Thị trường chứng khoán cuối năm 2018: Chọn cổ phiếu tiềm năng để đầu tư
Sau khi đạt đáy ngắn hạn vào đầu tháng 7, đến nay chỉ số VN-Index tăng 12,5% giúp một số nhà đầu tư lấy lại những khoản thua lỗ trước đó. Trong 4 tháng cuối năm 2018, ngành nào, cổ phiếu nào sẽ lựa chọn hàng đầu cho các khoản đầu tư ngắn hạn, trung hạn?
Nhiều điểm tích cực
Giữa tháng 8, tổ chức đánh giá tín nhiệm Moody’s đã nâng 1 bậc định hạng tín nhiệm nhà phát hành nợ dài hạn của Chính phủ Việt Nam lên mức B3 từ mức B1 trước đó, đồng thời điều chỉnh triển vọng tín nhiệm của Việt Nam thành “ổn định” từ “tích cực”.
Fitch Ratings nâng 1 bậc định hạng tín nhiệm nhà phát hành nợ ngoại tệ dài hạn của Việt Nam lên BB với triển vọng “ổn định” từ mức BB- trước đó. Standard & Poor’s dành cho Việt Nam định hạng tín nhiệm nợ dài hạn ở mức BB-, triển vọng “ổn định”.
Tuy nhiên, để đạt tới mức khuyến nghị đầu tư (investment grade), định hạng tín nhiệm của Việt Nam cần được Fitch Ratings nâng thêm 2 bậc nữa, Moody’s nâng 3 bậc và Standard & Poor’s nâng 3 bậc.
Quyết định 986/QĐ-TTG của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt chiến lược phát triển ngành ngân hàng đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 có nhiều điểm nổi bật. Đến năm 2025, hoàn thành việc niêm yết các ngân hàng cổ phần, có từ 2-3 ngân hàng thương mại nằm trong top 100 ngân hàng lớn nhất về tài sản trong khu vực châu Á và 3-5 ngân hàng niêm yết cổ phiếu trên thị trường chứng khoán nước ngoài. Đồng thời, bố trí thêm vốn cho các ngân hàng quốc doanh, giảm tỷ lệ sở hữu Nhà nước xuống còn 51% trừ Agribank.
Tại Hội nghị sơ kết công tác tài chính – ngân sách Nhà nước 6 tháng đầu năm 2018, Phó Thủ tướng Chính phủ Vương Đình Huệ đã chỉ đạo Ủy ban Chứng khoán Nhà nước sớm xây dựng rõ mục tiêu nâng hạng thị trường chứng khoán từ cận biên lên mới nổi, kèm theo những giải pháp để nâng hạng thành công. Phó Thủ tướng còn yêu cầu Ủy ban Chứng khoán Nhà nước theo dõi sát diễn biến của thị trường để kịp thời phát hiện và xử lý nghiêm các hành vi tiêu cực, “thổi giá”.
MBS khuyến nghị nhà đầu tư có thể quan tâm đến các cổ phiếu trên với giá mục tiêu trong vòng 12 tháng tới.
Định giá hợp lý
Quý 1/2018, thị trường chứng khoán Việt Nam tăng điểm nhiều nhất thế giới, đưa P/E của thị trường lên mức 21,7 lần. Sang quý 2, thị trường lập kỷ lục buồn khi giảm mạnh nhất thế giới, tỷ số P/E còn 16,2 lần trở nên hấp dẫn hơn so với trung bình các nước trong khu vực ASEAN.
Lợi nhuận 6 tháng đầu năm của doanh nghiệp tiếp tục duy trì tăng trưởng, mặt bằng định giá giảm về mức tương đối hấp dẫn khiến dòng tiền quay lại thị trường, thanh khoản cải thiện. Nhiều cổ phiếu bluechips, ngân hàng, dầu khí tăng giá giúp VN-Index tăng từ đáy 885 điểm lên gần 1.000 điểm, tương ứng mức tăng 12,5%. Hai tháng qua, nhiều cổ phiếu trụ cột tăng giá 20-30% khiến nhà đầu tư phấn chấn.
