Thị trường chứng khoán Mỹ lên xuống thất thường trong tuần qua
Thị trường chứng khoán Mỹ lên xuống khá thất thường trong tuần qua khi những diễn biến mới nhất trong quan hệ thương mại Mỹ-Trung… là nhân tố chính chi phối thị trường.
Giao dịch viên tại Sàn giao dịch chứng khoáng New York, Mỹ. Ảnh: THX/ TTXVN
Thị trường chứng khoán Mỹ lên xuống khá thất thường trong tuần qua khi những diễn biến mới nhất trong quan hệ thương mại Mỹ-Trung và các số liệu cập nhật từ nền kinh tế lớn nhất thế giới là nhân tố chính chi phối thị trường.
Phố Wall “lặng sóng” trong phiên giao dịch đầu tuần trước khi đà tăng của nhóm cổ phiếu năng lượng và công nghệ đẩy các chỉ số đi lên trong phiên sau đó.
Lo ngại về nguy cơ bùng nổ cuộc chiến thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc cũng được xoa dịu khi Bộ trưởng Tài chính Mỹ Steven Mnuchin ngày 12/9 đã gửi lời mời các quan chức Trung Quốc tham dự vòng đàm phán thương mại mới, chỉ một tuần sau khi Tổng thống Donald Trump dọa sẽ áp thuế thêm đối với lượng hàng hóa trị giá 267 tỷ USD từ Trung Quốc.
Bộ Thương mại Trung Quốc hoan nghênh đề xuất này và cho biết hai bên đang thảo luận chi tiết.
Thêm vào đó, sắc xanh của thị trường chứng khoán còn được tô điểm bởi các số liệu tích cực về kinh tế Mỹ. Lạm phát giá tiêu dùng trong tháng Tám của Mỹ đã giảm xuống 2,7% so với mức 2,9% trong tháng Bảy, qua đó loại bỏ một áp lực mà có thể thúc đẩy Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) nâng lãi suất với tốc độ nhanh hơn thay vì nâng từ từ như lộ trình đặt ra trước đó.
Theo báo cáo điều tra về tình hình kinh tế Mỹ có tên “Sách Be” của Fed, nền kinh tế lớn nhất thế giới tăng trưởng ở mức vừa phải trong hai tháng 6-7/2018, song thấp hơn mức trung bình ở các khu vực St. Louis và Kansas City.
Báo cáo trên nêu rõ, giới doanh nghiệp nhìn chung vẫn lạc quan về triển vọng ngắn hạn cho dù hầu hết các khu vực ở Mỹ vẫn có sự quan ngại và bất an chung về tình hình căng thẳng thương mại, chứ không chỉ riêng các doanh nghiệp chế tạo.
Video đang HOT
Tuy nhiên Tổng thống Mỹ Trump đã “dội gáo nước lạnh” vào hy vọng dàn xếp một thỏa thuận thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc khi viết trên mạng xã hội Twitter vào ngày 13/9 rằng: “Mỹ không chịu sức ép về việc có được một thỏa thuận thương mại với Trung Quốc, họ mới chịu sức ép phải tạo ra thỏa thuận với chúng tôi. Các thị trường của chúng tôi đều đang tăng cao, trong khi thị trường của họ đang sụp đổ. Chúng tôi sẽ sớm thu về hàng tỷ USD tiền thuế và sản xuất sản phẩm trong nước”.
Trước tình trạng căng thẳng thương mại hiện nay, ngân hàng Barclays đã đưa ra dự đoán rằng “tình hình có thể xấu đi trước khi được cải thiện trong thời gian tới” và lưu ý tới một báo cáo mới của ngân hàng này, trong đó đưa ra kịch bản về việc hai nền kinh tế hàng đầu thế giới này sẽ trải qua ít nhất một vài năm tăng trưởng giảm tốc ở mức độ vừa phải.
