Thị trường chứng khoán: Mua gì, bán gì trong tháng cuối năm?
Sau khi trải qua nhịp tăng dài từ cuối tháng 7, việc mua gì, bán gì là vấn đề được nhà đầu tư đặc biệt quan tâm.
Hình ảnh nhà đầu tư trên thị trường chứng khoán. Ảnh: Quý Hòa.
Thị trường Việt Nam đã tăng điểm liên tiếp từ đầu tháng 8 đến tháng 11 và ghi nhận sự hồi phục kinh ngạc từ mức đáy trong năm 2020. Lũy kế từ cuối tháng 7 đến nay, chỉ số VN-Index đã tăng hơn 200 điểm và chinh phục thành công ngưỡng 1.000 điểm.
Khối lượng giao dịch trên thị trường liên tục tăng trưởng mạnh mẽ, cho thấy dòng tiền trên thị trường vẫn rất dồi dào. Thanh khoản thị trường tiếp tục tăng trưởng ổn định trong tháng 11.
Theo số liệu của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước, khối lượng giao dịch bình quân trên sàn HOSE đạt 397,2 triệu cổ phiếu/phiên, tương ứng giá trị giao dịch hơn 8.520 tỉ đồng/phiên, cao hơn 48,62% so với giá trị giao dịch bình quân của 11 tháng đầu năm 2020.
Dòng tiền trên thị trường vẫn đang tiếp tục mạnh mẽ khi giá trị giao dịch bình quân những phiên gần đây đạt từ 9-10.000 tỉ đồng.
Video đang HOT
Theo Trung tâm Phân tích và Tư vấn đầu tư SSI Research, thanh khoản liên tục duy trì ở nền cao kỷ lục củng cố cho quan điểm thị trường đang phản ánh kỳ vọng vào sự hồi phục mạnh của lợi nhuận doanh nghiệp từ năm 2021.
So với các nước trong khu vực, hệ số PE hiện tại của Việt Nam cũng cho thấy một mức hấp dẫn khi nhìn vào triển vọng tăng trưởng kinh tế trong năm 2020 và năm 2021.
Theo SSI Research, động lực tăng cho thị trường vẫn còn cho tháng cuối năm nhờ vào các chỉ số vĩ mô tháng 11 tiếp tục phục hồi vững chắc và tín hiệu khả quan khá rõ từ dòng vốn đầu tư vào cổ phiếu.
Dù vậy, SSI Research cũng lưu ý về rủi ro khi xuất hiện các ca nhiễm COVID-19 mới ngay tại TP. HCM và rủi ro điều chỉnh kỹ thuật khi chỉ số VN-Index tiến gần đến 1.030 điểm là mốc cao nhất hình thành từ cuối năm 2018 và cả năm 2019.
Nhịp thoái lui nếu diễn ra có thể được hỗ trợ bởi vùng 986 điểm của VN-Index, và đây là cơ hội nhà đầu tư có thể tận dụng để tìm kiếm lợi nhuận tốt trong xu hướng tăng chủ đạo của thị trường.
Câu chuyện đầu tư cuối năm
Cho các đề xuất đầu tư cụ thể trong tháng 12, SSI Research cho biết họ yêu thích ngành ngân hàng do đây là ngành được hưởng lợi rất rõ từ môi trường lãi suất thấp và rủi ro nợ xấu đang ở mức thấp hơn so với kỳ vọng do khả năng kiểm soát dịch nhanh chóng của Việt Nam. Trong đó, Vietinbank, MBBank và Techcombank là 3 ngân hàng được đánh giá tích cực trong nhóm ngành ngân hàng.
SSI Research dự đoán các cổ phiếu được hỗ trợ bởi các yếu tố tích cực ngay trong quý IV/2020 như GMD, DXG, SZC, FPT và VHC sẽ có mức tăng tốt hơn so với thị trường chung.
Thêm vào đó, theo SSI Research thời điểm cuối năm vẫn là thời điểm tốt để quan tâm đến các cổ phiếu thuộc các ngành bị ảnh hưởng nặng bởi dịch bệnh năm nay và có khả năng bật lại tích cực năm 2021 như MWG, PLX và SAB. Ngoài ra ngành đường (QNS, SBT) dự kiến cũng sẽ có những chính sách hỗ trợ trong năm 2021 bên cạnh việc giá đường tăng là nhân tố hỗ trợ.
Lợi nhuận từ kinh doanh của MB quý 3 sụt giảm, nợ nhóm 5 tăng 3,2 lần
Dù lợi nhuận từ kinh doanh sụt giảm nhưng do cắt giảm tới 33% dự phòng rủi ro, nên lợi nhuận trước thuế quý III/2020 của Ngân hàng TMCP Quân đội (MB) vẫn tăng nhẹ so với cùng kỳ.
MB lãi nhẹ quý 3/2020 nhờ cắt giảm mạnh chi phí dự phòng rủi ro
ngân hàng TMCP Quân đội - MB (mã MBB) vừa công bố báo cáo tài chính hợp nhất quý III/2020. Theo đó, tính đến hết 30/9/2020, tổng tài sản hơn 427 nghìn tỷ đồng, tăng 3,8% so với cuối năm 2019.
