Thị trường chứng khoán 2019: Nhiều dư địa tăng trưởng
Sáng ngày 2/1, tại Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước phối hợp với Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội tổ chức Lễ khai trương phiên giao dịch đầu năm 2019. Theo đánh giá chung, thị trường chứng khoán vẫn còn nhiều dư địa để tăng trưởng.
Bộ trưởng Bộ Tài chính Đinh Tiến Dũng phát biểu tại Lễ khai trương phiên giao chứng khoán đầu năm 2019.
Tăng trưởng trong điều kiện khó
Nhìn lại năm 2018, kinh tế thế giới tuy vẫn tăng trưởng ở mức cao song diễn biến phức tạp. Việc Cục dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) 4 lần tăng lãi suất điều hành, tranh chấp thương mại giữa các nền kinh tế lớn, và những diễn biến phức tạp về địa chính trị thế giới đã tạo ảnh hưởng sâu rộng đến kinh tế và thị trường tài chính quốc tế. Thị trường chứng khoán (TTCK) toàn cầu năm 2018 đã trải qua những biến động mạnh với xu hướng giảm điểm sâu lan tỏa tại hầu hết các TTCK vào nửa cuối năm 2018.
Trong bối cảnh đó, kinh tế Việt Nam kết thúc năm 2018 với những kết quả ấn tượng. Tăng trưởng GDP cả năm đạt mức 7,08%, mức tăng cao nhất từ năm 2008, vượt kế hoạch Quốc hội đề ra. Lạm phát được kiềm chế thành công ở mức 3,54%, cán cân thương mại duy trì xuất siêu, thị trường tiền tệ, tài chính ổn định, thu ngân sách nhà nước vượt 7,8%, trong đó ngân sách Trung ương vượt 4,3% và ngân sách các địa phương vượt 12,5%; bội chi nợ công ngân sách giữ được mức thấp hơn chỉ tiêu Quốc hội đề ra và là mức thấp nhất trong mấy năm vừa qua.
Trên TTCK, mặc dù chỉ số VNIndex ghi nhận mức giảm 9,3% trong xu thế chung của TTCK quốc tế, nhưng quy mô và thanh khoản thị trường tiếp tục tăng trưởng mạnh mẽ. Quy mô vốn hóa thị trường cổ phiếu đạt gần 3,9 triệu tỷ đồng, tăng 10,6% so với năm 2017, đạt 77,6% GDP năm 2017 và tương đương với 70,2% GDP năm 2018, vượt chỉ tiêu 70% GDP đề ra tại Chiến lược phát triển TTCK Việt Nam giai đoạn 2011 – 2020. Giá trị giao dịch cổ phiếu bình quân đạt 6.500 tỷ đồng/phiên, tăng 29% so với năm 2017.
Trên thị trường trái phiếu, giá trị niêm yết đạt 1.122 ngàn tỷ đồng, tăng 10,5% so với năm 2017, đạt 22,4% GDP năm 2017 và tương đương 20,3% GDP của năm 2018. Giao dịch trái phiếu về cơ bản vẫn giữ được mức sôi động với giá trị giao dịch đạt 8.834 tỷ đồng/phiên. TTCK phái sinh mặc dù mới ra đời hơn 1 năm với một sản phẩm đầu tiên là hợp đồng tương lai trên chỉ số VN30 nhưng đã khẳng định được vai trò với khối lượng bình quân đạt 78.800 hợp đồng/phiên, tăng gần 7 lần so với năm 2017 và vị thế mở cuối năm đạt gần 21.653 hợp đồng, tăng 2,7 lần so với cuối năm 2017.
Đặc biệt, vốn đầu tư gián tiếp của nước ngoài vẫn vào dòng đạt 2,8 tỷ USD, cơ bản bằng mức kỷ lục 2,9 tỷ USD của năm 2017. Giá trị danh mục của nhà đầu tư nước ngoài ước đạt trên 32,8 tỷ USD.
Video đang HOT
Giới chuyên gia nhận định, thị trường chứng khoán Việt Nam năm 2019 sẽ khởi sắc.
