Thị trường chứng khoán chờ tín hiệu mới
Các nhà đầu tư trên thị trường chứng khoán đang trải qua giai đoạn khó chịu khi thị trường dù có tín hiệu leo dốc, thậm chí gần đạt mức đỉnh, nhưng các số liệu kinh tế toàn cầu tiếp tục đà xuống dốc.
Thêm vào đó, không ai biết chắc điều gì sẽ xảy ra sau cuộc gặp gỡ cuối tuần qua giữa Tổng thống Mỹ Donald Trump và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình.
áng chú ý, những tín hiệu từ thị trường cũng không khỏi khiến nhà đầu tư lo lắng. Theo Lý thuyết Dow, vốn đã tồn tại hơn một thế kỷ, là cơ sở đầu tiên cho mọi nghiên cứu kỹ thuật trên thị trường, nếu 1 trong 2 chỉ số Dow Jones Industrial Average và Dow Jones Transportation Average đạt mức đỉnh cao mới, thì chỉ số còn lại phải nhanh chóng bám gót để đảm bảo triển vọng tăng bền vững của thị trường. Hiện tại, chỉ số Dow Jones Industrial Average đã đạt mức đỉnh mới vào tuần trước, nhưng chỉ số Transportation Average lại diễn biến theo hướng ngược lại.
“Sự sai khác này càng kéo dài thì các mối lo lắng càng trở nên trầm trọng không chỉ với thị trường chứng khoán, mà với cả nền kinh tế”, các chiến lược gia tại Richardson GMP nhận định trong báo cáo mới nhất. Bên cạnh đó, Chỉ số GDPNow của Ngân hàng Dự trữ Liên bang tại Atlanta, theo dõi tăng trưởng kinh tế Mỹ theo thời gian thật đã giảm xuống mức dưới 2% trong tuần vừa qua, còn 1,88%, thấp hơn hẳn so với mức trên 4% cùng thời gian năm ngoái.
Video đang HOT
Chỉ số Dow Jones Transportation Average là một trong các phong vũ biểu quan trọng của nền kinh tế, bởi các cổ phiếu hợp thành của nó bao gồm công ty xe lửa Norfolk Southern Corp, nhà vận chuyển hàng hóa FedEx Corp, hãng vận tải xe tải J.B. Hunt Transport Services Inc…, tất cả đều phản ánh rõ nét tình trạng sức khỏe của nền kinh tế ngay thời điểm hiện tại.
Trong tuần vừa qua, FedEx vừa công bố doanh thu dự kiến cho cả năm 2019 với con số đáng thất vọng, mà nguyên nhân được chỉ rõ là việc các hoạt động thương mại toàn cầu yếu hơn trong bối cảnh chiến tranh thương mại diễn ra và tăng trưởng kinh tế nhiều quốc gia gặp trục trặc.
Một trong những tâm điểm gây lo ngại cho các thành viên thị trường trên toàn cầu là tình trạng trì trệ của nền kinh tế khu vực châu Âu. Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) tuyên bố, việc có thêm các gói nới lỏng định lượng là cần thiết nếu triển vọng tăng trưởng kinh tế khu vực không có sự cải thiện.
Tuy nhiên, theo giới chuyên gia, biện pháp này là không đủ sức để chuyển hướng của bánh xe kinh tế vốn đang theo đà xuống dốc. Chưa kể, các chính sách hiện tại của ECB vốn đã rất lỏng tay so với bất kỳ khu vực nào trên toàn cầu.
Chỉ số đo lường tâm lý thị trường của Ủy ban châu Âu trong tháng 6 đã tiếp tục giảm xuống, chạm đáy thấp nhất 3 năm qua. Diễn biến này cho thấy sự tự tin của các lãnh đạo doanh nghiệp bị tổn hại trước các vấn đề bất ổn của khu vực. Trong khi đó, theo khảo sát của Bloomberg, tâm lý của giới đầu tư châu Âu cũng bất ổn nhất trong 8 năm qua.
Trong bối cảnh này, các thị trường mới nổi trở thành điểm sáng hiếm hoi trên bản đồ kinh tế toàn cầu. Bất chấp các dự báo triển vọng tăng trưởng kém tích cực hơn so với những năm trước, chỉ số MSCI các thị trường mới nổi (MSCI EM) vẫn tăng 5,7% trong tháng 6. Màn biểu diễn tích cực này có được nhờ kỳ vọng của giới đầu tư thay đổi khi Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) nhiều khả năng hạ lãi suất nửa cuối năm 2019.
Báo cáo mới nhất của Viện Tài chính quốc tế tại Washington ước tính, 23 tỷ USD đã chảy vào các thị trường mới nổi trong quý II/2019, ngoại trừ Trung Quốc, bất chấp cuộc chiến tranh thương mại giữa 2 nền kinh tế lớn nhất thế giới đang diễn ra.
