Thị trường chứng khoán lao dốc sau khi FED hạ lãi suất
Các thị trường chứng khoán châu Á và Mỹ đều đi xuống trong phiên giao dịch đầu tuần 16/3 sau khi FED quyết định giảm lãi suất.
Theo AFP, đầu phiên giao dịch hôm nay (16/3), chỉ số Nikkei 225 của thị trường chứng khoán Tokyo (Nhật Bản) giảm 0,92%, tương đương 159,97 điểm, xuống còn 17.271,08 điểm. Trong khi đó, chỉ số Topix giảm 0,95% (tương đương 11,97 điểm) xuống mức 1.249,73 điểm.
Các chỉ số trên thị trường chứng khoán sụt giảm nhanh. (Ảnh minh họa: Reuters)
Chỉ số Kospi của thị trường Seoul (Hàn Quốc) giảm giảm 0,86% (15,18 điểm) xuống còn 1.756,26 điểm, trong khi chỉ số S&P/ASX 200 của thị trường Sydney giảm giảm 6,71% (371,50 điểm) xuống 5.167,80 điểm.
Chỉ số Hang Seng của thị trường Hong Kong (Trung Quốc) giảm 2,27% (545 điểm) xuống còn 23.487,91 điểm. Còn chỉ số Shanghai Composite của thị trường Thượng Hải (Trung Quốc) giảm 0,15% (4,19 điểm) xuống còn 2.883,24 điểm.
Giá giao dịch chứng khoán tương lai Mỹ lao dốc không phanh bất chấp việc Cục Dự trữ Liên bang (FED) cắt giảm lãi suất để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.
Video đang HOT
Theo CNBC, giá giao dịch chứng khoán tương lai Mỹ sụt giảm 5%, chỉ số Dow Jones tụt dốc hơn 1.000 điểm. Các chỉ số S&P 500 và Nasdaq 100 cũng sụt rất mạnh. Tuần trước, cả Dow và S&P 500 đều giảm hơn 8%.
Các thị trường chứng khoán đồng loạt lao dốc trong phiên giao dịch hôm nay sau khi Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) ngày 15/3 thông báo cắt giảm lãi suất lần thứ 2 trong vòng chưa đầy hai tuần nhằm giúp thúc đẩy nền kinh tế Mỹ trong bối cảnh dịch viêm đường hô hấp cấp Covid-19 do virus SARS-CoV-2 đang lan nhanh tại Mỹ. FED cắt giảm lãi suất xuống biên độ mục tiêu từ 0-0,25%./.
Trần Ngọc/VOV.VN (biên dịch)
Thị trường 'bốc hơi' 7,5 tỷ USD, chủ tịch Ủy ban chứng khoán nói gì?
Tính chung từ đầu tuần đến giờ, vốn hoá của thị trường chứng khoán Việt Nam (tính cả 3 sàn HSX, HNX và UPCoM) đã tiếp tục "bốc hơi" hơn 173.500 tỷ đồng (khoảng 7,5 tỷ USD).
TTCK thế giới đã rơi vào cơn hoảng loạn khiến TTCK trong nước cũng phản ứng mạnh không kém
Thị trường chứng khoán vừa trải qua "tuần đen tối" khi đồng loạt giảm mạnh ở hầu hết các phiên giao dịch. Thậm chí, nhiều phiên giao dịch, chỉ số VN-Index bị "thổi bay" hơn 50 điểm, xuống mức thấp nhất trong khoảng 8 năm qua. Một trong những nguyên nhân của hiện trạng này do tác động tiêu cực của dịch Covid -19 khi có thêm nhiều bệnh nhân dương tính và do giá dầu thô thế giới liên tiếp giảm sâu.
Phiên giao dịch cuối cùng của tuần này, ngày 13/3, thị trường chứng khoán tiếp tục đỏ sàn, dù mới bắt đầu phiên giao dịch, chỉ số VN-Index đã giảm xuống 735,9 điểm. Tuần qua cũng được xem là "tuần đen tối" của thị trường chứng khoán với tất cả các phiên giảm điểm. Đặc biệt, phiên giao dịch ngày 9/3, VN-Index bị thổi bay gần 56 điểm - phiên giảm mạnh nhất (tính theo tỷ lệ %) trong lịch sử thị trường chứng khoán Việt Nam. Hàng loạt mã giảm sàn ở tất cả các nhóm ngành. Trên các sàn giao dịch có tới 675 mã giảm điểm.
Trên thị trường, nhiều cổ phiếu giảm giá mạnh như VCB giảm sàn, VIC giảm giá 5.200 đồng, VJC cũng giảm 5.500 đồng, VHM giảm 4.500 đồng, GAS và PLX đều giảm sàn. Các mã rơi vào tình trạng giảm sàn hầu hết đều trắng bên mua và có dư bán sàn khá lớn.