Đáng lưu ý, tiền gửi khách hàng của MB giảm 1,1% so với cùng kỳ. Tiền gửi không kỳ hạn sụt giảm mạnh nhất (2,3%) trong khi tiền gửi kỳ hạn chỉ giảm 0,2%. Dù vậy, phát hành giấy tờ có giá của ngân hàng lại tăng tới 34%, đạt 35.000 tỷ đồng, chủ yếu là chứng chỉ tiền gửi.
Theo báo cáo, tín dụng và dịch vụ vẫn là hai mảng mang lại doanh thu chính cho ngân hàng. Tính đến 30/9/2020, cho vay khách hàng của MB đạt 286 nghìn tỷ đồng, tăng 7,3% so với cùng kỳ năm ngoái.
Về kết quả kinh doanh, trong quý 3/2020, tăng trưởng lợi nhuận của MB chủ yếu do cắt giảm mạnh trích lập dự phòng. Cụ thể, trong quý, thu nhập lãi thuần của ngân hàng đạt 5.164 tỷ đồng tăng 6,45% so với cùng kỳ. Lãi thuần từ dịch vụ khởi sắc, đạt 795 tỷ đồng tăng 59%.
Tuy vậy, các mảng kinh doanh khác của ngân hàng không mấy khả quan. Lãi thuần từ kinh doanh ngoại hối giảm 5.3% còn 177 tỷ đồng. Lãi thuần từ hoạt động kinh doanh chứng khoán và góp vốn đầu tư dài hạn giảm 4%, chỉ đạt 155,8 tỷ đồng.
Tổng thu nhập hoạt động quý 3/2020 của MB vẫn tăng 6,1% song do chi phí hoạt động tăng mạnh lên 23,7% nên lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh trước chi phí dự phòng rủi ro của ngân hàng chỉ còn 3.899 tỷ đồng giảm 3,8% so với cùng kỳ.
Nguyên nhân khiến lợi nhuận trước thuế của MB trong quý 3/2020 vẫn tăng gần 10% so với cùng kỳ năm ngoái, đạt 3.015 tỷ đồng là nhờ cắt giảm tới 32,7 tỷ đồng trích lập dự phòng rủi ro. Theo đó, trong quý, ngân hàng chỉ chi 883 tỷ đồng trích lập dự phòng.
Lũy kế 9 tháng đầu năm, thu nhập lãi thuần của MBBank đạt 14.483 tỷ đồng tăng 10.4%. Lãi thuần từ dịch vụ đạt 2.485 tỷ đồng tăng 7,5% (riêng lợi nhuận từ bảo hiểm là hơn 2.100 tỷ đồng). Lãi thuần từ dịch vụ ngoại hối đạt 518 tỷ đồng, tăng gần 10%. Lãi thuần từ chứng khoán kinh doanh,c chứng khoán dầu tư và góp vốn, đầu tư dài hạn tăng mạnh đạt 870 tỷ tăng 105%. đồng. Tuy vậy, hoạt động kinh doanh khác chỉ lãi 1.204 tỷ đồng giảm 23,7%, chủ yếu là do hoạt động thu nợ sụt giảm. Theo báo cáo lưu chuyển tiền tệ, từ đầu năm đến nay, thu từ các khoản nợ đã được xử lý, xóa, bù đắp bằng nguồn rủi ro của MB chỉ đạt 977 tỷ đồng giảm 32,7% so với cùng kỳ.
Sau khi trừ chi phí và trích lập dự phòng, lợi nhuận trước thuế của MB trong 9 tháng đầu năm đạt 8.134 tỷ đồng, tăng nhẹ 6,8% so với cùng kỳ năm ngoái.
Báo cáo tài chính của MB cũng cho thấy, nợ xấu nhóm 4 và nhóm 5 của ngân hàng tăng mạnh. Trong đó, nợ xấu nhóm 4 tăng 13%. Đáng lo nhất là nợ xấu nhóm 5 tăng tới 221% (tăng 3,2 lần).
Tính đến thời điểm 30/9/2020, MB có 15.136 nhân viên, mức lương bình quân mỗi tháng là 28,45 triệu đồng/người. So với cùng kỳ năm ngoái, mức lương bình quân này giảm khoảng 15%.
Ngân hàng tuần qua: EximBank hoãn ĐHCĐ lần 2, chi nhánh BIDV bị cướp hàng trăm triệu Loạt ngân hàng báo lãi bán niên; BIDV chi nhánh Ngọc Khánh bị 2 đối tượng nổ súng, cướp hàng trăm triệu đồng; EximBank hoãn ĐHCĐ lần 2... là những tin tức ngân hàng nổi bật trong tuần qua. 6 tháng đầu năm, thu nhập lãi thuần của VietinBank chỉ tăng trưởng 0,2%, đạt 16.216 tỷ đồng. Loạt ngân hàng báo lãi bán...