Thị trường chứng khoán có thể đối mặt rủi ro trong tuần tới
Theo nhận định của các chuyên gia, trong tuần tới, thị trường vẫn được kỳ vọng sẽ hướng đến vùng kháng cự 991 điểm – 998 điểm. Dù vậy, đà đi lên của thị trường dự báo sẽ gặp phải các nhịp rung lắc, điều chỉnh đan xen và kèm theo đó là sự phân hóa mạnh giữa các dòng cổ phiếu. Đồng thời, kênh đầu tư này có thể sẽ đối mặt với rủi ro quay đầu giảm điểm khi tiếp cận vùng kháng cự trên.
Các chỉ số chứng khoán quay đầu giảm
Tiếp nối những tuần làm việc thận trọng trước đó, thị trường chứng khoán Việt đã có tuần giao dịch cuối tháng 3 (từ 25 – 29/3) khá tẻ nhạt khi cả thanh khoản và các chỉ số chính đều sụt giảm.
Theo đó, thị trường đã khởi động phiên đầu tuần vừa qua với sắc đỏ bao phủ cùng hàng loạt cổ phiếu lớn, nhỏ mất giá. Nguyên nhân chủ yếu là do giới đầu tư mạnh tay bán tháo. Thanh khoản sụt giảm mạnh. Chỉ số Vn-Index đã giảm tới gần 19 điểm khi chốt phiên đầu tuần.
Thị trường tiếp tục trồi sự và biến động trong biên độ hẹp khi bước vào những phiên tiếp theo trong tuần. Chốt tuần, các chỉ số chính trên hai sàn Hà Nội và TP.HCM đã diễn biến trái chiều trước tâm lý thận trọng của giới đầu tư.
Theo dõi thị trường trong tuần qua có thể thấy, các cổ phiếu có ảnh hưởng tiêu cực nhất đến chỉ số Vn- Index là VIC, GAS và VNM khi lấy đi của chỉ số lần lượt 2,63, 0,99 và 0,90 điểm. Ngược lại, các cổ phiếu có ảnh hưởng tích cực nhất đến VnIndex là BID, VCB và VHM là 0,73, 0,45 và 0,41 điểm.
Ảnh minh hoạ
Về nhóm ngành tuần qua, nhóm cổ phiếu bất động sản giảm 2,13% do ảnh hưởng của các cổ phiếu TDH, VIC và HDG giảm lần lượt 2,95%, 2,28% và 2,14%. Nhóm cổ phiếu dầu khí giảm 0,93% do việc POW, PVS và GAS giảm lần lượt 2,26%, 1,90% và 1,70%.
Video đang HOT
Ở chiều ngược lại, nhóm cổ phiếu ngân hàng tăng 0,22% với các cổ phiếu tăng mạnh nhất trong ngành là BID, VCB và EIB với mức tăng 1,99%, 0,60% và 0,57%.
Tính chung cả tuần qua, các chỉ số thị trường đã biến động giảm. Trong đó, chỉ số Vn-Index kết thúc tuần với mức giảm 0,82% khi đạt mức 980,76 điểm. Còn chỉ số HNX-Index cũng đóng cửa tuần với mức giảm 0,61% và dừng tại mốc 107,44 điểm.
Cùng với đó, thanh khoản trung bình trên cả hai sàn đồng loạt giảm. Trong đó, khối lượng khớp lệnh trung bình trên sàn TP.HCM đạt gần 136.875 triệu cổ phiếu/phiên, giảm hơn 24% so với tuần giao dịch trước. Sàn HNX đạt trung bình hơn 29.437 triệu cổ phiếu/phiên, giảm hơn 28%.
Thị trường dự báo sẽ gặp phải các nhịp rung lắc
Trước diễn biến thận trọng của giới đầu tư trong tuần vừa qua, Công ty cổ phần chứng khoán Bảo Việt vẫn kỳ vọng, trong tuần tới, thị trường sẽ hướng đến vùng kháng cự 991 điểm – 998 điểm. Dù vậy, đà đi lên của thị trường dự báo sẽ gặp phải các nhịp rung lắc, điều chỉnh đan xen và kèm theo đó là sự phân hóa mạnh giữa các dòng cổ phiếu. Đồng thời, khả năng thị trường sẽ đối mặt với rủi ro quay đầu giảm điểm khi tiếp cận vùng kháng cự này.