Tới phiên giao dịch cuối tuần ngày 14/9, Phố Wall gần như đi ngang, với đà tăng nhẹ của nhòm cổ phiếu tài chính nhờ đà tăng lợi suất trái phiếu.
Tuy nhiên, Tổng thống Mỹ Trump muốn thúc đẩy tiến trình áp thuế đối với 200 tỷ USD hàng hóa Trung Quốc đã kìm hãm đà tăng của thị trường.
Kết thúc phiên này, chỉ số công nghiệp Dow Jones tăng 8,68 điểm (0,03%), lên 26.154,67 điểm. Chỉ số S&P 500 cũng tăng 0,83 điểm (0,03%), lên 2.905,01 điểm.
Trong khi đó, chỉ số công nghệ Nasdaq Composite lại hạ 3,67 điểm (0,05%) lên 8.010,04 điểm.
Tính chung cả tuần qua, chỉ số Dow Jones tăng 0,9%, ghi dấu tuần đi lên thứ tư trong năm tuần qua. S&P 500 tăng 1,2%, tuần tăng điểm thứ chín trong 11 tuần.
Còn Nasdaq tăng 1,4% và là tuần tăng điểm thứ ba trong bốn tuần.
Lĩnh vực tài chính tăng 0,7% trong phiên này, tác động tích cực đến chỉ số S&P 500, giữa bối cảnh lợi suất trái phiếu Chính phủ kỳ hạn 10 năm chạm mốc 3% lần đầu tiên kể từ ngày 2/8/2018.
Trong đó, cổ phiếu Morgan Stanley tăng gần 1%, cổ phiếu Goldman Sachs và Bank of America lần lượt tiến 0,4% và 0,8%.
Tuy nhiên, hãng Bloomberg đưa tin rằng Tổng thống Mỹ đã chỉ định các trợ lý đẩy nhanh việc áp thuế đối với 200 tỷ USD hàng hóa Trung Quốc, bất chấp nỗ lực tiến tới thỏa thuận thương mại của Bộ trưởng Tài chính Steven Mnuchin.
Tác động của cơn bão Florence, đổ bộ vào bờ biển của Carolinas hôm 14/9 cũng tác động xấu tới thị trường.
Theo ước tính của CoreLogic, cơn bão Florence gây thiệt hại về tài sản ước tính khoảng 3-5 tỷ USD.
Cơn bão hiện đã di chuyển chậm lại, song vẫn có dự báo về lũ quét “thảm khốc”./.
Minh Trang (Theo Reuters, Marketwatch)
Chật vật giữ đà đi lên, chứng khoán Mỹ khép lại tuần tăng điểm
Dù "đuối" trong phiên ngày thứ Sáu do thông tin bất lợi về cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung, chỉ số S&P 500 của thị trường chứng khoán Mỹ vẫn có phiên tăng điểm vào ngày thứ Sáu. Tuần này, cả ba chỉ số chính của Phố Wall cùng đi lên và tiến gần mức kỷ lục.
Các nhà giao dịch cổ phiếu trên sàn NYSE ở New York, Mỹ - Ảnh: Reuters.
Theo trang MarketWatch, chứng khoán Mỹ dao động nhẹ giữa giảm và tăng trong suốt phiên giao dịch cuối của tuần, sau khi có tin Tổng thống Donald Trump vẫn muốn áp thuế quan bổ sung lên thêm 200 tỷ USD hàng hóa Trung Quốc. Thông tin này được xem là một tín hiệu cho thấy nỗi lo về chiến tranh thương mại vẫn tiếp tục "ám" thị trường.
Tuy nhiên, Dow Jones và S&P 500 đã giữ được sắc xanh khi đóng cửa, còn Nasdaq giảm nhẹ.
Chốt phiên Dow Jones tăng 0,03%, đạt 26.154,67 điểm. S&P 500 tăng 0,03%, đạt 2.904,97 điểm. Nasdaq giảm 0,05%, còn 8.010,04 điểm.
