Thị trường chứng khoán ngập sắc xanh sau khi Mỹ – Trung ký thỏa thuận
Thị trường chứng khoán Việt Nam mở đầu phiên sáng 16/1 với sắc xanh lan tỏa sau khi Mỹ – Trung ký thỏa thuận thương mại giai đoạn 1.
Chứng khoán Việt tăng sau khi Mỹ – Trung ký thỏa thuận. Ảnh: Văn Giáp/BNEWS/TTXVN
Đến 10 giờ 10 phút sáng, VN – Index tăng hơn 3,43 điểm để chinh phục mốc 970 điểm, trong khi HNX – Index tăng gần 1 điểm lên 104,13 điểm.
Tại nhóm cổ phiếu VN30 có tới 17 mã tăng giá, trong khi chỉ có 10 mã giảm giá. Các mã ở chiều tăng giá như: BVH, FPT, VRE, VJC, MWG, PNJ…
Thị trường còn được hỗ trợ mạnh từ nhóm cổ phiếu ngân hàng. Hiện tại nhóm này chỉ có VCB giảm giá. Các mã còn lại đa số tăng giá như: CTG tăng tới hơn 4%, SHB tăng 2,7%, ACB tăng hơn 2%. Các mã STB, MBB, BID… cũng đều kết phiên trong sắc xanh.
Tại nhóm cổ phiếu dầu khí PVS giảm 1,5%, PVD giảm 0,3%. Các mã còn lại hầu hết đứng ở mức giá tham chiếu
Video đang HOT
Trước đó, các chỉ số chủ chốt trên thị trường chứng khoán Mỹ đã leo lên mốc kỷ lục mới trong phiên giao dịch ngày 15/1 sau khi Mỹ và Trung Quốc ký thỏa thuận thương mại giai đoạn 1.
Cụ thể, tại thị trường chứng khoán Phố Wall (Wall Street), cả hai chỉ số Dow Jones và S&P 500 đều chốt phiên ở mức cao kỷ lục, lần lượt tăng 0,3% và 0,2% ở mức 29.030,22 điểm và 3.289,29 điểm. Đây là lần đầu tiên trong lịch sử chỉ số Dow Jones vượt mốc 29.000 điểm. Trong khi đó, chỉ số công nghệ Nasdaq cũng phản ứng tích cực khi tăng 0,1% ở mức 9.258,70 điểm.
Ở bên kia bờ Đại Tây Dương, chỉ số FTSE 100 trên thị trường London (Anh) tăng 0,3% ở mức 7.642,80 điểm, trong khi chỉ số DAX 30 trên thị trường Frankfurt (Đức) giảm 0,2% ở mức 13.432,30 điểm.
Thị trường chứng khoán Tokyo cũng tăng điểm ngay đầu phiên giao dịch sáng 17/1. Chỉ số Nikkei 225 tăng 0,13% hay 31,74 điểm lên 23.948,32 điểm, tuy nhiên chỉ số Topix lại giảm 0,01% (0,14 điểm) xuống 1.730,92 điểm.
Theo đánh giá của ông Marvin Loh, chiến lược gia cao cấp của State Street Global Markets, mặc dù thỏa thuận trên chưa thể mang lại sự thay đổi đáng kể đối với triển vọng kinh tế song là một thông tin tích cực đối với các doanh nghiệp giúp họ có sự lạc quan để thực hiện các kế hoạch đầu tư vào hoạt động sản xuất, kinh doanh./.
Theo Văn Giáp/BNEWS
Nhóm tư nhân chiếm 44% tổng giá trị vốn hóa của 20 doanh nghiệp vốn hóa lớn nhất thị trường
Tổng giá trị vốn hóa của các doanh nghiệp tư nhân bao gồm VIC, VHM, MSN, VRE, TCB, VJC, HPG, NVL, MWG đạt 1.193.016 tỷ đồng, tương đương 52 tỷ USD.
Ảnh minh họa.
Tính đến hết tháng 8/2019, toàn thị trường có 29 doanh nghiệp có vốn hóa trên 1 tỷ USD (~23.000 tỷ đồng) trong đó, tạm tính theo thị giá cổ phiếu thời điểm kết thúc ngày 30/8, vốn hóa của 20 doanh nghiệp dẫn đầu đều vượt trên 50.000 tỷ đồng (hơn 2 tỷ USD).
