Thị trường chứng khoán 8.3: Lực bán mạnh, thị trường ngập sắc đỏ
Các thị trường chứng khoán chủ chốt của khu vực châu Á đồng loạt giảm điểm mạnh trong phiên giao dịch ngày thứ Sáu, khi dữ liệu xuất khẩu gây sốc của Trung Quốc thổi bùng nỗi lo về sự giảm tốc của nền kinh tế toàn cầu. Tương tự thị trường chứng khoán Việt Nam cũng không thoát cảnh bán ồ ạt, chỉ số chứng kiến sự giằng co nhẹ trước khi đóng cửa trong sắc đỏ.
Thị trường ngập trong sắc đỏ trong phiên giao dịch ngày cuối tuần
Kết phiên giao dịch cuối tuần (8.3), VN-Index đóng cửa giảm 0,88%, dừng tại mức 985,25 điểm; HNX-Index giảm 0,6%, đóng cửa tại 108,22 điểm. Khối lượng giao dịch trên sàn HOSE đạt hơn 176,34 triệu cổ phiếu với giá trị hơn 3.564 tỉ đồng; trên sàn HNX khối lượng giao dịch đạt 43,59 triệu cổ phiếu với giá trị hơn 466 tỉ đồng. Bên bán chiếm ưu thế với việc độ rộng thị trường khá yếu với 283 mã tăng và 366 mã giảm điểm. Điều này cho thấy bên bán đang chiếm ưu thế trên thị trường.
Cổ phiếu SAB đóng vai trò trụ chính của thị trường khi tăng 1,62%. Tín hiệu tích cực ở các mã VHM, CTD, SAB không đủ để giúp VN-Index lấy lại sắc xanh vào cuối phiên. Ở chiều ngược lại, sắc đỏ vẫn bao trùm các Large Cap đầu ngành như VNM, GAS, VIC, BID, trong đó mã BID giảm sâu 2,58%.
Khối ngoại mua ròng hơn 8 tỉ đồng trên sàn HOSE, các cổ phiếu được giao dịch nhiều nhất là VIC, VNM, HPG. Điểm đặc biệt là khối này mua vào khá mạnh chứng chỉ quỹ ETF VFMVN30. Trên sàn HNX, khối ngoại bán ròng hơn 6 tỉ đồng với lực bán tập trung mạnh vào mã VGC, SHS.
Việc Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) hôm thứ Năm hạ mạnh dự báo tăng trưởng kinh tế Eurozone cũng đè nặng tâm trí giới đầu tư cổ phiếu châu Á trong phiên giao dịch cuối cùng của tuần.
Số liệu do Tổng cục Hải quan Trung Quốc công bố sáng 8.3 cho thấy kim ngạch xuất khẩu tháng 2 của nước này sụt 20,7% so với cùng kỳ năm ngoái, vượt xa mức dự báo giảm 4,8% mà giới phân tích đưa ra trước đó. Thống kê nói trên đẩy các chỉ số chứng khoán Trung Quốc chìm sâu hơn trong vùng đỏ.
Lúc đóng cửa, chỉ số Shanghai Composite Index của sàn Thượng Hải “bốc hơi” 4,4%, trong khi Shenzhen Composite Index của sàn Thẩm Quyến mất gần 3,8% điểm số.
Tại thị trường Hồng Kông, chỉ số Hang Seng sụt hơn 1,9% vào giờ cuối của phiên giao dịch. Chỉ số Kospi của chứng khoán Hàn Quốc chốt phiên với mức giảm hơn 1,3%.
Chỉ số MSCI châu Á-Thái Bình Dương không bao gồm Nhật Bản sụt 1,2%, xuống mức thấp nhất trong 2 tuần. Chỉ số Nikkei 225 của chứng khoán Nhật giảm trên 2%, trong khi ASX 200 của chứng khoán Australia mất gần 1%.
Dữ liệu xuất khẩu tháng 2 của Trung Quốc và dự báo u ám của ECB đang khiến giới đầu tư lo ngại về một kịch bản xấu nhất đối với nền kinh tế toàn cầu.
