Thị trường chứng khoán Âu – Mỹ đều mất điểm
Thị trường chứng khoán toàn cầu lao dốc trong phiên ngày 17/12 do những quan ngại về triển vọng tăng trưởng kinh tế đã tác động đến tâm lý của các nhà đầu tư.
Bảng điện tử hiển thị các chỉ số chứng khoán tại sàn giao dịch New York, Mỹ ngày 7/12/2018. Ảnh: THX/TTXVN
Trên thị trường Phố Wall, chỉ số công nghiệp Dow Jones hạ 2,1% xuống khép phiên ở mức 23.592,98 điểm, chỉ số S&P 500 cũng giảm 2,1% xuống 2.545,94 điểm. Còn chỉ số công nghệ Nasdaq Composite tụt mất 2,3% xuống 6.753,73 điểm.
Tổng thống Mỹ Doanld Trump đã một lần nữa lên tiếng chỉ trích Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed), kêu gọi Fed không nâng lãi suất một ngày trước khi diễn ra cuộc họp của Ủy ban Thị trường mở liên bang (FOMC) thuộc Fed về chính sách tiền tệ. Trên tài khoản Twitter, ông Trump cho rằng “không thể tin được” khi vào thời điểm đồng USD rất mạnh và hầu như không lạm phát, và nhiều nước trên thế giới như Pháp hay Trung Quốc đang có nhiều bất ổn, Fed lại đang xem xét một đợt tăng lãi suất khác.
Tuy vậy, phần lớn thị trường dự đoán Fed sẽ phớt lờ sức ép chính trị và thông báo nâng lãi suất lần thứ tư trong năm nay.
Trước đó ngày 14/12, một loạt số liệu kinh tế gây thất vọng từ Trung Quốc cũng đã tác động mạnh lên Phố Wall.
Video đang HOT
Ở bên kia Bờ Đại Tây Dương, chỉ số FTSE 100 tại London (Vương quốc Anh) giảm 1,1% xuống 6.773,24 điểm, chỉ số DAX 30 trên sàn Frankfurt (Đức) hạ 0,9% xuống 10.772,20 điểm và chỉ số CAC 40 tại Paris (Pháp) giảm 1,1% xuống 4.799,87 điểm. Chỉ số tổng hợp EURO STOXX 50 giảm 0,9% xuống 3.063,65 điểm.
Theo TTXVN
Giới đầu tư thận trọng chờ kết quả kinh doanh quý III
Chứng khoán Âu, Mỹ lình xình và đóng cửa giảm điểm trong phiên đầu tuần mới khi nhà đầu tư thận trọng chờ đợi kết quả kinh doanh của một số doanh nghiệp lớn được công bố trong tuần này.
Ảnh AFP
Trong phiên giao dịch đầu tuần mới, chỉ số Dow Jones và S&P 500 cùng mất điểm do ảnh hưởng từ đà giảm của nhóm cổ phiếu năng lượng và tài chính. Trong khi đó, đà tăng của nhóm cổ phiếu công nghệ giúp Nasdaq có được sắc xanh nhạt.
Cổ phiếu năng lượng giảm khi nhà cung cấp dầu mỏ Halliburton cảnh báo rằng, lợi nhuận quý IV sẽ không như kế hoạch. Trong khi đó, nhóm cổ phiếu tài chính giảm mạnh khi đường cong lợi suất trái phiếu Mỹ xuống mức thấp nhất hơn 2 tuần qua.
Giới đầu tư cũng thận trọng chờ đợi kết quả kinh doanh của một số doanh nghiệp lớn được công bố trong tuần này như Alphabet (công ty mẹ của Google), Amazon.
Kết thúc phiên 22/10, chỉ số Dow Jones giảm 126,93 điểm (-0,50%), xuống 25.317,41 điểm. Chỉ số S&P 500 giảm 11,90 điểm (-0,43%), xuống 2.755,88 điểm. Chỉ số Nasdaq Composite tăng 19,60 điểm ( 0,26%), lên 7.468,63 điểm.