Năm mới, kỳ vọng mới
Tại Lễ khai trương phiên giao dịch đầu năm 2019 diễn ra hôm 2/1, Bộ trưởng Bộ Tài chính Đinh Tiến Dũng khẳng định sẽ tạo điều kiện tốt hơn cho doanh nghiệp trong việc huy động vốn, nâng cao tính công khai minh bạch của TTCK, nâng cao hiệu quả quản lý, giám sát TTCK để bảo vệ lợi ích hợp pháp của các nhà đầu tư. Ngoài ra, theo Bộ trưởng, sẽ thành lập Sở GDCK Việt Nam theo quyết định của Thủ tướng nhằm từng bước chuyên nghiệp hóa các thị trường trên cơ sở sắp xếp lại Sở GDCK Hà Nội và Sở GDCK TP HCM. Triển khai các giải pháp nâng hạng TTCK Việt Nam từ hạng “thị trường cận biên” lên hạng “thị trường mới nổi”.
Năm 2019, theo dự đoán của các chuyên gia, tăng trưởng GDP của Việt Nam sẽ ở mức 7%. Trong năm nay, ngoài quan ngại về chiến tranh thương mại Mỹ-Trung, nền kinh tế thế giới vẫn có nhiều yếu tố thuận lợi để tăng trưởng. Cụ thể, giá xăng dầu thế giới năm 2019 được dự báo không còn tăng nhiều như năm 2018. Các chính sách tiền tệ của nhiều nền kinh tế (như Mỹ) sẽ được điều hành thận trọng hơn để duy trì đà tăng trưởng; lạm phát toàn cầu được dự báo sẽ giảm, lạm phát của các nền kinh tế mới nổi cũng được dự báo giảm. Tất cả các yếu tố trên sẽ hỗ trợ tích cực cho nền kinh tế Việt Nam.
Trong nước, các cơ quan quản lý tiếp tục nỗ lực ổn định kinh tế vĩ mô, cải thiện môi trường kinh doanh, đẩy nhanh quá trình cổ phần hóa… Những nỗ lực này sẽ tạo động lực mới đối với TTCK.
Trao đổi với báo chí, ông Trần Văn Dũng – Chủ tịch Ủy ban Chứng khoán Nhà nước cho rằng, đó là những điểm sáng đáng để đặt niềm tin khi bước vào năm 2019. Tuy nhiên, bên cạnh đó là nhiều vấn đề thách thức mà chúng ta sẽ phải đối mặt, nhất là những bất ổn bên ngoài có thể xảy ra nhiều hơn so với năm 2018.
PGS.TS Lê Trung Thành – Trường Đại học kinh tế thuộc Đại học Quốc gia Hà Nội khẳng định, diễn biến thị trường tài chính hiện nay tương đối tốt, thị trường tiền tệ đã được giải quyết cơ bản vấn đề nợ xấu. Thị trường vốn đã chuyển biến, đã ứng dụng các công cụ phái sinh trong buôn bán chứng khoán. Chúng ta đang đi theo con đường này và áp dụng các chuẩn mực ngày càng hiệu quả hơn.
Nền kinh tế trong nước còn gặp nhiều khó khăn, song những nỗ lực cơ cấu lại nền kinh tế, đổi mới mô hình tăng trưởng, cải cách thể chế vẫn không ngừng diễn ra. Do vậy hoàn toàn có thể kỳ vọng vào sự phát triển của nền kinh tế cũng như sự chuyển biến tích cực về quy mô và chất lượng của TTCK.
Thúy Hằng
Theo daidoanket.vn
Bộ trưởng Tài chính Đinh Tiến Dũng: Duy trì ổn định kinh tế vĩ mô
Tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 6, trong phiên thảo luận sáng 29/10 tại hội trường về Kết quả thực hiện dự toán ngân sách nhà nước năm 2018; dự toán ngân sách nhà nước và phương án phân bổ ngân sách trung ương năm 2019, kê hoach tai chinh - ngân sach nha nươc quôc gia 3 năm 2019 - 2021..., Bộ trưởng Bộ Tài chính Đinh Tiến Dũng đã giải trình, làm rõ một số nội dung các đại biểu Quốc hội quan tâm.
Bộ trưởng Bộ Tài Chính Đinh Tiến Dũng giải trình làm rõ vấn đề Đại biểu Quốc hội nêu. Ảnh: Phương Hoa/TTXVN
Giảm tỷ trọng chi thường xuyên và vay ngoài nước
Về kết quả thực hiện mục tiêu cơ cấu lại ngân sách nhà nước 3 năm 2016-2018 và tính bền vững của ngân sách nhà nước, Bộ trưởng Bộ Tài chính Đinh Tiến Dũng cho rằng, những kết quả đã đạt được trong 3 năm 2016 - 2018 là khá tích cực. Một số chỉ tiêu đã đạt được trước thời hạn. Tính bền vững của ngân sách nhà nước được củng cố, góp phần duy trì ổn định vĩ mô. Thu ngân sách nhà nước 3 năm đều vượt dự toán, đạt khoảng 54 - 55% kế hoạch (trong khi giá trị GDP đạt 52 - 53% kế hoạch). Tỷ trọng thu nội địa tăng từ 75% năm 2015 lên gần 82% năm 2018; trong khi quy mô thu ngân sách bình quân 3 năm 2016 - 2018 bằng 1,5 lần của giai đoạn bình quân giai đoạn 2011 - 2015. Tỷ trọng thu dầu thô và thu từ hoạt động xuất nhập khẩu giảm từ 23% xuống còn 18% trong cùng kỳ.