Những số liệu cho thấy sự tăng trưởng vững vàng của kinh tế Mỹ và tin Mỹ-Trung sắp nối lại đàm phán thương mại đã đưa chứng khoán Mỹ tăng điểm trong tuần này.
Trong đó, Dow Jones tăng 0,9%, đánh dấu tuần tăng thứ tư trong vòng 5 tuần trở lại đây. S&P 500 tăng 1,2%, đánh dấu tuần tăng thứ 9 trong vòng 11 tuần. Nasdaq tăng 1,4%, đánh dấu tuần tăng thứ ba trong vòng 4 tuần.
Ở mức hiện tại, S&P 500 chỉ thấp hơn 0,4% so với mức đóng cửa kỷ lục thiết lập hồi cuối tháng 8. Trong khi Dow Jones và Nasdaq chỉ còn cách 2% so với mức kỷ lục.
Trong tuần, chỉ số VIX đo lường sự biến động của thị trường giảm gần 19%, mức giảm tuần mạnh nhất kể từ tháng 4.
Tuy không quá sợ hãi về cuộc chiến thương mại, giới đầu tư ở Phố Wall vẫn bị ám ảnh bởi nỗi lo rằng cuộc chiến này có thể leo thang cao hơn và kéo tụt tăng trưởng kinh tế toàn cầu.
"Chiến tranh thương mại chắc chắn vẫn là một mối lo. Nhưng tôi không biết ảnh hưởng của nó sẽ lớn đến đâu. Đến nay, chúng tôi đã nhìn xa hơn vấn đề này, nhưng trong dài hạn, ảnh hưởng của cuộc chiến có thể không nhỏ chút nào", nhà quản lý quỹ Richard Weeks thuộc VWG Wealth Management phát biểu.
Ông Weeks giữ quan điểm lạc quan thận trọng về chứng khoán Mỹ. "Với lợi nhuận doanh nghiệp các, các kế hoạch mua lại cổ phiếu, và lãi suất còn ở mức thấp, thị trường đang được hỗ trợ. Có nhiều chuyện để lo, nhưng chưa có đủ lý do để quá bi quan", ông nói.
Trong một diễn biến khác, cơn bão Florence đã đổ bộ vào bờ biển hai bang North Carolina và South Carolina của Mỹ vào ngày thứ Sáu. Theo ước tính của CoreLogic, trận bão này có thể gây thiệt hại kinh tế từ 3-5 tỷ USD. Dù đã suy yếu thành bão cấp 1 trên thang cảnh báo gồm 5 mức, bão Florence vẫn gây ngập lụt nghiêm trọng ở vùng bị ảnh hưởng.
Các số liệu kinh tế công bố trong tuần này tiếp tục cho thấy sự vững vàng của nền kinh tế Mỹ. Trong đó, niềm tin của người tiêu dùng Mỹ đạt mức cao nhất 14 năm.
Ông Charles Evans, Thống đốc chi nhánh Chicago của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED), ngày 14/9 nói rằng các quan chức của ngân hàng trung ương này cùng chung dự báo kinh tế Mỹ sẽ còn tăng trưởng vững trong vài năm tới, với tỷ lệ thất nghiệp tiếp tục giảm và lạm phát sẽ nhích lên trên ngưỡng 2%.
Theo vneconomy.vn
Chứng khoán Mỹ chốt lại tuần tăng điểm mạnh Chỉ số VIX, chỉ số đo bất ổn trên thị trường chứng khoán Mỹ, giảm gần 19% trong tuần và như vậy có mức giảm theo tuần mạnh nhất tính từ tháng 4/2018. Ảnh: GettyImages Phiên giao dịch ngày thứ Sáu, thị trường chứng khoán Mỹ không có nhiều thay đổi. Tính cả tuần, cả 3 chỉ số đều tăng điểm. Trong phiên...