Thị trường chứng khoán châu Âu và châu Á không chút sắc xanh
Chỉ số chứng khoán Frankfurt DAX của Đức giảm 3% xuống mức 9.637,3 trong khi chỉ số chứng khoán Paris CAC 40 của Pháp cũng mất 3,1% giá trị và rơi xuống mức 4.261,63.
Giao dịch viên tại Sàn giao dịch chứng khoán Frankfurt, Đức. (Nguồn: THX/TTXVN)
Mở cửa phiên giao dịch ngày 1/4, các thị trường chứng khoán chính ở châu Âu đồng loạt giảm điểm sâu sau cảnh báo của Tổng thống Mỹ Donald Trump về hai tuần rất khó khăn trước mắt đối với nền kinh tế hàng đầu thế giới.
Chỉ số chứng khoán London FTSE 100 đã giảm 3,3% xuống mức 5.484,8.
Tại Khu vực Đồng tiền chung châu Âu (Eurozone), chỉ số chứng khoán Frankfurt DAX của Đức giảm 3% xuống mức 9.637,3 trong khi chỉ số chứng khoán Paris CAC 40 của Pháp cũng mất 3,1% giá trị và rơi xuống mức 4.261,63.
Video đang HOT
Niềm tin của các nhà đầu tư ngày càng mai một khi số ca nhiễm virus SARS-CoV-2 và số ca tử vong vì dịch bệnh COVID-19 vẫn tiếp tục gia tăng tại châu Âu và Mỹ.
Dịch bệnh diễn biến theo chiều hướng xấu đã phủ bóng đen lên những hy vọng rằng chính phủ các nước sẽ sớm dỡ bỏ các biện pháp hạn chế nghiêm ngặt nhằm ngăn chặn virus SARS-CoV-2 lây lan.
Chuyên gia phân tích Ipek Ozkardeskaya, làm việc tại ngân hàng Swissquote, cho rằng sở dĩ FTSE 100 bắt đầu ngày giao dịch 1/4 với mức giảm kể trên là do số ca bệnh tại trung tâm tài chính thế giới New York (Mỹ) tiếp tục tăng và vượt cả số ca nhiễm tại thành phố Vũ Hán, Trung Quốc, nơi đầu tiên khởi phát dịch bệnh.
Điều này dự báo tốc độ lây nhiễm và tử vong tại Mỹ sẽ gia tăng trong hai tuần tới.
Vì vậy, các hoạt động kinh tế tại Mỹ sẽ tiếp tục chậm lại, kéo theo những dự báo ảm đạm hơn cho các doanh nghiệp trên toàn cầu.
Tổng thống Mỹ Doanld Trump cảnh báo hai tuần trước mắt sẽ rất khó khăn với người dân nước này, các ngân hàng Anh và nhiều doanh nghiệp trên thế giới sẽ cắt giảm cổ tức…là những thông tin khiến giá trị chứng khoán tại châu Âu thêm giảm sút.
Các thị trường chứng khoán châu Á cũng giảm điểm trong ngày giao dịch 1/4, chủ yếu do nhà đầu tư lo ngại những tác động kinh tế lâu dài của đại dịch COVID-19.
Chỉ số chứng khoán thị trường Hong Kong (Trung Quốc) Hang Seng khép lại phiên giao dịch ngày 1/4 với mức giảm 2,19%, xuống mức 23.085,79. Chỉ số chứng khoán tổng hợp Thượng Hải cũng giảm 0,57% xuống mức 2.734,52.
Chuyên gia Stephen Innes của AxiCorp nhận định nhu cầu dầu mỏ và triển vọng kinh tế nói chung sẽ phụ thuộc rất nhiều vào khoảng thời gian các nước áp dụng các biện pháp hạn chế tiếp xúc xã hội.
Những câu hỏi thực sự lúc này với giới đầu tư không phải là dự đoán kết quả kinh doanh quý 1/2020 sẽ tệ tới mức nào mà là tình trạng yếu kém sẽ kéo dài bao lâu và thiệt hại về lâu dài sẽ là bao nhiêu./.
Lê Ánh
G20: Thuế doanh nghiệp công nghệ sẽ giúp tăng thêm 100 tỷ USD/năm
Ngày 22/2, quan chức của G20 cho biết, các nền kinh tế hàng đầu cần thống nhất trong việc đối phó với hành động "tối ưu hóa thuế" của các gã khổng lồ công nghệ như Google, Amazon và Facebook.
Các quy tắc toàn cầu đang được Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) xây dựng sẽ yêu cầu các công ty công nghệ nộp thuế ở nơi họ kinh doanh, thay vì nơi họ đăng ký các công ty con. OECD cho rằng các quy định này có thể làm tổng nguồn thu thuế các quốc gia tăng thêm 100 tỷ mỗi năm.
Lời kêu gọi trên chủ yếu nhằm vào Mỹ, quê nhà của những công ty công nghệ lớn nhất trên thế giới, trong một nỗ lực nhằm tránh việc thông qua các quy tắc trên bị lùi lại cho tới sau cuộc bầu cử Mỹ vào tháng 11/2020.
Phát biểu tại một cuộc hội thảo về thuế bên lề cuộc họp các bộ trưởng tài chính và ngân hàng Nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới (G20) diễn ra trong hai ngày 22-23/2 ở Riyadh, thủ đô của Saudi Arabia, Bộ trưởng Tài chính Đức Olaf Scholz nhấn mạnh "không có thời gian để chờ đợi cho đến cuộc bầu cử".
Chủ đề đánh thuế doanh nghiệp công nghệ và sự bùng phát của dịch viêm đường hô hấp cấp COVID-19 đối với nền kinh tế toàn cầu là hai trong số những trọng tâm thảo luận của các nhà lãnh đạo tài chính G20 tại cuộc họp nói trên.
OECD muốn đưa ra một tỷ lệ thuế tối thiểu mà các công ty công nghệ sẽ phải nộp và tìm kiếm một thỏa thuận về vấn đề này vào đầu tháng Bảy tới, và đạt được sự thông qua của G20 vào cuối năm nay.
Cuộc họp lần này diễn ra dưới sự chủ trì của Bộ trưởng Tài chính Saudi Arabia Mohammed ak-Jadaan và Thống đốc Ngân hàng trung ương nước này Ahmed al-Kholifey, giữa bối cảnh báo động gia tăng về diễn biến và mức độ nghiêm trọng của dịch COVID-19.
Phát biểu trong một cuộc họp tại Riyadh ngày 21/2, Tổng Giám đốc Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) Kristalina Georgieva cho biết, tác động của dịch COVID-19 có thể chỉ trong ngắn hạn, song diễn ra đúng thời điểm nền kinh tế toàn cầu vẫn yếu. Tác động kinh tế có thể có hình chữ V, với việc Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của Trung Quốc giảm mạnh sau đó là hồi phục nhanh. Bên cạnh đó, người đứng đầu IMF cảnh báo tác động của bệnh dịch với các quốc gia khác khi COVID-19 lây lan nhanh./.
Q.Chung (Theo Reuters)
Ferarri cho rằng sản xuất siêu xe dành riêng cho phụ nữ là một sai lầm Thương hiệu siêu xe hàng đầu thế giới Ferrari không có ý định sản xuất một mẫu siêu xe dành riêng cho phụ nữ, thậm chí là một dòng xe có màu sơn hồng. Ferrari hiện đang đạt được doanh số rất tốt, có thể nói là ở một tầm cao mới. Hãng siêu xe Ý nếm được vị ngọt của thành công...