Cùng với việc cổ phiếu đang ở mức hợp lý, dòng vốn ngoại tiếp tục đổ vào thị trường. Ông Nguyễn Thanh Lâm, Trưởng phòng phân tích khách hàng cá nhân Công ty Chứng khoán Maybank KimEng cho biết, Việt Nam là quốc gia duy nhất trong khối ASEAN duy trì được giá trị mua ròng của nhà đầu tư nước ngoại từ đầu năm đến nay trị giá 1,388 tỷ USD. Nếu loại các giao dịch thỏa thuận IPO tại các cổ phiếu VHM, FRT, HDB và YEG thì Việt Nam là quốc gia bị bán ròng ít nhất (19 triệu USD) trong khối ASEAN. CTCP Chứng khoán VNDIRECT nhận định, từ tháng 4 đến tháng 6, dòng vốn ngoại rút ra là dòng vốn nóng mang tính đầu cơ.
Video đang HOT
Maybank KimEng dự phóng 3 kịch bản từ nay đến cuối năm cho chỉ số VN-Index.
Ngành ngân hàng vẫn được ưu tiên lựa chọn
Ngân hàng Nhà nước vừa ban hành Chỉ thị số 04 là hỗ trợ kiểm soát lạm phát bằng việc định hướng mục tiêu tăng trưởng tín dụng năm 2018 một cách chặt chẽ hơn trong năm nay. CTCP Chứng khoán TP.HCM (HSC) cho rằng ảnh hưởng của chỉ thị là có nhưng nhiều khả năng sẽ không lớn. HSC dự báo lợi nhuận của ngành ngân hàng trong năm 2018 vẫn tăng trưởng 32,28% và tiếp tục tăng trưởng 22,52% trong năm 2019. HSC duy trì quan điểm tích cực đối với cổ phiếu ngân hàng.
CTCP Chứng khoán MB (MBS) cho rằng những tháng cuối năm, nhà đầu tư nên quan tâm ngành ngân hàng. MBS cho rằng động lực chính để nhà đầu tư quan tâm ngành này là lợi nhuận diễn biến tích cực, chất lượng tài sản được củng cố và làn sóng niêm yết, phát hành riêng lẻ, nới room ngoại. Trong 17 ngân hàng đang niêm yết và đăng ký giao dịch tại thị trường chứng khoán, MBS khuyến nghị mua MBB, ACB với giá mục tiêu trong 12 tháng tới là 29.100 đồng/cổ phiếu và 49.000 đồng/cổ phiếu.
Ngoài ngành ngân hàng, MBS còn khuyến nghị nhà đầu tư quan tâm tới một số cổ phiếu trong ngành chứng khoán (SSI, HCM), ngành bất động sản (VIC, DXG, NLG, CTD), vật liệu xây dựng (VSC, CVT, HPG, BMP, AAA), bán lẻ (MWG, PNJ, DGW), sản xuất điện (POW, NT2, REE), dầu khí (GAS, BSR, PVD).
VNDIRECT cho rằng lãi suất ngân hàng đang tăng, dòng vốn rẻ kết thúc, do vậy thời gian tới thị trường chứng khoán sẽ phân hóa mạnh. Nhà đầu tư nên tập trung lựa chọn những doanh nghiệp có câu chuyện cơ bản tốt sẽ đem lại mức lợi nhuận tốt trong dài hạn.
N. Như
Theo nguoitieudung.com.vn
Vì sao doanh nghiệp nhà nước vẫn được 'bao bọc' sau cổ phần hóa
TheLEADERTrong nhiều thông điệp của mình, Chính phủ đã nhấn mạnh quan điểm, doanh nghiệp nhà nước phải theo nguyên tắc thị trường, tự chủ, tự chịu trách nhiệm, tuy nhiên, trên thực tế, không nhiều doanh nghiệp làm được điều này.
Nhà máy phân bón DAP số 2 tại tỉnh Lào Cai của Vinachem
Nặng nề cơ chế xin - cho
Tập đoàn Hoá chất Việt Nam ( Vinachem) đã có đề xuất xin áp thuế cao hơn đối với phân đạm nhập khẩu, mục đích nhằm giúp giá thành phân đạm do Vinachem sản xuất cạnh tranh được trên thị trường.
Trước đó, Vinachem cũng đã liên tục có nhiều kiến nghị Chính phủ xem xét đề nghị các ngân hàng cho giãn nợ, giảm lãi vay, tiếp tục cho vay vốn lưu động để tạo điều kiện "cứu" 4 dự án thua lỗ thuộc doanh nghiệp này gồm Công ty TNHH MTV Đạm Ninh Bình, Công ty CP Phân đạm và Hóa chất Hà Bắc; Công ty Cổ phần DAP - Vinachem; Công ty CP DAP số 2 - Vinachem.