Cũng theo Công ty cổ phần chứng khoán Bảo Việt, xu hướng mua ròng của khối ngoại tiếp tục là yếu tố hỗ trợ cho diễn biến thị trường trong ngắn hạn. Các cổ phiếu vốn hóa lớn nhiều khả năng sẽ tiếp tục tạo ra sự chi phối đến diễn biến thị trường trong tuần tới. Còn nhóm ngân hàng nhiều khả năng sẽ vẫn biến động theo hướng đi ngang tích lũy. Dòng tiền có thể sẽ chú ý nhiều hơn đến các cổ phiếu có thông tin lợi nhuận quý 1/2019 tích cực nhưng giá đã điều chỉnh về vùng hỗ trợ.
Công ty cổ phần chứng khoán Bảo Việt đánh giá, dư địa hồi phục của thị trường có thể sẽ còn tiếp diễn nhưng khả năng tìm kiếm lợi nhuận trong giai đoạn này là tương đối khó khăn. Do đó, đối với các nhà đầu tư nắm giữ tỷ trọng cổ phiếu cao cần tận dụng các nhịp hồi của thị trường để bán giảm tỷ trọng danh mục về mức an toàn.
“Với nhà đầu tư đang có tỷ trọng tiền mặt cao và chấp nhận rủi ro thì có thể thực hiện các hoạt động mua trading, ưu tiên các vị thế có sẵn trong danh mục. Tỷ trọng danh mục tổng giai đoạn hiện tại nên được khống chế tối đa ở mức 35 – 40% cổ phiếu”, Công ty cổ phần chứng khoán Bảo Việt khuyến nghị.
Còn theo quan điểm của Công ty cổ phần chứng khoán Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam – BSC, thị trường Việt Nam đang ở trạng thái tích lũy ở ngưỡng 980, thanh khoản của thị trường đã được cải thiện đáng kể so với những phiên giao dịch trước. Vì vậy, nhà đầu tư nên tiếp tục quan sát diễn biến kinh tế thế giới và khu vực, đặc biệt là cuộc đàm phán thương mại Mỹ – Trung, bên cạnh đó nhà đầu tư có thể đầu tư vào những mã cổ phiếu có cơ bản tốt khi mà giá một số mã đã được điều chỉnh đáng kể từ mốc 1000 điểm.
Minh Ngọc
Theo vnmedia.vn
Vn-Index 'vạ lây' chứng khoán thế giới, mất hơn 18 điểm
Sàn chứng khoán Việt Nam đỏ rực ngay phiên giao dịch ngày đầu tuần 25/3, VN-Index đã mất gần 22 điểm, xuống dưới ngưỡng 970 điểm.
Ảnh hưởng thị trường thế giới, chứng khoán Việt lao dốc
Chứng khoán đỏ rực sau diễn biến bất ngờ cuộc gặp Trump-Kim
Chứng khoán đồng loạt lao dốc sau hội nghị Mỹ - Triều
Đúng như lo ngại của giới phân tích và một số công ty chứng khoán, phiên lao dốc cuối tuần trước của chứng khoán Âu, Mỹ đã tác động tiêu cực tới chứng khoán châu Á nói chung và Việt Nam nói riêng ngay khi bước vào phiên giao dịch đầu tuần mới.
Cuối tuần qua, 3 chỉ số chứng khoán lớn của Mỹ ghi nhận ngày giảm mạnh nhất kể từ ngày 3/1. Trong đó, Dow Jones mất 460,19 điểm xuống 25.502,32 điểm. Nasdaq Composite giảm 196,29 điểm, tương đương 2,5%, xuống 7.642,67 điểm. Ngoài ra, S&P500 cũng giảm 54,17 điểm, tương đương 1,9%, xuống 2.800,71 điểm. Giới đầu tư lo ngại, cho rằng đây là dấu hiệu cảnh báo tiềm năng của suy thoái kinh tế toàn cầu.