Video đang HOT
GIA MIÊU
Theo laodong.vn
Nhà đầu tư ngoại chờ vận hội mới năm 2019
Theo kịch bản thuận lợi, tháng 9/2019, thị trường chứng khoán Việt Nam sẽ được xem xét nâng hạng. Nếu vậy, đây sẽ là tin vui, giúp thị trường nâng cao khả năng thu hút dòng tiền.
Ảnh Shutterstock
ã qua một năm nhiều biến động
Năm 2018, nhiều quỹ đầu tư ngoại đã phải "ngậm đắng nuốt cay" khi tăng trưởng giá trị tài sản ròng (NAV) bị âm. PYN Elite là một trong số này.
Năm qua, PYN Elite có đến 8/12 tháng NAV tăng trưởng âm. Mặc dù đã có sự cải thiện trong tháng cuối cùng của năm, tuy nhiên, tổng kết năm 2018, quỹ đầu tư Phần Lan này vẫn phải chứng kiến mức sụt giảm 9,9%. ây là mức thua lỗ lớn nhất của PYN trong 8 năm qua.
Nói về vấn đề này, PYN Elite đã nêu ra hàng loạt những điểm sáng vĩ mô của Việt Nam, khi GDP tăng trưởng 7,08%, mức cao nhất trong 10 năm qua và vượt mục tiêu đề ra của Chính phủ; chỉ số PMI nằm trong nhóm cao nhất tại ASEAN; lạm phát được kiểm soát tốt với CPI bình quân năm 2018 tăng 3,5%.
Ngoài ra, hoạt động kinh doanh tư nhân cũng bùng nổ với hơn 131.000 công ty đăng ký mới vào năm 2018; lượng khách du lịch tiếp tục đổ về với các con số ấn tượng.
Vậy nhưng, "tình hình kinh tế vĩ mô màu hồng lại không được phản ánh trên thị trường chứng khoán Việt Nam", PYN khẳng định khi thị trường đã trải qua một năm đầy biến động. Tuy nhiên, cần đặt trong bối cảnh chỉ số MSCI Frontier Emerging Markets đã giảm đến 17% trong năm 2018, để thấy rằng, thị trường Việt Nam vẫn có màn biểu diễn tích cực so với nhóm thị trường mới nổi, cận biên.
Theo chuyên gia phân tích của Công ty Chứng khoán Bảo Việt (BVSC), tính đến cuối tháng 12/2018, nhà đầu tư nước ngoài vẫn thực hiện mua ròng hơn 44.000 tỷ đồng tại thị trường chứng khoán Việt Nam. Tuy nhiên, việc mua ròng được thực hiện qua hình thức giao dịch thỏa thuận với các thương vụ lớn như VHM: 28.500 tỷ đồng; MSN: 14.600 tỷ đồng; VRE: 4.700 tỷ đồng và NVL 3.300 tỷ đồng.
Qua hình thức khớp lệnh, khối ngoại bán ròng trên 16.000 tỷ đồng. Việc bán ròng được thực hiện mạnh kể từ giữa tháng 2/2018. Giá trị bán ròng tập trung lớn ở cổ phiếu VIC: 6.900 tỷ đồng (kể từ tháng 4/2018, giá trị bán ròng là 10.400 tỷ đồng), VJC: 3.000 tỷ đồng và VHM 2.500 tỷ đồng.
Xu hướng bán ròng thông qua khớp lệnh tại thị trường chứng khoán Việt Nam chịu nhiều tác động bởi xu hướng rút vốn khỏi các thị trường mới nổi khi Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) tăng lãi suất, khiến các quỹ đầu tư theo chỉ số, các quỹ đầu tư DR, hay P-notes phải rút vốn nhanh (cùng xu hướng dòng tiền lớn trên thế giới).
Giá trị giao dịch của khối ngoại trong năm 2018 (Đơn vị: Tỷ đồng).