Tổng giá trị vốn hóa thị trường của nhóm 20 doanh nghiệp này thời điểm cuối tháng 8 lên đến 2.737.085 tỷ đồng, tương đương 119 tỷ USD.
Trong đó, tổng giá trị vốn hóa của các doanh nghiệp tư nhân (không có cổ đông có yếu tố Nhà nước) bao gồm VIC, VHM, MSN, VRE, TCB, VJC, HPG, NVL, MWG đạt 1.193.016 tỷ đồng, chiếm 44% tổng giá trị vốn hóa của nhóm này.
20 doanh nghiệp có vốn hóa lớn nhất thị trường tính đến thời điểm cuối tháng 8/2019
Vingroup (mã VIC) tiếp tục là doanh nghiệp có vốn hóa lớn nhất thị trường với 413.223 tỷ đồng, tăng mạnh trong 8 tháng đầu năm nhờ diễn biến tích cực của cổ phiếu VIC trên thị trường. Kết thúc phiên giao dịch cuối cùng của tháng 8, cổ phiếu VIC dừng ở mức 123.500 đồng/cổ phiếu, tăng 30% so với thời điểm đóng cửa phiên giao dịch cuối cùng của năm 2018.
Nhìn xa hơn, những doanh nghiệp tư nhân niêm yết từ khá sớm như Vingroup, Masan Group (mã MSN) hay Hòa Phát (mã HPG) đều có những bước tiến dài về vốn hóa trong vài năm trở lại đây.
Điển hình như Vingroup, cách đây khoảng 2 năm, vốn hóa của doanh nghiệp này mới chỉ quanh mức xấp xỉ 110.000 tỷ đồng, chỉ tương đương 27% hiện nay. Cùng tời điểm đó, vốn hóa của Masan Group chỉ tương đương một nửa so với hiện tại trong khi vốn hóa của Hòa Phát còn chưa đến 43.000 tỷ đồng.
Trong khi đó, nhóm doanh nghiệp tư nhân"mới nổi" như Vinhomes (mã VHM), Vincom Retail (mã VRE), Techcombank (mã TCB), Vietjet Air (mã VJC) hay Masan Consumer (mã MCH) cũng nhanh chóng chen chân vào danh sách những doanh nghiệp có vốn hóa lớn nhất thị trường dù mới lên sàn trong giai đoạn 2017 - 2018.
Đối với nhóm doanh nghiệp có yếu tố Nhà nước, dẫn đầu về vốn hóa vẫn là những cái tên quen thuộc như Vietcombank (mã VCB), PVGas (mã GAS), Vinamilk (mã VNM), Cảng Hàng không (mã ACV), Sabeco (mã SAB), đều có vốn hóa trên 150.000 tỷ đồng.
Doanh nghiệp có tốc độ tăng trưởng vốn hóa nhanh nhất kể từ đầu năm 2019 là Viettel Global (mã VGI) với mức tăng 168% lên 80.553 tỷ đồng.
Thực tế, giá trị vốn hoá thị trường phản ánh giá cổ phiếu của một công ty, trong khi giá này có thể thay đổi theo kì vọng của các nhà đầu tư. Giá trị này có thể biến động do một số nguyên nhân khác ngoài kết quả hoạt động kinh doanh như việc mua lại một doanh nghiệp khác, bán bớt một số bộ phận của tập đoàn, hay mua lại chính cổ phiếu của mình trên thị trường chứng khoán...
THANH HÀ
Theo bizlive.vn
"Nhóm VinGroup" đồng loạt điều chỉnh khiến VN-Index mất hơn 5 điểm, MML hồi phục sau 2 phiên giảm sâu MML sau 2 phiên giảm sâu liên tiếp sau khi chào sàn UPCom hiện đang hồi phục nhẹ với mức tăng 1.400 đồng lên 65.000 đồng. Phiên giao dịch 11/12 tiếp tục diễn ra khá ảm đạm với áp lực bán tăng mạnh ngay từ những phút mở cửa. Các Bluechips FPT, HPG, MSN, VNM, MWG, VHM, VIC, VRE...đồng loạt giảm sâu đang...