Thị trường chứng khoán: Cơ hội để tích lũy cổ phiếu cho mục tiêu đầu tư trung, dài hạn
Vùng giá hiện tại của thị trường chứng khoán Việt Nam là hợp lý để tích lũy cổ phiếu cho mục tiêu đầu tư trung, dài hạn….
Ảnh: QH.
Thận trọng nhưng không bi quan
Thị trường chứng khoán Việt Nam đã trải qua giai đoạn đầy biến động trong nửa đầu năm 2020, từ việc là 1 trong những thị trường có mức giảm sâu nhất giai đoạn đầu dịch COVID-19, cho đến khi trở thành 1 trong những thị trường hồi phục mạnh nhất giai đoạn cuối tháng 3 đến nửa đầu tháng 6.
Trong quý II/2020, thị trường chứng khoán đã ghi nhận đà phục hồi mạnh mẽ với mức tăng gần 25% của chỉ số VN-Index. Thanh khoản thị trường tăng mạnh với giá trị giao dịch bình quân trên HOSE tăng trưởng 52,3% so với quý II/2019, trong đó có sự đóng góp lớn đến từ số lượng tài khoản chứng khoán được mở mới với mức tăng 112% so với cùng kỳ.
Mặc dù vậy, đà tăng mạnh mẽ trên, phần nào đi trước khá xa các chuyển biến thực tế về sự hồi phục của nền kinh tế cũng như hoạt động kinh doanh các doanh nghiệp, khiến thị trường vấp phải áp lực chốt lời mạnh mẽ trong tháng 6.
Video đang HOT
Theo đán.h giá của Công ty Chứng khoán KB Việt Nam (KBSV), nhịp điều chỉnh này được đán.h giá là cần thiết và lành mạnh, giúp giải tỏa áp lực bán, đồng thời giúp thị trường điều chỉnh về vùng giá hợp lý hơn về mặt cơ bản.
Dòng tiề.n khối ngoại diễn biến tích cực hơn khi lượng bán ròng đã giảm mạnh vào tháng 5 và đảo chiều dương trong tháng 6, với giao dịch thỏa thuận mua ròng lớn VHM. Dòng tiề.n thụ động ETF dù được cải thiện trong thời gian gần đây nhưng mức bán ròng vẫn còn khá lớn kể từ đầu năm.
Đối với kỳ vọng của thị trường trong nửa sau của năm 2020, trong một môi trường nhiều biến động với các yếu tố cơ hội, rủi ro đan xen, KBSV duy trì quan điểm thận trọng nhưng không bi quan.
Trong nửa cuối năm 2020, thông qua kịch bản làn sóng thứ 2 của dịch COVID-19 sẽ không xảy ra tại Việt Nam, trong khi tình hình dịch bệnh trên quy mô toàn cầu dần được cải thiện, thị trường được kỳ vọng sẽ lấy lại mốc 900 điểm khi các tín hiệu hồi phục của nền kinh tế cũng như của các doanh nghiệp niêm yết dần rõ nét hơn trong 2 quý cuối năm.
Cơ hội tích lũy cổ phiếu
Trong bối cảnh hiện tại, các kênh đầu tư cạnh tranh với thị trường chứng khoán đang trở nên kém hấp dẫn. Tiêu biểu phải kể đến như vàng đã tăng giá mạnh, lãi suất tiết kiệm ở mức thấp, đồng VND ổn định khiến việc đầu tư USD kém hấp dẫn, thị trường bất động sản tiềm ẩn nhiều rủi ro.
Thêm vào đó, khi so sánh P/E của các thị trường trong khu vực, có thể thấy P/E forward 12 tháng của VN-Index thấp hơn tương đối so với P/E forward 12 tháng của các nước khác trong khu vực. Ngoài ra, tương quan P/E forward 12 tháng với 2 chỉ số tiêu chuẩn khác là FTSE EM Index và FTSE World Index thì giá trị so sánh của VN-Index đang ở mức thấp kể từ năm 2013.
Xét theo dữ liệu quá khứ trong giai đoạn từ 2009-2020, mức P/E forward của VN-Index dù nằm ở trên đường trung bình nhưng vẫn ở trong vùng hợp lý trong khi mức P/B forward 12 tháng lại đang thấp tương đối so với đường trung bình.
Thông qua việc đán.h giá các yếu tố thuận lợi, rủi ro của thị trường trong 6 tháng cuối năm, cùng với việc so sánh tương đối các chỉ số chính của VN-Index với dữ liệu lịch sử và các thị trường trong khu vực, trong bối cảnh các kênh đầu tư cạnh tranh khác trở nên kém hấp dẫn, KBSV đán.h giá vùng giá hiện tại của thị trường chứng khoán Việt Nam là hợp lý để tích lũy cổ phiếu cho mục tiêu đầu tư trung, dài hạn.
Góp phần củng cố cho nhận định trên là KBSV đặt niềm tin vào tăng trưởng vĩ mô trong nước, cùng với hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp niêm yết sẽ quay trở lại trạng thái bình thường, hoặc tiệm cận mức bình thường, trong năm 2021, dù bối cảnh vĩ mô nửa sau 2020 còn nhiều bất định.
Mặc dù vậy, KBSV cũng lưu ý về rủi ro điều chỉnh ngắn hạn của thị trường trong bối cảnh mùa báo cáo kết quả kinh doanh quý II đang diễn ra có thể mang lại bức tranh tiêu cực hơn so với kỳ vọng.
