Thị trường chứng khoán Phố Wall u ám nhất kể từ năm 2008
Thị trường chứng khoán Mỹ vừa trải qua tuần lễ tồi tệ nhất kể từ cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008 bất chấp gói cứu trợ kinh tế của chính quyền Tổng thống Donald Trump.
Theo CNBC, kết thúc phiên giao dịch 20/3 (giờ Mỹ), chỉ số Dow Jones sụt hơn 4% trong khi S&P 500 và Nasdaq lần lượt lao dốc 4,3% và 2%. Như vậy, Dow giảm hơn 17% từ ngày 16 đến 20/3. Đây là cú rơi tự do trong một tuần sâu nhất của Dow kể từ tháng 10/2018.
Tính cả tuần, S&P 500 cũng bốc hơi 13% còn Nasdaq trượt 12,6%. Cả hai chỉ số đều trải qua tuần lễ tồi tệ nhất kể từ cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008. Hiện, Dow đang thấp hơn mức đỉnh hồi tháng 2 tới 35,2%, còn S&P500 thua mức đỉnh 32,1%.
Giới phân tích cho biết rất nhiều yếu tố đang gây sức ép dữ dội lên thị trường chứng khoán Mỹ, bao gồm việc chính quyền bang New York yêu cầu người dân không ra đường vì dịch Covid-19, giá dầu thô rơi tự do và giá đồng USD tăng vọt.
Video đang HOT
Phố Wall đang trải qua những ngày giao dịch đầy biến động. Ảnh: Getty Images.
Tuy nhiên, tình trạng u ám sẽ còn tiếp diễn. CNBC cho biết chỉ số Dow sụt giảm khoảng 24% từ đầu tháng 3 và sẽ trải qua cú lao dốc trong một tháng sâu nhất kể tháng 9/1931.
Chỉ số S&P 500 cũng rơi 22% từ đầu tháng 3 và sẽ hứng chịu cú sụt giảm nặng nề nhất kể từ tháng 5/1940.
Mới đây, chuyên gia nổi tiếng Jim Cramer dự báo Phố Wall sẽ còn nếm trải những tuần giao dịch đầy đau đớn, thậm chí còn tồi tệ hơn nhiều so với cuộc Đại suy thoái 2008-2009.
“Nền kinh tế Mỹ đang mắc kẹt trong cuộc chiến hai mặt trận, bao gồm dịch virus corona chủng mới và nguy cơ suy thoái kinh tế toàn cầu”, chuyên gia Cramer phân tích. Việc giá dầu lao dốc càng khiến tình hình trở nên tồi tệ hơn.
Trong khi đó, ông Ray Dalio, người sáng lập Bridgewater, dự báo dịch Covid-19 (có nguồn gốc từ Vũ Hán, tỉnh Hồ Bắc, Trung Quốc) sẽ khiến các doanh nghiệp Mỹ thiệt hại tổng cộng 4.000 tỷ USD. “Rất nhiều người sẽ phá sản”, ông nhấn mạnh.
Hương Giang
Phố Wall lập đỉnh lịch sử nhờ tín hiệu lạc quan từ quan hệ Mỹ - Trung
Dow Jones, Nasdaq, S&P 500 đều tăng điểm trong phiên 25/11. Đây là phiên lập đỉnh thứ 4 của cả ba chỉ số trong 7 phiên giao dịch vừa qua.
Ảnh minh họa. Nguồn: Internet
Dow Jones tăng 189,77 điểm, tương đương 0,68%, lên 28.065,39 điểm. S&P 500 tăng 23,29 điểm, tương đương 0,75%, lên 3.133,58 điểm. Nasdaq tăng 112,6 điểm, tương đương 1,32%, lên 8.632,49 điểm.
Một tờ báo ở Trung Quốc đưa tin Bắc Kinh và Washington "đang tiến gần hơn tới nhất trí" về một thỏa thuận ban đầu, giúp các cổ phiếu bán dẫn nhạy cảm với thương mại như Applied Materials, Lam Research Corp, tăng giá.
Cuối tuần trước, một quan chức Mỹ nhận định hai bên vẫn có thể đạt thỏa thuận giai đoạn 1 vào cuối năm nay, xoa dịu lo ngại quá trình thương lượng có thể kéo dài sang năm 2020.
"Thương mại là điểm tự cho cảm xúc của nhà đầu tư", Sam Stovall, giám đốc đầu tư chiến lược tại CFRA Research, New York, nói. "Nếu họ cảm thấy tốt, rằng chúng ta sẽ có một thỏa thuận nào đó, thị trường sẽ tăng 100 điểm và ngược lại".
Phố Wall gần đây liên tục lập đỉnh nhờ hy vọng vào thỏa thuận thương mại Mỹ - Trung và mùa báo cáo lợi nhuận doanh nghiệp quý III diễn ra tốt hơn kỳ vọng. Phiên 25/11 là phiên đóng cửa lịch sử thứ 4 của Dow Jones, Nasdaq và S&P 500 trong 7 phiên vừa qua.
Tổng khối lượng giao dịch tại Mỹ ngày 25/11 là 6,55 tỷ cổ phiếu, thấp hơn mức trung bình 7,03 tỷ cổ phiếu trong 20 ngày giao dịch trước đó.
Theo Như Tâm/Reuters
Chứng khoán Mỹ rớt thảm hại, S&P 500 lao đáy khủng hoảng năm 2008 Dịch Covid-19 phủ mây đen lên thị trường chứng khoán Mỹ khi cả 3 chỉ số lớn có tuần giao dịch lao dốc còn riêng chỉ số S&P 500 lao đáy kể từ cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008. Trên sàn chứng khoán New York, nhóm cổ phiếu giảm điểm chiếm ưu thế so với nhóm tăng điểm theo tỷ...