 999,59 điểm còn HNX-Index tăng 0,8 điểm tương ứng 0,76% lên 105,85 điểm.
Trong lúc chỉ số một lần nữa áp sát ngưỡng 1.000 điểm thì thanh khoản trên sàn HSX cũng có sự cải thiện đáng kể. Khối lượng giao dịch toàn sàn trong phiên hôm qua đạt 210,25 triệu cổ phiếu tương ứng 4.732,51 tỷ đồng. Trên sàn HNX, con số này là 25,3 triệu cổ phiếu tương ứng 297,91 tỷ đồng.
Lực cầu cải thiện mạnh cuối phiên đã đẩy nhiều cổ phiếu tăng giá. Thống kê toàn phiên cho thấy có 321 mã cổ phiếu tăng giá và 37 mã tăng trần trên các sàn giao dịch, lấn lướt hơn so với 284 mã giảm và 29 mã giảm sàn.
Phiên này chứng kiến một loạt cổ phiếu lớn giảm giá và đã kìm hãm đáng kể đối với chỉ số chính là VNM, SAB, VRE, VHM, PNJ, GAS. Ngược lại, VCB vẫn kiên trì và cần mẫn tăng điểm, đóng góp tới 1,42 điểm cho VN-Index. Những mã ngân hàng khác như BID, TCB, VPB, CTG, MBB cũng tăng giá, ảnh hưởng tích cực đến xu hướng thị trường.
HAGL Myanmar là "cứ địa" cuối cùng của HAGL trong lĩnh vực bất động sản
Cổ phiếu HAG của Hoàng Anh Gia Lai ngày hôm qua hồi phục tăng 1,34% lên 4.550 đồng/cổ phiếu.
Liên quan mã này, Hội đồng quản trị Hoàng Anh Gia Lai vừa thông qua chuyển nhượng toàn bộ 196,3 triệu cổ phần, tương ứng 47,93% vốn điều lệ HAGL Land, đơn vị đầu tư phức hợp HAGL Myanmar Center cho Công ty cổ phần Đầu tư Địa ốc Đại Quang Minh (công ty con của Thaco).
Hội đồng quản trị HAGL giao ông Võ Trường Sơn, Tổng giám đốc công ty này đại diện ký kết, thực hiện các thủ tục liên quan đến việc chuyển nhượng cổ phần.
Tại báo cáo tài chính hợp nhất đã soát xét giữa niên độ 2019, HAGL ghi nhận khoản đầu tư gần 48% cổ phần tại HAGL Land có giá trị 2.530 tỷ đồng.
Như vậy, với việc thoái hết vốn khỏi dự án HAGL Myanmar, ông Đoàn Nguyên Đức (bầu Đức) đã "buông tay" hoàn toàn với lĩnh vực bất động sản, "cái nôi" làm nên tên tuổi HAGL.
Trước đó, hợp tác chiến lược giữa Thaco và HAGL cũng đã công bố kế hoạch doanh nghiệp của ông Trần Bá Dương sẽ rót vốn vào HAGL Agrico, triển khai dự án của HAGL Myanmar, đẩy nhanh việc xây dựng giai đoạn 2 và sở hữu 65% vốn HAGL Land.
Còn về phần bầu Đức, sau thương vụ nói trên, ông chủ HAGL sẽ toàn tâm toàn ý cho lĩnh vực nông nghiệp, mà trọng tâm là cây ăn quả.
Nhìn chung, trong giai đoạn này, nhóm cổ phiếu ngân hàng vẫn đang đóng vai trò dẫn dắt thị trường. Bên cạnh đó, theo nhận định của các chuyên gia VDSC, nhóm bất động sản cũng thu hút dòng tiền tương đối mạnh.
"Nhà đầu tư tiếp tục tìm kiếm cơ hội ở những cổ phiếu dự báo có kết quả kinh doanh quý III tốt mà không cần quá quan tâm đến chỉ số chung" - VDSC khuyến nghị.
Trong khi đó, BVSC cho rằng, nhà đầu tư chỉ nên duy trì tỷ trọng danh mục ở mức 45-50% cổ phiếu. Đối với các nhà đầu tư vẫn đang nắm giữ tỷ trọng cổ phiếu cao, tiếp tục canh bán trading giảm tỷ trọng về mức cân bằng trong các nhịp tăng điểm mạnh của thị trường.
Trong kịch bản thị trường bứt phá thành công qua vùng kháng cự 1.000-1.005 điểm, có thể thực hiện mua lại các vị thế đã bán hoặc mở các vị thế mua mới nâng tỷ trọng cho danh mục trong các nhịp điều chỉnh sau đó của thị trường.
Riêng trong phiên hôm nay (2/10), BVSC cho rằng, VN-Index sẽ hướng đến thử thách vùng kháng cự 1.000-1.005 điểm, đây là vùng kháng cự đã tạo ra áp lực bán khá mạnh khiến chỉ số quay đầu trong lần tiếp cận trước đó.
Tuy nhiên, thời điểm hiện tại, nhóm phân tích đang khá lạc quan về khả năng thị trường sẽ sớm vượt qua vùng kháng cự tâm lý này để hướng đến các mốc cản mạnh hơn trong thời gian tới.
Theo Dân trí
Khối ngoại bán ròng gần 150 tỷ đồng Phiên giao dịch đầu tháng, ngày 1-10, diễn ra khá thuận lợi, sắc xanh phủ kín ba sàn. Chốt phiên, VN-Index tăng 3,03 điểm, lên 999,59 điểm; HNX-Index tăng 0,80 điểm, lên 105,85 điểm và UPCoM-Index tăng 0,06 điểm, lên 56,84 điểm. Dù vậy, giao dịch khối ngoại tiếp tục bán ròng 145 tỷ đồng trên toàn thị trường; lực bán tập trung...