Trong bối cảnh này, KBSV đán.h giá tích cực 3 nhóm ngành, bao gồm nhiệt điện với 2 mã cổ phiếu tiêu biểu là HND và NT2; ngành công nghệ thông tin với cổ phiếu FPT và CMG ; ngành bán lẻ với cổ phiếu MWG, PNJ và DGW.
SSI Research: Dịch Covid-19 có thể giúp PNJ gia tăng thị phần ngành trang sức
SSI Research cho rằng mặc dù KQKD năm 2020 của PNJ có thể ảnh hưởng bởi dịch Covid-19 nhưng do quý 2 và quý 3 là mùa thấp điểm của mảng trang sức, nên tác động của dịch Covid-19 tính trên kết quả kinh doanh theo năm sẽ phần nào được giảm tải.
SSI Research vừa có báo cáo cập nhật KQKD sơ bộ quý 1/2020 và tác động của dịch Covid-19 tới PNJ.
Theo báo cáo, doanh thu thuần tháng 3/2020 của PNJ tăng 6% chủ yếu nhờ doanh thu vàng miếng ( 75% YoY), trong khi đó doanh thu bán lẻ và bán buôn trang sức giảm lần lượt là -10% YoY và -6% YoY. Lũy kế, doanh thu Q1/2020 tăng 5% YoY và lợi nhuận sau thuế giảm 4% YoY, hoàn thành 26% và 30% kế hoạch năm.
Tỷ suất lợi nhuận gộp giảm xuống 21,7% (Q1/2019: 21,9%), do tỷ trọng doanh thu vàng miếng có tỷ suất lợi nhuận thấp hơn tăng lên chiếm 24,1% trong tổng doanh thu (Q1/2019: 21,9%). Tăng trưởng doanh thu cửa hàng hiện hữu (SSSG) vẫn duy trì tăng trưởng dương trong tháng 1 và tháng 2, nhưng giảm xuống mức âm trong tháng 3 do diễn biến phức tạp của dịch virus Covid-19, làm hạn chế các hoạt động mua sắm và do chính sách cách ly xã hội khiến PNJ phải đóng cửa 85% cửa hàng.
Theo yêu cầu của Chính phủ, PNJ đã đóng cửa 85% cửa hàng trong suốt thời gian cách ly xã hội, bao gồm tất cả các cửa hàng ở Hà Nội và TP. HCM. Doanh thu các cửa hàng ở Hà Nội và TP. HCM chiếm 52-55% doanh thu của PNJ. Trong những ngày cuối tháng 3 (ngay sau khi thực thi quy định cách ly xã hội), doanh thu giảm 39% YoY.
PNJ đã đàm phán với các chủ nhà để giảm tiề.n thuê mặt bằng. Cho đến nay, công ty đã thảo luận vấn đề với 40% chủ nhà và đã đàm phán giảm 15%-100% tiề.n thuê mặt bằng tùy vào vị trí của cửa hàng. Để tiết kiệm chi phí, PNJ cũng giảm chi phí nhân viên trong thời gian này bằng cách (1) giảm 50% thu nhập của Ban điều hành và (2) yêu cầu nhân viên nghỉ không lương hai ngày mỗi tuần. Mặc dù các nhà máy vẫn duy trì hoạt động, nhưng khối lượng công việc giảm đáng kể. Trong suốt cả năm 2019 đến đầu năm 2020, nhà máy thường vận hành 2 ca mỗi ngày do nhu cầu cao. Hiện tại nhà máy chỉ làm 1 ca mỗi ngày và tiến hành giãn ca.
SSI Research cho biết PNJ có thể phải trả 60 tỷ mỗi tháng cho các chi phí tối thiểu để duy trì hoạt động kinh doanh (thậm chí trong trường hợp phải đóng cửa 100% cửa hàng). Bên cạnh đó, PNJ có thể điều chỉnh kế hoạch năm, do diễn biến mới liên quan đến dịch Covid-19 phức tạp hơn so với ước tính ban đầu. Ngoài ra, PNJ đã tăng dự trữ tiề.n mặt, thực hiện các biện pháp gia tăng thanh khoản, như ngừng nhập hàng tồn kho, đàm phán với các ngân hàng để tái cơ cấu khoản nợ sang kỳ hạn dài hơn và giảm lãi suất, hoãn đầu tư mới...
Doanh thu bán hàng online tăng 173% YoY trong Q1/2020 và riêng trong tháng 3 tăng 164% YoY. Tuy nhiên, doanh thu bán hàng online vẫn rất nhỏ, chỉ chiếm khoảng 1% trong tổng doanh thu.
SSI Research cho rằng mặc dù KQKD năm 2020 của PNJ có thể ảnh hưởng bởi dịch Covid-19 nhưng do quý 2 và quý 3 là mùa thấp điểm của mảng trang sức, nên tác động của dịch Covid-19 tính trên kết quả kinh doanh theo năm sẽ phần nào được giảm tải. Ngoài ra, PNJ có cơ hội giành thêm thị phần từ các cửa hàng trang sức nhỏ ra khỏi ngành trong thời gian này.
Minh Anh
Pyn Elite Fund và nhóm quỹ Dragon Capital bán ra lượng lớn cổ phiếu Thế giới di động MWG là khoản đầu tư lớn của Pyn Elite Fund và Dragon Capital trong nhiều năm qua. Hiện tại, MWG đang chiếm tỷ trọng lớn nhất trong danh mục VEIL, trong khi nằm trong top 4 của Pyn Elite Fund. Theo tin từ Trung tâm lưu ký Chứng khoán Việt Nam (VSD), vào ngày 9/4 vừa qua, Pyn Elite Fund đã chuyển nhượng...