Dòng tiền ngoại chờ thông tin tích cực
Ông Bùi Nguyên Khoa, Trưởng nhóm Vĩ mô thị trường - Công ty Chứng khoán Ngân hàng ầu tư và Phát triển Việt Nam (BSC) cho rằng, tương tự các nhà đầu tư cá nhân, việc thua lỗ của nhiều quỹ ngoại khi đầu tư vào cổ phiếu trên thị trường chứng khoán Việt Nam sẽ có ảnh hưởng đến việc giải ngân năm 2019. Khi lãi lớn, nhà đầu tư sẽ tự tin bỏ vốn tiếp, nhưng khi thua lỗ, họ sẽ dừng lại để xem xét các yếu tố còn phù hợp để đầu tư hay không.
Tuy nhiên, các quỹ ngoại sẽ xem xét nhiều yếu tố khác rộng hơn như tiềm năng tăng trưởng của thị trường, xu hướng dòng tiền, nền tảng vĩ mô... và cẩn thận hơn trong việc rà soát các yếu tố, cũng như chọn lựa các thương vụ phù hợp hơn để đầu tư.
áng chú ý, năm 2018, Việt Nam đã rất thành công trong việc thu hút khối ngoại trên nhiều phương diện, khi là điểm đến của dòng tiền từ các quốc gia trong khu vực như Hàn Quốc, Trung Quốc, sau đó là Nhật Bản... "Vậy nhưng năm 2019, mọi thứ sẽ khó khăn hơn, ngay cả những thương vụ lớn cũng khó thực hiện", ông Khoa khẳng định, nhất là khi ngay cả dòng tiền từ Hàn Quốc cũng bắt đầu có dấu hiệu chững lại.
Ông Khoa cho rằng, năm nay, các thành viên thị trường sẽ kỳ vọng vào việc thị trường được nâng hạng nhằm gia tăng sức hấp dẫn. Theo kịch bản thuận lợi, tháng 9/2019, thị trường chứng khoán Việt Nam sẽ được xem xét nâng hạng. Nếu vậy, đây sẽ là tin vui, giúp thị trường nâng cao khả năng thu hút dòng tiền.
Bên cạnh đó, dù Luật Chứng khoán sửa đổi được đánh giá sẽ có tác động lớn và lâu dài tới thị trường, nhưng những ảnh hưởng này sẽ chưa thể hiện trong năm nay.
Do vậy, trong bối cảnh hiện tại, dòng tiền sẽ thận trọng hơn trong giai đoạn đầu năm, nhưng sẽ không rút ra mà ở trong trạng thái "chờ" những thông tin tích cực để quay trở lại, ít nhất là với dòng tiền nóng. Tiền vào thị trường đã nhiều, áp lực rút ra chưa có, nhưng áp lực giải ngân cũng không lớn, nên diễn biến khối ngoại trong giai đoạn tới chưa thực sự rõ rệt.
Về vấn đề này, Bộ phận Phân tích Công ty Chứng khoán Bảo Việt (BVSC) cho biết, năm 2019, khi các ngân hàng trung ương tiếp tục thực hiện việc thắt chặt tiền tệ, dừng các gói nới lỏng định lượng (QE), việc huy động vốn sẽ khó khăn hơn, hoạt động mua ròng của các quỹ chỉ số, DR, P-Notes sẽ khó tăng trưởng mạnh.
Nhưng thị trường Việt Nam vẫn có thể thu hút được dòng vốn từ Hàn Quốc và Nhật Bản thông qua các thương vụ thoái vốn, thỏa thuận lô lớn. Bên cạnh đó, các quỹ đầu cơ nâng hạng sẽ sớm tham gia vào thị trường ở các cổ phiếu vốn hóa lớn.
Theo dự thảo Luật Chứng khoán sửa đổi, tỷ lệ sở hữu nước ngoài tại công ty đại chúng là 100%, ngoại trừ trường hợp điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên hoặc pháp luật chuyên ngành có quy định cụ thể thấp hơn về tỷ lệ sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài.
iểm tích cực của việc sửa đổi này là đã loại bỏ thủ tục công ty đại chúng cần thông qua đại hội đồng cổ đông và việc mở rộng giới hạn này sẽ tạo điều kiện cho nhiều cổ phiếu của công ty Việt Nam đủ điều kiện tham gia vào chỉ số MSCI các thị trường mới nổi.
