Thị trường chứng khoán mở đầu phiên sáng 20/3 với sắc xanh
Đến 9 giờ 30 phút, VN-Index giảm trở lại và đang ở sát mốc tham chiếu hơn 726 điểm. Toàn sàn có 129 mã tăng, 115 mã giảm và 46 mã đứng giá.
Ảnh minh họa. (Nguồn: Reuters)
Thị trường chứng khoán mở đầu phiên sáng 20/3 với sắc xanh, nhiều mã tăng nhẹ giúp chỉ số VN-Index tăng khoảng 3 điểm, nhưng sau đó lại có xu hướng giảm trở lại.
Đến 9 giờ 30, VN-Index giảm trở lại và đang ở sát mốc tham chiếu hơn 726 điểm. Toàn sàn có 129 mã tăng, 115 mã giảm và 46 mã đứng giá.
HNX-Index tăng 0,27 điểm lên 101,27 điểm. Toàn sàn có 34 mã tăng, 35 mã giảm và 28 mã đứng giá.
Nhóm cổ phiếu VN30 có 18 mã tăng giá, trong khi có 10 mã giá và 2 mã đứng giá.
Các mã giảm giá như VIC, VHM , VRE, MSN…, đây là những mã cổ phiếu vốn hóa lớn đứng đầu thị trường nên đã tạo áp lực giảm điểm lên chỉ số. Trong khi đó, các mã vốn hóa nhỏ hơn như FPT, HPG, BVH, VJC… tăng giá.
Tại nhóm cổ phiếu ngân hàng đang diễn biến giằng co với sắc xanh, đỏ đan xen. Cụ thể, CTG, ACB, STB, TPB… tăng giá, trong khi BID, VCB, HDB… giảm giá.
Tại nhóm cổ phiếu dầu khí, BSR, PVD, PVS, GAS, POW, PLX đều tăng giá. Nhóm cổ phiếu dầu khí đang được hưởng lợi từ việc đi lên từ giá dầu thế giới.
Video đang HOT
Giá dầu thế giới đã tăng đáng kể trong phiên giao dịch 19/3, giữa bối cảnh thị trường dầu mỏ toàn cầu nỗ lực lấy lại đà phục hồi sau khi sụt giảm mạnh thời gian qua do tác động tiêu cực của dịch viêm đường hô hấp cấp COVID-19.
Khép phiên này, tại sàn New York Mercantile Exchange, giá dầu ngọt nhẹ Mỹ (WTI) giao tháng Tư tới tăng 23,8% lên 25,22 USD/thùng.
[Chứng khoán châu Á đồng loạt giảm điểm bất chấp kích thích của ECB]
Trong khi đó, tại London ICE Futures Exchange, giá dầu Brent Biển Bắc giao tháng Năm tới tăng 14,4% lên khép phiên ở mức 28,47 USD/thùng
Lúc 9 giờ 38 phút, thị trường vẫn đang diễn biến theo xu hướng giảm. VN-Index giảm 5,04 điểm xuống gần 721 điểm, trong khi HNX về lại mốc tham chiếu gần 101 điểm.
Trên thị trường chứng khoán thế giới, trong phiên giao dịch 19/3, các thị trường chứng khoán châu Âu và Mỹ đều tăng điểm, giữa lúc tâm lý lạc quan của giới đầu tư được thúc đẩy bởi một loạt nỗ lực kích thích kinh tế quy mô lớn của chính phủ các nước nhằm ứng phó với tác động tiêu cực của dịch COVID-19.
Thị trường Phố Wall kết thúc phiên giao dịch trong sắc xanh, với chỉ số Dow Jones tăng 1%, trong bối cảnh Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) công bố các biện pháp bổ sung nhằm gia tăng thanh khoản và Quốc hội Mỹ thúc đẩy những biện pháp hỗ trợ với việc các nghị sỹ đảng Cộng hòa thông báo kế hoạch chi tiêu tài chính trị giá 1.000 tỷ USD.
Kết thúc phiên này, chỉ số công nghiệp Dow Jones tăng 1% lên 20.087,19 điểm. Chỉ số S&P 500 nhích 0,5% lên 2.409,39 điểm. Trong khi đó, chỉ số công nghệ Nasdaq Composite tăng 2,3% lên 7.150,58 điểm.
Trong khi đó, ở bên kia bờ Đại Tây Dương, thị trường chứng khoán châu Âu cũng có một phiên giao dịch tốt nhất trong hai tuần qua, sau khi Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) thông báo kế hoạch mua trái phiếu “khẩn cấp” trị giá tới 750 tỷ euro (820 tỷ USD).
Ông Kallum Pickering, chuyên gia kinh tế cao cấp tại Berenberg, cho biết Ngân hàng Trung ương Anh (BoE) đã tiến hành cắt giảm lãi suất lần thứ hai trong những ngày gần đây và thông báo về kế hoạch “mua bán tài sản lớn nhất từ trước tới nay.”
Chốt phiên 19/3, chỉ số Euro Stoxx 50 tăng 2,9%, lên 2.454,08 điểm. Chỉ số FTSE 100 tại London tăng 1,4% lên 5.151,61 điểm, chỉ số DAX 30 trên sàn Frankfurt tiến 2% lên 8.610,43 điểm, cò chỉ số CAC 40 của Paris tăng 2,7% lên 3.855,50 điểm.