Trên thị trường chứng khoán châu Âu, các chỉ số chính của khu vực đều tăng và duy trì sắc xanh khá tốt trong phân lớn thời gian của phiên giao dịch đầu tuần mới do phản ứng tích cực với sự khởi sắc của chứng khoán châu Á, cũng như việc Moody giữ xếp hạng tín nhiệm với Italia. Tuy nhiên, sự hứng khởi này nhanh chóng nhường chỗ cho sự quan tâm tới vấn đề ngân sách của Rome. Vì vậy, các chỉ số đồng loạt quay đầu và đóng cửa trong sắc đỏ.
Kết thúc phiên 22/10, chỉ số FTSE 100 tại Anh giảm 7 điểm (-0,1%), xuống 7.042,80 điểm. Chỉ số DAX tại Đức giảm 29,49 điểm (-0,26%), xuống 11.524,34 điểm. Chỉ số CAC 40 tại Pháp giảm 32,34 điểm (-0,62%), xuống 5.053,31 điểm.
Trên thị trường chứng khoán châu Á, việc Chính phủ Trung Quốc tuyên bố sẽ đưa ra các chính sách hỗ trợ lớn cho nền kinh tế để đối phó với cuộc chiến thương mại với Mỹ giúp chứng khoán nước này có phiên bùng nổ, tăng mạnh nhất trong 4 năm. Sự bùng nổ của chứng khoán Trung Quốc đã kéo chứng khoán Nhật Bản, đặc biệt là Hồng Kông tăng theo trong phiên đầu tuần mới.
Kết thúc phiên 22/10, chỉ số Nikkei 225 tại Nhật Bản tăng 82,74 điểm ( 0,37%), lên 22.614,82 điểm. Chỉ số Shanghai Composite tại Thượng Hải tăng 104,41 điểm ( 4,09%), lên 2.654,88 điểm. Chỉ số Hang Seng tại Hồng Kông tăng 591,75 điểm ( 2,32%), lên 26.153,15 điểm.
Giá vàng quay đầu giảm trong phiên đầu tuần mới khi chứng khoán châu Á khởi sắc, trong khi đồng USD lại tăng mạnh.
Kết thúc phiên 22/10, giá vàng giao ngay giảm 4,8 USD (-0,69%), xuống 1.221,7 USD/ounce. Giá vàng giao tháng 12 giảm 5,4 USD/ounce (-0,44%), xuống 1.224,6 USD/ounce.
Trong khi đó, sau khi hồi phục trong phiên cuối tuần trước, giá dầu giao dịch ổn định trong phiên giao dịch đầu tuần mới dù Ả Rập Xê út cho biết sẽ tăng sản lượng lên mức kỷ lục để bù đắp sản lượng thiếu hụt của Iran khi lệnh trừng phạt của Mỹ với Iran có hiệu lực trong 2 tuần nữa.
Trả lời hãng tin TASS của Nga, Bộ trường Năng lượng Ả Rập Xê út Khalid al-Falih cho biết, nước này không có ý định phản ứng cắt nguồn cung nếu bị cấm vận như năm 1973, mà đang tập trung vào việc bù đắp sản lượng bị thiếu hụt ở các nguồn cung khác như Iran.
Theo đó, Ả Rập Xê út sẽ sớm tăng sản lượng lên 11 triệu thùng/ngày từ mức 10,7 triệu thùng/ngày hiện nay và có khả năng tăng lên mức 12 triệu thùng/ngày.
Kết thúc phiên 22/10, giá dầu thô Mỹ tăng 0,05 USD ( 0,07%), lên 69,17 USD/thùng. Giá dầu thô Brent tăng 0,05 USD ( 0,06%), lên 79,83 USD/thùng.
T.Lê
Theo tinnhanhchungkhoan.vn
Chứng khoán toàn cầu có thêm phiên lao dốc Chứng khoán toàn cầu có phiên lao dốc thứ 2 liên tiếp trong phiên giao dịch đầu tuần mới khi nỗi lo đang bao trùm giới đầu tư. Ảnh AFP Lo ngại về tăng trưởng kinh tế toàn cầu, cũng như khả năng Fed tăng lãi suất trong cuộc họp giữa tuần này khiến giới đầu tư trên thị trường chứng khoán Mỹ...