Thị trường chứng khoán châu Á đồng loạt giảm phiên sáng đầu tuần
Chỉ số Nikkei 225 của thị trường chứng khoán Tokyo giảm 1,11%, trong khi đó, chỉ số Shanghai Composite của thị trường Thượng Hải giảm 0,66% xuống còn 2.778,13 điểm.
Bảng tỷ giá chứng khoán tại Hong Kong, Trung Quốc. (Ảnh: AFP/TTXVN)
Các thị trường chứng khoán tại châu Á trong phiên sáng 13/4 có xu hướng giảm khi giá dầu tăng sau khi các nước sản xuất dầu trên thế giới đạt được thỏa thuận cắt giảm sản lượng”vàng đen” để hỗ trợ các thị trường năng lượng trên thế giới đang bị tác động bất lợi bởi dịch viêm đường hô hấp cấp COVID-19.
Chỉ số Nikkei 225 của thị trường chứng khoán Tokyo (Nhật Bản) giảm 1,11% (tương đương 215,51 điểm).
Nhà chiến lược gia trưởng Ryuta Otsuka của Toyo Securities cho rằng thỏa thuận cắt giảm sản lượng dầu của Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC) và những quốc gia sản xuất dầu liên minh, còn gọi là OPEC , đã tác động tới thị trường chứng khoán Tokyo.
Video đang HOT
Trong khi đó, chỉ số Shanghai Composite của thị trường Thượng Hải (Trung Quốc) giảm 0,66% (tương đương 18,50 điểm) xuống còn 2.778,13 điểm.
Chỉ số Kospi của thị trường Seoul (Hàn Quốc) giảm 0,59% (10,98 điểm) xuống còn 1.849,72 điểm. Còn thị trường chứng khoán Hong Kong đóng cửa nghỉ lễ.
Trước đó, OPEC ngày 12/4 đã nhất trí cắt giảm sản lượng dầu 9,7 triệu thùng/ngày trong thời gian hai tháng 5-6/2020.
Tổng Thư ký OPEC Mohammad Barkindo gọi đây là mức cắt giảm sản lượng dầu mang tính “lịch sử,” tương đương khoảng 10% nguồn cung toàn cầu, nhằm bình ổn giá “vàng đen” trong bối cảnh dịch COVID-19 đang lan rộng trên thế giới.
Trong khi đó, tại Việt Nam, vào lúc mở cửa phiên giao dịch sáng 13/4, chỉ số HNX-Index tăng 0,84% (0,9 điểm) lên 107,08 điểm và VN-Index tăng 0,76% (5,76 điểm) lên 763,7 điểm./.
Anh Quân
Chờ gói 2.000 tỷ USD, chứng khoán Mỹ tăng mạnh nhất trong gần 90 năm
Giá chứng khoán Mỹ tăng vọt trong phiên giao dịch 24/3 sau thông tin Quốc hội Mỹ sắp thông qua gói cứu trợ 2.000 tỷ USD chống dịch Covid-19.
Theo Business insider, chỉ số Down Jones tăng vọt 11,4% lên 20.704,91 điểm. Đây là mức tăng mạnh nhất của Dow kể từ năm 1933. Trong khi đó, chỉ số S&P 500 và Nasdaq cũng tăng lần lượt 9,4% và 8,1%.
Thị trường khởi sắc ngay sau khi Chủ tịch Hạ viện Mỹ Nancy Pelosi phát biểu trên CNBC rằng Quốc hội Mỹ có thể sẽ thông qua gói kích thích kinh tế trong vòng vài giờ tới.
Sau đó, Thượng nghị sĩ Chuck Schumer - lãnh đạo phe thiểu số Thượng viện - cũng cho biết các cuộc thương lượng giữa đảng Dân chủ và Cộng hòa về gói giải cứu đã tiến đến phút cuối.
Thị trường đảo chiều mạnh mẽ nhờ kỳ vọng vào gói giải cứu 2.000 tỷ USD. Ảnh: Reuters.
Chiến lược gia Seema Shah của Principal Global Investors nhận định nhiều khả năng Quốc hội Mỹ sẽ thông qua gói giải cứu trong tuần này. Từ nay cho tới thời điểm đó, thị trường sẽ tiếp tục khởi sắc.
Sáng 24/3, Washington Post đưa tin các nhà lãnh đạo Thượng viện gần đạt được sự đồng thuận về gói giải cứu kinh tế 2.000 tỷ USD. Bộ trưởng Tài chính Steven Mnuchin cũng lạc quan về khả năng thông qua gói cứu trợ này.
Tại châu Á, giá cổ phiếu cũng tăng mạnh trong phiên giao dịch sáng 25/3. Theo CNBC, chỉ số Nikkei 225 và Topix ở Nhật Bản tăng lần lượt 5,44% và 5,28%.
Chỉ số Kospi (Hàn Quốc) vọt lên 4,58% trong khi chỉ số Hang Seng (Hong Kong) nhích 3,3%. Sắc xanh cũng quay trở lại với các thị trường Trung Quốc, với chỉ số Thượng Hải và Thâm Quyến tăng lần lượt 2% và 2,54%.
Tại Australia, chỉ số S&P/ASX 200 tăng 3,23%. Nhìn chung, chỉ số chứng khoán châu Á - Thái Bình Dương MSCI (ngoại trừ Nhật Bản) tăng 3,32%.
Thị trường chứng khoán nhiều nước lao dốc Ngày 12-3, các chỉ số trên thị trường chứng khoán châu Á đã đồng loạt lao dốc do lo ngại về tốc độ lây lan của dịch Covid-19 trên khắp thế giới tiếp tục đè nặng lên tâm lý nhà đầu tư chứng khoán. Trong phiên giao dịch sáng 12-3, trên thị trường chứng khoán Tô-ki-ô (Nhật Bản), chỉ số Nikkei 225 giảm...