Trong bối cảnh này, cơ hội sẽ đến với ngành bảo hiểm, khi đây là ngành không hạn chế tỷ lệ sở hữu của khối ngoại và nhà đầu tư hoàn toàn có thể nâng tỷ lệ sở hữu mà không cần sự thông qua của đại hội đồng cổ đông. Trong đó, những doanh nghiệp nhà đầu tư nước ngoài có thể sở hữu lên trên 50% có thể kể tới như PVI, BMI...
Cơ hội cũng đến với các cổ phiếu hiện đang kín "room" mà nhà đầu tư nước ngoài ưa thích mua vào như REE, PNJ... Trong khi đó, cổ đông của nhiều doanh nghiệp sẽ chịu áp lực mua vào để nâng tỷ lệ sở hữu trước khi nhà đầu tư nước ngoài nắm giữ tỷ lệ đa số. Tuy nhiên, với những cổ phiếu này, điều kiện trước tiên là loại bỏ các ngành nghề đang bị hạn chế theo quy định chuyên ngành.
Theo tính toán của BVSC, nếu thị trường chứng khoán Việt Nam được MSCI và FTSE nâng hạng lên thị trường mới nổi vào năm 2020 thì sẽ có khoảng 1 tỷ USD đầu tư thụ động vào thị trường do các quỹ ETFs phải tái cơ cấu để đưa các cổ phiếu của các công ty Việt Nam vào danh mục.
Ở góc độ của nhà đầu tư, PYN Elite cho rằng, danh mục đầu tư cốt lõi của PYN vẫn bị định giá thấp. P/E cốt lõi ước tính của Quỹ trong năm 2019 là 7,8 và 6,9 lần cho năm 2020. ối với các công ty cốt lõi trong danh mục, PYN dự báo tăng trưởng lợi nhuận 25% hàng năm trong giai đoạn từ 2018 - 2020, cao hơn so với mức dự báo tăng trưởng lợi nhuận 15% của Việt Nam trong năm 2019.
Ví dụ MWG, cổ phiếu đang chiếm tỷ trọng 16,3% trong danh mục của PYN, đã hoàn thành mục tiêu lợi nhuận ròng năm 2018 vào cuối tháng 11/2018. Mục tiêu doanh thu và lợi nhuận ròng năm 2019 lần lượt đặt mốc 108.468 tỷ đồng (tăng 26%) và 3.571 tỷ đồng (tăng 37%).
Cổ phiếu MWG hiện đang hấp dẫn với P/E 2018 ở mức 12,5 và P/E 2019 ở mức 10. PYN cho biết, Quỹ sẽ tiếp tục nắm giữ cổ phiếu này vì định giá của cổ phiếu rất khiêm tốn, trong khi tiềm năng tăng trưởng là rất rõ ràng.
Về tình hình năm 2019, Chính phủ Việt Nam đang hướng tới mục tiêu tăng trưởng GDP 2019 là 6,8%, đảm bảo cân bằng giữa tăng trưởng và lạm phát. Ngoài ra, PYN đánh giá, Luật Chứng khoán sửa đổi sẽ cải thiện quyền sở hữu của khối ngoại tại các công ty đại chúng Việt Nam.
Minh Vui
Theo tinnhanhchungkhoan.vn
VN-Index đảo chiều giảm điểm Phiên giao dịch ngày 30-1, nhiều cổ phiếu vốn hóa lớn về cuối phiên giảm sâu (CTG, HPG, ROS, MWG, STB..) đẩy VN-Index đảo chiều giảm điểm. Ngược lại, các mã ACB, BVH, MBB, VJC vẫn tăng giá mạnh, giúp HNX-Index kết phiên trong sắc xanh. Chốt phiên, VN-Index giảm 0,09 điểm, xuống 915,84 điểm; HNX-Index tăng 0,44 điểm, lên 102,81 điểm. Thanh...