Nhiều chuyên gia dự đoán các thị trường chứng khoán châu Âu và Mỹ vẫn sẽ biến động mạnh và chịu nhiều áp lực cho đến khi dịch COVID-19 được kiểm soát./.
Văn Giáp (TTXVN/Vietnam )
Chứng khoán quay đầu đi xuống, cổ phiếu QCG, họ FLC hết ngược dòng
Hầu hết cổ phiếu vốn hóa lớn và tầm trung trên sàn chứng khoán vẫn chịu áp lực bán mạnh. Dòng tiền đầu cơ vào thị trường cũng đã thận trọng hơn.
Đà hồi phục của thị trường chứng khoán ngày 18/3 đã không thể lan tỏa trong phiên giao dịch hôm nay. Bảng điện tử tại cả hai sàn TP.HCM và Hà Nội thêm một ngày bị sắc đỏ bao phủ trong bối cảnh thị trường châu Á vẫn tiếp tục đi xuống còn diễn biến tại Phố Wall hôm qua cũng trong trạng thái tiêu cực.
Chốt phiên 19/3, VN-Index đạt 726 điểm, mất 22 điểm, giảm 2,9% so với hôm qua. Sàn HoSE có 69 mã tăng trong khi số lượng mã giảm giá lên tới 313. Trong ngày giao dịch, có thời điểm VN-Index giảm hơn 30 điểm trước khi lực bán yếu đi giúp đà giảm thu hẹp.
Tại sàn Hà Nội, HNX-Index có mức giảm thấp hơn khi mất 0,8% và kết phiên ở mốc 101 điểm với 100 mã chìm trong sắc đỏ và 55 mã tăng.
Thanh khoản toàn thị trường gần 5.000 tỷ đồng. Khối ngoại tiếp tục có phiên bán ròng thứ 28 liên tiếp với giá hơn 500 tỷ đồng. Những mã cổ phiếu bị bán ròng nhiều nhất là MSN (Masan) - 83 tỷ; HPG (Hòa Phát) - 78 tỷ; VNM (Vinamilk) - 63 tỷ.
Trong danh mục VN30, 27 mã giảm giá, 2 mã đứng giá và chỉ duy nhất một mã tăng là ROS (FLC Faros). Những mã cổ phiếu bluechip diễn biến tiêu cực nhất là SAB (Sabeco) giảm 7%; VNM (Vinamilk) giảm 6%; PNJ, PLX (Petrolimex), GAS (PV Gas), BVH (Bảo Việt), VCB (Vietcombank) cùng giảm 5%.
Nhóm ngân hàng cũng đồng loạt giảm mạnh. CTG (Vietinbank), TCB (Techcombank), EIB (Eximbank) giảm 4%; BID (BIDV), VPB (VPBank), STB (Sacombank) giảm 3%.
Hầu hết cổ phiếu trong nhóm VN30 lao dốc trong phiên 19/3. Ảnh: Việt Đức.
Trong phiên hôm nay, một loạt cổ phiếu liên tục tăng trần trong nhiều phiên trước như QCG (Quốc Cường Gia Lai), nhóm cổ phiếu liên quan đến FLC và lãnh đạo tập đoàn này như AMD (FLC Stone). HAI (Nông dược H.A.I) kết thúc chuỗi ngày ngược dòng thị trường và cùng giảm sàn. Mã FLC cũng giảm hết biên độ sau 4 phiên tăng liên tiếp.
Theo đánh giá của Công ty chứng khoán Yuanta Việt Nam (YSV), việc nhóm cổ phiếu tăng mạnh gần đây giảm sàn chứng tỏ dòng tiền đầu cơ đã có sự thận trọng.
YVS đưa ra quan điểm hệ thống chỉ báo xu hướng vẫn duy trì mức giảm ngắn hạn trên hai chỉ số chính với mức kháng cự ở 774 điểm của chỉ số VN-Index và 106 điểm của chỉ số HNX-Index.
VnDirect cũng nhận định bối cảnh hiện tại vẫn rất khó khăn cho chứng khoán Việt Nam khi các thị trường quốc tế liên tiếp giảm điểm kỷ lục. Trong khi đó, áp lực bán ròng mạnh từ khối nhà đầu tư nước ngoài vẫn tiếp diễn. Hầu hết cổ phiếu vốn hóa lớn và tầm trung vẫn đang chịu áp lực bán rất mạnh.
Trong khu vực, mức giảm mạnh nhất hôm nay diễn ra tại thị trường Hàn Quốc khi chỉ số Kosspi giảm 8,4%. Ở New Zealand và Australia, chỉ số NZX 50 và ASX 200 lần lượt giảm 3,6% và 3,4%. Nikkei 225 ở Nhật Bản và Shanghai Composite của Trung Quốc giảm 1%.
Việt Đức (Zing.vn)
Miễn phí dịch vụ chứng khoán do dịch Covid-19 Bộ Tài chính đã quyết định giảm giá 10-50% với 9 loại dịch vụ và miễn thu phí với 6 dịch vụ chứng khoán để hỗ trợ thị trường trước ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19. Bộ Tài chính vừa ban hành Thông tư hướng dẫn về việc giảm giá và miễn thu phí đối với một số dịch vụ trong lĩnh vực...