Hành động bán tháo của giới đầu tư ở thị trường Âu, Mỹ được dự báo sẽ gây tác động xấu tới chứng khoán châu Á. Ngay sáng ngày 25/3, chỉ số Nikkei 225 của Nhật Bản đã lao dốc giảm hơn 661 điểm, đương đương giảm hơn 3%, chỉ số Hang Seng của Hồng Kông cũng mất gần 470 điểm, tương đương 1,6%, chỉ số Shanghai Composite tại Thượng Hải cũng mất gần 1,5% trước khi hồi dần trở lại sau đó, chỉ số Kospi cũng mất hơn 1,5%.
Sàn chứng khoán Việt Nam đỏ rực trong sáng ngày 25/3Photo: ..
Thị trường chứng khoán Việt Nam cũng bị ảnh hưởng nặng nề. Đa số các mã chứng khoán đều giảm điểm. 5 cổ phiếu tác động tiêu cực nhất lên VN-Index là VHM, GAS, VIC, VCB, VRE. Trong đó, VRE giảm 1.900 đồng/cổ phiếu (5,43%), hiện có giá 33.100 đồn/cổ phiếu.
Nhóm cổ phiếu ngân hàng đồng loạt giảm sâu, như VPB, CTG, VIB giảm hơn 2%. 2 cổ phiếu ngành hàng không đang diễn biến khá tiêu cực khi VJC giảm 1.200 đồng, còn 117.700 đồng/cổ phiếu; còn HVN giảm 800 đồng (1.9%), còn 40.500 đồng/cổ phiếu.
Khối ngoại mua ròng 102 tỷ trên sàn HOSE và mua ròng hơn 9 tỷ trên sàn HNX. Lực mua tập trung ở các mã VCB và CTG trên sàn HOSE. SHB đang là cổ phiếu được khối ngoại mua ròng nhiều nhất trên sàn HNX.
Tạm kết phiên sáng, VN-Index đạt mức 970,68 điểm, giảm 1,82%; VN30-Index giảm 1,9%, còn 894,92 điểm; HNX-Index dừng tại mức 106,64 điểm, tương đương mức giảm 1,34%.
Trái ngược với sự lao dốc của thị trường, cổ phiếu HAG của Công ty CP Hoàng Anh Gia Lai (HAGL) bất ngờ nhận được lực cầu mạnh và tăng trần lên 5.610 đồng/cổ phiếu. Điều này có được là do Công ty cổ phần ôtô Trường Hải (Thaco, mã: THA) vừa ký thêm phụ lục hợp đồng hợp tác. Đây là những điều khoản chi tiết hơn của hợp đồng thoả thuận hồi tháng 8/2018.
Theo đó, Thaco sẽ rót 7.800 tỷ đồng để sở hữu 35% cổ phần Công ty nông nghiệp HAGL và 51% HAGL Land. Để HAGL phát triển nhanh nhưng vẫn bền vững, Thaco cam kết thu xếp để cơ cấu lại các khoản nợ vay khoảng 14.000 tỷ đồng và huy động vốn đầu tư vào việc chăm sóc diện tích trồng cây ăn trái đã có cũng như trồng mở rộng, tiếp tục đầu tư giai đoạn 2 dự án Myanmar. Ước tính tổng số tiền Thaco đầu tư vào các công ty HAGL khoảng 22.000 tỷ đồng, xấp xỉ 1 tỷ USD.
UYÊN PHƯƠNG
Theo tienphong.vn
Phiên chiều 21/3: Lao dốc Sau khi nỗ lực trở lại trên tham chiếu trong phiên sáng, VN-Index nỗ lực để nới rộng đà tăng khi bước vào phiên chiều, nhưng chỉ được 30 phút, lực bán ồ ạt đã đẩy VN-Index lao dốc xuống sát ngưỡng 990 điểm. Trong phiên giao dịch sáng, sự thận trọng của nhà đầu tư khiến VN-Index giằng co trong biên độ...