Cụ thể, Vinachem đề nghị Thủ tướng Chính phủ cho phép kéo dài thời hạn vay thành 20 năm với các khoản vay của các dự án đạm Hà Bắc, đạm Ninh Bình và phân bón DAP Lào Cai. Đồng thời, cân đối lại việc trả nợ gốc, nợ lãi, điều chỉnh giảm lãi suất tiền vay của dự án về mức 3%/năm đến 2021.
Nhiều ý kiến cho rằng, việc kiến nghị hàng loạt các chính sách ưu đãi của Vinachem đang đặt ra câu hỏi về tính thị trường trong nền kinh tế và sự đảm bảo cạnh tranh minh bạch giữa các doanh nghiệp.
Đáng chú ý, Vinachem không phải doanh nghiệp nhà nước duy nhất có những kiến nghị ưu đãi cho mình. Trước đó, để xử lý 12 dự án yếu kém, các doanh nghiệp ngành công thương cũng đã có những đề xuất tương tự.
Nhận định về thực trạng này, tại toạ đàm "Nâng hiệu quả doanh nghiệp Nhà nước: Minh bạch thông tin, đổi mới quản trị" do Cổng thông tin Chính phủ tổ chức, ông Phùng Văn Hùng, Ủy viên thường trực Ủy ban Kinh tế của Quốc hội thẳng thắn thừa nhận, nhiều doanh nghiệp nhà nước đã cổ phần hoá, hoạt động theo kinh tế thị trường, song vẫn xin cơ chế ưu đãi, nhà nước vẫn còn bao bọc, tạo những cạnh tranh không bình đẳng trong xã hội.
Theo ông Hùng, đối với các kiến nghị của doanh nghiệp, nhà nước cần nghiên cứu, xem xét trên cơ sở luật pháp và định hướng phát triển của nền kinh tế và chỉ giải quyết các kiến nghị phù hợp.
Lý giải nguyên nhân của thực trạng này, TS. Lưu Bích Hồ, nguyên Viện trưởng Viện Chiến lược phát triển (Bộ Kế hoạch và đầu tư) cho rằng, các doanh nghiệp nhà nước đã tồn tại quá lâu trong thể chế được ưu tiên ưu đãi, bao cấp, tư duy và thói quen của các doanh nghiệp này chưa thay đổi triệt để.
Bên cạnh đó, môi trường đầu tư kinh doanh vẫn chưa thực sự bình đẳng, trên thực tế nhà nước vẫn dành nhiều ưu đãi cho các doanh nghiệp nhà nước về một số mặt như đất đai, vốn.
Nhiều doanh nghiệp nhà nước vẫn trong tình trạng hoạt động không hiệu quả hoặc hiệu quả kém, sức cạnh tranh yếu, làm ăn thua lỗ nên vẫn trông chờ vào nhà nước hỗ trợ.
Một lý do khác được vị chuyên gia này đưa ra là do doanh nghiệp nhà nước là sân sau của các bộ, ngành chủ quản, dễ xảy ra lợi ích nhóm. Đó là thực tế đã kéo dài nhiều năm, dù đã tích cực đổi mới nhưng kết quả đạt được vẫn chưa thực sự như mong muốn, việc cải cách doanh nghiệp nhà nước còn nhiều khó khăn.
Trong thời gian tới, doanh nghiệp cần đề cao tính thị trường, kiên quyết thực hiện theo cơ chế thị trường, tự chủ tự chịu trách nghiệm, tôn trọng sự hội nhập kinh tế và cạnh tranh bình đẳng đối với các doanh nghiệp tư nhân.
Mặt khác, không chỉ phía doanh nghiệp mà các cơ quan quản lý cũng phải nghiêm túc chấm dứt mọi cơ chế xin cho không hợp lý, không bình đẳng, minh bạch, sinh ra tiêu cực tham nhũng, ông Hồ nhấn mạnh.
Đưa ra giải pháp cho việc xử lý các khó khăn của Vinachem, ông Đặng Quyết Tiến, Cục trưởng Cục Tài chính doanh nghiệp (Bộ Tài chính) cho rằng, thuế là giải pháp hỗ chợ chung, bình đẳng đối với các thành phần kinh tế, còn đã là luật quy định thì các thành phần kinh tế phải theo luật.
Do đó, trước tình hình thực tế hoạt động kém hiệu quả như hiện nay, Vinachem phải tự soi vào mình, còn gì chưa đúng với cơ chế thị trường cần bỏ ngay. Đối với 4 dự án đang kinh doanh thua lỗ cần xắp xếp lại các dự án này theo cơ chế thị trường, nhà nước không bỏ vốn, cắt giảm chi phí, đổi mới quản trị, sản phẩm sản xuất ra phải đảm bảo tính cạnh tranh, bán được trên thị trường. Đó mới là giải pháp phát triển bền vững của doanh nghiệp chứ không phải chỉ dựa vào ưu đãi từ phía nhà nước, ông Tiến cho hay.
