Thị trường chứng khoán châu Á biến động nhẹ sáng 17/12
Thị trường chứng khoán châu Á bắt đầu tuần giao dịch mới với tâm lý thận trọng sau khi số liệu kinh tế yếu kém từ Trung Quốc và châu Âu cho thấy tăng trưởng kinh tế toàn cầu đang chững lại.
Thị trường chứng khoán châu Á biến động nhẹ sáng 17/12. Ảnh minh họa: TTXVN
Chỉ số MSCI của thị trường khu vực châu Á – Thái Bình Dương (trừ Nhật Bản) sáng 17/12 không thay đổi nhiều, trong lúc chỉ số Nikkei của Nhật Bản tăng 0,1% vào đầu phiên giao dịch. Chỉ số Hang Seng tại Hong Kong tăng 0,32% (83,25 điểm) lên 26.178,04 điểm, còn chỉ số Shanghai Composite tại Thượng Hải giảm 0,25% (6,48 điểm) xuống 2.587,26 điểm. Trên thị trường chứng khoán Australia, chỉ số S&P/ASX 200 giảm 14,30 điểm (0,26%) xuống 5.587,70 điểm.
Theo Cục Thống kê quốc gia Trung Quốc (NBS), doanh số bán lẻ tháng 11/2018 của nước này chỉ tăng 8,1%, mức tăng hằng tháng thấp nhất kể từ tháng 5/2003. Một dấu hiệu đáng lo ngại khác là sản lượng của các nhà máy và công xưởng trong tháng 11 vừa qua chỉ tăng 5,4% so với cùng kỳ năm ngoái, giảm so với mức tăng 5,9% của tháng 10 và là mức tăng thấp nhất trong 33 tháng. Trong đó các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tăng chậm.
Trong khi đó, theo kết quả khảo sát về tình hình hoạt động kinh doanh do công ty dữ liệu IHS Markit công bố, tăng trưởng kinh doanh trong tháng 12/2018 của Khu vực sử dụng đồng tiền chung châu Âu (Eurozone) thấp nhất trong 4 năm qua, do những quan ngại về cuộc chiến thương mại và hoạt động sản xuất-kinh doanh gián đoạn do các cuộc biểu tình ở Pháp.
Hiện các nhà đầu tư đang chờ đợi bài phát biểu quan trọng của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình vào thứ Ba (18/12) nhân dịp kỷ niệm 40 năm nước này tiến hành cải cách và mở cửa.
Theo Bnews
Video đang HOT
Nhà đầu tư bâng khuâng trước định hướng của FED
Khả năng căng thẳng thương mại, hàng rào thuế quan leo thang được xem là yếu tố có thể làm tăng trưởng kinh tế Mỹ giảm mạnh hơn dự báo. Vì vậy, chính sách tiền tệ và lãi suất trong năm 2019 của FED có thể sẽ tiếp tục là một ẩn số khó lường đối với thị trường.
Hôm thứ 5, thị trường chứng khoán Mỹ đã có phiên giao dịch tốt nhất trong gần 8 tháng qua, sau khi chủ tịch Cục dự trữ liên bang Mỹ (FED) là Jerome Powell phát biểu trong một buổi thảo luận tại Câu lạc bộ kinh tế New York về tình hình lãi suất hiện tại. Theo đó, ông Powell cho rằng lãi suất tuy vẫn còn thấp theo tiêu chuẩn lịch sử, nhưng đã ở ngay dưới vùng trung lập.
Thay đổi xoành xoạch
Tuyên bố này của ông Powell đã thúc đẩy tâm lý hào hứng ở các nhà đầu tư, khi nhiều người cho rằng chủ tịch FED đã rút lui khỏi lập trường cứng rắn của ông thể hiện vào đầu tháng 10, thời điểm ông cho rằng mức lãi suất vẫn còn cách khá xa mục tiêu trung lập.
Giới phân tích cho rằng nhận xét có khuynh hướng "bồ câu" của ông Powell như là một sự nhượng bộ cần thiết sau lời chỉ trích gay gắt mới nhất từ tổng thống Trump, người đã nói với tờ Washington Post trong một cuộc phỏng vấn hôm thứ Ba rằng ông "không vui chút nào" với lựa chọn để Powell kế vị Janet Yellen làm chủ tịch FED.
Tuy nhiên, khi mà các nhà đầu tư còn chưa kịp tận hưởng trọn niềm vui thì biên bản cuộc họp tháng 11 của FED được công bố vào đêm qua (theo giờ Việt Nam) cho thấy định hướng về lộ trình tăng lãi suất của FED là vẫn giữ nguyên như kế hoạch, yếu tố cũng đã khiến chứng khoán Mỹ điều chỉnh giảm trở lại.
Cụ thể biên bản cho thấy các thành viên của Ủy ban thị trường mở liên bang (FOMC) - cơ quan trực thuộc FED chịu trách nhiệm thiết lập chính sách lãi suất, đồng thuận với lộ trình bình thường hóa chính sách từ từ và gần như tất cả các thành viên đều đồng tình với quan điểm rằng một đợt nâng lãi suất nữa có thể diễn ra khá sớm, nếu các thông tin sắp tới về thị trường lao động và lạm phát trùng khớp hoặc mạnh hơn dự báo hiện tại của họ.