Tính chung từ đầu tuần đến giờ, vốn hoá của thị trường chứng khoán Việt Nam (tính cả 3 sàn HSX, HNX và UPCoM) tiếp tục "bốc hơi" hơn 173.500 tỷ đồng (khoảng 7,5 tỷ USD). Thị trường chứng khoán Việt Nam liên tiếp giảm do nhà đầu tư lo lắng diễn biến phức tạp, khó lường dịch Covid -19. Mỗi khi cơ quan chức năng công bố tăng thêm ca bệnh dương tính, thị trường chứng khoán tiếp tục bị ảnh hưởng.
Đến nay, VN-Index đã giảm 26% so với trước Tết và giảm 23% từ đầu năm 2020. Với việc đồng loạt giảm sâu trong tuần này, hàng loạt cổ phiếu vốn hóa lớn nhất thị trường đã giảm trên 30% so với trước Tết. Hai cổ phiếu giảm sâu nhất là PV GAS và Bảo Việt với mức giảm trên 40%. PV GAS cùng các cổ phiếu dầu khí chịu tác động từ việc giá dầu lao dốc. Nhóm giảm trên 35% có Vietnam Airlines, Vietjet, Sabeco, Thế giới Di động, PNJ và BIDV.
Theo ông Nguyễn Duy Hưng, Chủ tịch Công ty chứng khoán SSI, nước bị ảnh hưởng nhất bời dịch bệnh cúm Vũ hán là Trung quốc, nhưng thị trường chứng khoán giảm điểm ít nhất thế giới kể từ khi xuất hiện dịch bệnh đến nay cũng lại chính là thị trường chứng khoán Trung quốc.
"Sẽ vô cùng hữu ích nếu chúng ta phân tích và rút ra kinh nghiệm từ những gì họ đã làm, từ hành động của Chính phủ, các bước đi của các cơ quan quản lý thị trường, cách ứng xử của doanh nghiệp cũng như phản ứng của nhà đầu tư. Tình hình hiện tại thực sự là bài kiểm tra đắt giá về sức chịu đựng cũng như bản lĩnh và khả năng hành động đối mặt với biến cố của mỗi người, của mỗi vị trí", ông Hưng nói.
Trao đổi với báo giới, Chủ tịch UBCK Trần Văn Dũng cho rằng: "Nhà đầu tư không nên bán tháo, bình tĩnh, tin vào nội lực doanh nghiệp và nền kinh tế". Trước tình trạng nhiều cổ phiếu rơi về vùng giá thấp, lãnh đạo một số doanh nghiệp và người có liên quan đã công bố nhu cầu mua vào cổ phiếu, chẳng hạn tại HPG. Cùng với đó, một số doanh nghiệp niêm yết đang có nhu cầu mua vào cổ phiếu của chính mình làm cổ phiếu quỹ.
"Chúng tôi mong rằng, các doanh nghiệp, các tổ chức tài chính trung gian và nhà đầu tư cần vững tin vào nội lực của nền kinh tế, vào các giải pháp của Chính phủ và các bộ, ngành, cũng như sức bền của TTCK Việt Nam nhằm góp phần hỗ trợ thị trường lấy lại đà tăng trưởng, đặc biệt là tránh những phiên bán tháo không cần thiết", ông Dũng nói.
Tuần qua, TTCK Việt Nam giảm mạnh nằm trong bối cảnh suy giảm chung của TTCK khu vực và quốc tế. Phiên giao dịch ngày thứ Năm 12/3, chỉ số Dow Jones "bốc hơi" 2,352.60 điểm (tương đương 9.99%) còn 21,200.62 điểm, đánh dấu phiên sụt giảm mạnh nhất kể từ vụ sụp đổ thị trường "Ngày thứ Hai Đen tối" năm 1987, khi đó Dow chỉ số này đã lao dốc hơn 22%. Chỉ số S&P 500 sụt 9.5% xuống 2,480.64, cùng Dow Jones rơi vào thị trường "con gấu". S&P 500 cũng ghi nhận phiên tồi tệ nhất kể từ năm 1987. Chỉ số Nasdaq Composite mất 9.4% còn 7,201.80 điểm.
K. HUYỀN - Q.NGA
Theo .tienphong.vn
Chứng khoán Mỹ có phiên giao dịch đen tối nhất từ năm 1987 Thị trường chứng khoán Mỹ một lần nữa khiến giới đầu tư "đứng tim" khi giảm 10%, mức tồi tệ nhất kể từ lần sụp đổ năm 1987. Ngay giờ mở cửa, do giảm quá mạnh, công cụ ngắt mạch thị trường chứng khoán Mỹ tiếp tục được kích hoạt. Thế nhưng, khi giao dịch trở lại, các chỉ số thậm chí còn...