Vẫn 'bình mới, rượu cũ'
Không chỉ dựa vào sự ưu đãi của nhà nước, nhiều chuyên gia còn cho rằng, các doanh nghiệp nhà nước hiện nay dù đã cổ phần hoá nhưng vẫn còn mập mờ thông tin, không minh bạch trên thị trường. Đây chính là một trong những nguyên nhân khiến hoạt động của các doanh nghiệp này không hiệu quả, gây lợi ích nhóm.
Theo đó, sau cổ phần hoá mục đích chính các doanh nghiệp cần đạt được là đổi mới quản trị, hoạt động công khai minh bạch để năng cao hiệu quả kinh doanh vẫn chưa thực hiện được. Hiện còn 700 doanh nghiệp đã cổ phần hóa song chưa niêm yết trên thị trường chứng khoán.
Thông tin từ Ban chỉ đạo đổi mới và phát triển doanh nghiệp cũng cho thấy, trong hơn 20 năm qua, có khoảng 92% tổng số doanh nghiệp nhà nước đã thực hiện cổ phần hoá nhưng thực tế mới có khoảng 10% lượng vốn nhà nước được thay thế bởi vốn của tư nhân.
Theo chuyên gia Lưu Bích Hồ, trong bối cảnh hội nhập cùng với việc tuân thủ các luật lệ quốc tế, hoạt động cổ phần hóa doanh nghiệp nếu không công khai minh bạch và quản trị hiệu quả là không đúng yêu cầu đặt ra. Vị chuyên gia kinh tế này đề nghị các doanh nghiệp cần thay đổi tư duy và cung cách làm việc, có như vậy mới tạo ra các hoạt động kinh doanh lành mạnh, công ty phát triển hiệu quả và bền vững.
Cùng quan điểm, ông Phùng Văn Hùng cho rằng, sau cổ phần hóa, các doanh nghiệp không muốn niêm yết trên thị trường chứng khoán, không muốn công khai tình hình sản xuất, kinh doanh mà muốn các hoạt động diễn này chỉ ra trong một nhóm là điều không bình thường.
Để giải quyết bất cập này, theo ông Hùng, Chính phủ cần phải xem xét từng doanh nghiệp cụ thể để có những giải pháp kịp thời yêu cầu các công ty này tuân thủ theo đúng các chủ trương và quy định của Nhà nước.
Ông Đặng Quyết Tiến, Cục trưởng Cục Tài chính doanh nghiệp
Trước thực trạng còn khá nhiều doanh nghiệp nhà nước đã cổ phần hóa nhưng chưa niêm yết trên thị trường chứng khoán, ông Tiến cũng thừa nhận, sau cổ phần hóa nhiều doanh nghiệp chưa làm tốt hoạt động quản trị, còn duy trì tình trạng "bình mới, rượu cũ." Do đó, việc công khai minh bạch các thông tin về tài chính và hoạt động của doanh nghiệp Nhà nước là nhiệm vụ hàng đầu.
Sau cổ phần hóa, các doanh nghiệp không làm tốt sẽ phải thúc đẩy lên thị trường chứng khoán. Sự giám sát quyết liệt của nhà đầu tư sẽ khiến doanh nghiệp đó phải thay đổi về quản trị và đảm bảo tính công khai minh bạch theo đúng thông lệ thị trường.
Các doanh nghiệp đăng ký giao dịch hoặc niêm yết sẽ được các sở giao dịch chứng khoán hỗ trợ về quản trị, doanh nghiệp có cơ hội huy động vốn từ thị trường với mức chi phí thấp hơn so với vay thương mại. Nhờ đó, doanh nghiệp có thể phát triển một cách minh bạch và bền vững, Cục trưởng Cục Tài chính doanh nghiệp nhấn mạnh.
An Chi
Theo Trí Thức Trẻ
Áp lực tăng lãi suất cho vay? Theo ý kiến của nhiều chuyên gia, mục tiêu giữ được lãi suất cho vay trong năm nay là khả thi, nhưng sang đầu năm 2019, dự báo lãi suất cho vay sẽ bắt đầu tăng lên do cả rủi ro bên trong và bên ngoài nền kinh tế. Mục tiêu giữ được lãi suất cho vay trong năm nay được đánh giá...