Điều này ám chỉ đến khả năng tăng lãi suất vào tháng 12 tới là khó có thể thay đổi, theo đó mục tiêu dự kiến có 4 lần tăng lãi suất trong năm nay sẽ tiếp tục được giữ nguyên, bất chấp những chỉ trích của ông Trump.
Tổng thống Trump lại lớn tiếng chỉ trích người đứng đầu FED
Tỷ lệ trung lập được hiểu như thế nào?
Thực tế là giọng điệu của ông Powell hôm thứ 5 dù có nhẹ nhà hơn so với trước đó, nhưng nhiều nhà phân tích cho rằng các nhà đầu tư đã diễn giải theo hướng lạc quan quá mức. Ian Shepherdson, kinh tế trưởng tại Pantheon Macroeconomics, cảnh báo rằng những nhận xét của Powell không quá "bồ câu" như cách mà thị trường đang suy nghĩ.
Shepherdson lưu ý rằng "phạm vi ước tính" của tỷ lệ trung lập trong dự báo tháng 9 của FED là nằm trong khoảng từ 2,5% đến 3,5%, trong khi phạm vi lãi suất hiện nay chỉ mới ở mức 2% - 2,25%. Vì vậy, mức đáy ngay dưới tỷ lệ trung lập ước tính theo như phát biểu của Powell vẫn còn cách 1 lần tăng so với mức hiện nay (tức từ 2,25% lên 2,5%), và vùng lãi suất này vẫn còn có thể tăng đến 3 lần để lên mức trung bình của tỷ lệ trung lập là 3% và 5 lần tăng để lên mức đỉnh của trung lập ở tại 3,5%.
Ông chia sẻ thêm: "Theo quan điểm của chúng tôi, ý kiến riêng của Powell cũng có thể đang nghiêng về khuynh hướng bồ câu, nhưng khả năng sẽ không có bất kỳ thay đổi nào sắp xảy ra trong định hướng của Ủy ban Thị trường mở Liên bang (FOMC), vốn được thể hiện qua biểu đồ điểm để dự báo lãi suất tương lai. Và rõ ràng biên bản mới nhất của FED đang ủng hộ ý kiến của ông Shepherdson.
Dù vậy, các thành viên FOMC dường như vẫn chưa chắc về ước tính mức lãi suất trung lập, tức là tại điểm lãi suất mà không kìm hãm cũng như không thúc đẩy kinh tế tăng trưởng quá nóng. Biên bản thể hiện: "Một vài thành phần tham gia lưu ý rằng lãi suất quỹ liên bang có thể gần mức trung lập và việc nâng lãi suất thêm có thể kìm hãm tăng trưởng kinh tế và gây áp lực suy giảm lên lạm phát và kỳ vọng lạm phát".
Chính sách của FED sẽ ngày càng khó lường trước tình hình bất ổn hiện nay
Chính sách sẽ khó lường
Trong khi đó, Jamie Cox, quản lý đối tác của Harris Financial Group, cho rằng Powell đã làm chính xác những gì ông ấy cần làm. Anh nói: "Ông ấy đã giải tỏa tâm lý cho các nhà đầu tư vốn đang rất lo lắng về việc chính sách đi quá đà, và giữ lại tất cả sự linh hoạt mà ông ấy có được trước khi bắt đầu cuộc nói chuyện".
Anh chia sẻ thêm: "Thị trường muốn nghe Powell nói rằng chính sách lãi suất sẽ linh hoạt theo diễn biến nền kinh tế, rằng ông ta chú ý đến những điểm yếu trong nền kinh tế toàn cầu hiện nay, và quan trọng nhất là thuế quan đã làm thay đổi tính toán tương lai của nền kinh tế Mỹ".
Tuy nhiên, dù Powell không nói ra những điều như trên, thì biên bản của FED cũng đã thể hiện điều đó, khi cho rằng lộ trình tăng lãi suất không phải luôn cố định như dự kiến đặt ra, mà có thể linh hoạt cần thiết theo diễn biến thực tế.
Cụ thể các thành viên FOMC cũng thể hiện sự lo ngại về cuộc chiến thương mại và tình trạng mức nợ cao trong lĩnh vực doanh nghiệp, nhất là mức nợ vay có đòn bẩy cao khiến nền kinh tế dễ bị tổn thương khi lượng vốn sẵn có giảm mạnh, qua đó làm trầm trọng hóa tác động của một cú sốc tiêu cực tới hoạt động kinh tế.
Ngoài ra, khả năng leo thang căng thẳng thương mại hoặc hàng rào thuế quan cũng được xem là yếu tố có thể làm tăng trưởng kinh tế giảm mạnh hơn dự báo. Vì vậy, chính sách tiền tệ và lãi suất trong năm 2019 của FED có thể sẽ tiếp tục là một ẩn số khó lường đối với thị trường, chứ không đơn giản dễ đoán như những gì mà cơ quan này thể hiện.
ĐỒNG AN
Theo thegioitiepthi.vn
Giá vàng hôm nay 1/12: Giảm nhẹ, chờ thông tin từ cuộc họp G20 Sau phiên tăng giá mạnh ngày 30/11, giá vàng hôm nay 1/12 lại giảm nhẹ, đà tăng trưởng có thể ổn định hơn trong tuần tới. Giá vàng hôm nay 1/12, tính đến đầu giờ sáng đang giao dịch quanh ngưỡng 1.220 USD/ounce, giảm 6 USD so với ngày hôm qua. Giá vàng hôm nay giảm nhẹ. (Ảnh: VNN). Tổng thống Mỹ Donald...