Tuy nhiên, cần nhớ rằng, con số này vẫn thể hiện xu hướng giảm của dòng vốn vào thị trường mới nổi, so với mức 31 tỷ USD trong quý I/2019. Chưa kể, không ít tổ chức tài chính lớn tỏ ra thận trọng với việc rót vốn vào các tài sản tại khu vực này.
Lam Phong
Theo báo chí nước ngoài
Chứng khoán thế giới biến động trái chiều
Các nhà đầu tư phấn chấn trước sự thay đổi quan điểm gần đây từ Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed), khi ngân hàng này đề cập đến khả năng hạ lãi suất trong thời gian tới...
Trong phiên 11/6, hầu hết các thị trường chứng khoán châu Âu, châu Á tăng điểm, trước triển vọng về một đợt cắt giảm lãi suất từ Mỹ và quan điểm ôn hòa từ các ngân hàng trung ương lớn đã "lấn át" những căng thẳng của cuộc chiến thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc. Tuy nhiên, thị trường phố Wall nhìn chung giảm nhẹ.
Sàn chứng khoán New York, Mỹ. Ảnh: THX/TTXVN
Chứng khoán Paris, Frankfurt và London đi lên cùng với chứng khoán Tokyo, Hong Kong và Shanghai. Tuy nhiên, chứng khoán Phố Wall giảm nhẹ, trong đó chỉ số công nghiệp Dow Jones kết thúc chuỗi sáu phiên tăng điểm liên tiếp.
Cụ thể, kết thúc phiên giao dịch ngày 11/6, trên Phố Wall, chỉ số công nghiệp Dow Jones giảm nhẹ 0,1% xuống 26.048,51 điểm, chỉ số S&P 500 hạ chưa đến 0,1% xuống 2.885,72 điểm, còn chỉ số công nghệ Nasdaq Composite đi ngang ở mức 7.822,57 điểm.
Ở bên kia bờ Đại Tây Dương, chỉ số FTSE 100 tại thị trường London tăng 0,3% xuống 7.398,45 điểm, chỉ số DAX 30 trên sàn Frankfurt cộng thêm 0,9% lên 12.155,81 điểm, còn chỉ số CAC 40 tại Paris tiến 0,5% lên 5.408,45 điểm. Chỉ số tổng hợp EURO STOXX 50 tăng 0,4% lên 3.401,10 điểm.
Tại thị trường châu Á, chỉ số Nikkei 225 của Tokyo (Nhật Bản) tăng 0,3% lên 21.204,28 điểm. Chỉ số Hang Seng của Hong Kong tăng 0,8% lên 27.789,34 điểm, còn chỉ số Shanghai Composite trên sàn Thượng Hải cộng thêm 2,6% lên 2.925,72 điểm.
Các nhà đầu tư phấn chấn trước sự thay đổi quan điểm gần đây từ Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed), khi ngân hàng này đề cập đến khả năng hạ lãi suất trong thời gian tới, nhất là sau các báo cáo về thị trường việc làm và lạm phát mới được công bố không được như kỳ vọng.
Các ngân hàng trung ương khác dường như cũng nghiêng về lập trường ôn hòa hơn. Ngân hàng trung ương châu Âu (ECB) tuần trước đã kéo dài chương trình lãi suất siêu nới lỏng thêm sáu tháng. Trong khi đó, tình hình bất ổn của Brexit cũng làm giảm khả năng Ngân hàng trung ương Anh sẽ sớm tăng lãi suất.
Ngoài ra, các nhà đầu tư cũng theo dõi sát sao các cuộc xung đột thương mại trên toàn cầu, đặc biệt là cuộc tranh chấp ngày càng leo thang giữa Bắc Kinh và Washington.
Tại thị trường chứng khoán Việt Nam, đóng cửa phiên giao dịch ngày 11/6, chỉ số VN-Index giảm 0,83 điểm (0,09%) còn 962,07 điểm. Khối lượng giao dịch đạt hơn 136 triệu cổ phiếu, trị giá hơn 3.178 tỷ đồng. Toàn sàn có 140 mã tăng và 157 mã giảm.
HNX - Index đóng cửa ở mức 103,95 điểm, giảm 0,04 điểm (0,04%). Khối lượng giao dịch đạt trên 24 triệu cổ phiếu, trị giá hơn 255 tỷ đồng. Toàn sàn có 63 mã tăng và 60 mã giảm.
Theo bnews.vn
Chứng khoán châu Á đi lên trước hy vọng Mỹ hoãn áp thuế đối với Mexico Các thị trường chứng khoán châu Á đi lên trong phiên 7/6, theo chân đà tăng trên Phố Wall sau báo cáo cho hay Mỹ có thể hoãn kế hoạch áp thuế đối với hàng hóa nhập khẩu từ Mexico. Chứng khoán châu Á đi lên trước hy vọng Mỹ hoãn áp thuế đối với Mexico . Ảnh minh họa: TTXVN phát Đe...