Về việc một số đại biểu nêu ý kiến về số tăng thu ngân sách nhà nước trong 3 năm qua chủ yếu là thu tiền sử dụng đất, Bộ trưởng Bộ Tài chính thừa nhận điều này là đúng vì khoản thu này phụ thuộc nhiều vào thị trường và điều hành của chính quyền từng địa phương.
Trong chi ngân sách, kết quả cơ cấu lại cũng khá tích cực, sớm đạt yêu cầu theo Nghị quyết 25 của Quốc hội. Theo đó, tỷ trọng chi cho đầu tư phát triển tăng, giảm tỷ trọng chi thường xuyên. Bội chi ngân sách nhà nước được kiểm soát chặt chẽ hơn, cả số tuyệt đối và tỷ lệ so với GDP. Nếu như bình quân giai đoạn 2011 - 2015 bội chi ngân sách nhà nước là 5,79% GDP thì năm 2018 dự kiến chỉ còn 3,67% GDP. Đồng thời, các khoản nợ công được kiểm soát chặt chẽ; bố trí trả nợ đầy đủ. Nhờ vậy, tốc độ tăng nợ công đã giảm gần một nửa, từ mức 18% trong giai đoạn 2011 - 2015 xuống còn 9,6% của 3 năm 2016 - 2018.
Bộ trưởng Đinh Tiến Dũng cũng cho biết, tỷ trọng vay ngoài nước của Chính phủ đã giảm từ 61% năm 2011, xuống còn khoảng 40% trong 9 tháng đầu năm 2018, góp phần làm giảm sức ép rủi ro biến động tỷ giá và lãi suất trên thị trường quốc tế. Giải trình về nghĩa vụ chi trả nợ gốc có xu hướng tăng nhanh khiến một số đại biểu Quốc hội băn khoăn, Bộ trưởng Đinh Tiến Dũng nêu nguyên nhân, trong giai đoạn 2012-2014, trước tác động của khủng hoảng tài chính toàn cầu, để có nguồn lực ổn định vĩ mô, đảm bảo an sinh xã hội, Việt Nam đã phải huy động một lượng lớn trái phiếu Chính phủ kỳ hạn 3 - 5 năm, dẫn đến nhu cầu chi trả nợ gốc chủ yếu rơi vào thời điểm hiện nay. Đồng thời, các khoản vay ODA trước đây hết thời gian ân hạn về trả nợ gốc, cùng với việc phải áp dụng điều khoản trả nợ nhanh đối với nguồn vốn vay ODA, nên áp lực trả nợ gốc gia tăng.
"Tuy nhiên, so với những năm trước, áp lực huy động cho ngân sách nhà nước, bao gồm vay cho bù đắp bội chi và trả nợ gốc - hay nôm na là vay đảo nợ, đã giảm mạnh", Bộ trưởng khẳng định. Việt Nam đã từng bước xử lý được các khoản nợ còn treo ngoài ngân sách trước đây, trong đó có khoản 22 nghìn tỷ đồng nợ của Bảo hiểm xã hội, đã báo cáo Quốc hội, đưa vào nợ công và bố trí trả nợ dần cả gốc và lãi.
Việc kiểm soát chặt chẽ các chỉ tiêu nợ đã góp phần quan trọng trong việc tiếp tục cải thiện mức xếp hạng tín nhiệm quốc gia của Việt Nam. Tháng 7 vừa qua, Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) đã nhận định tình hình tài chính công của Việt Nam trong trung hạn ở mức ổn định, rủi ro khủng hoảng nợ ở mức thấp.
Về chỉ tiêu nợ nước ngoài đã sát ngưỡng cho phép 50% GDP, Bộ trưởng Bộ Tài chính cho biết, để giải quyết thực trạng trên, Chính phủ đã chỉ đạo Ngân hàng Nhà nước chủ trì nghiên cứu, đề xuất các giải pháp nhằm kiểm soát chặt chẽ hoạt động vay nước ngoài theo phương thức tự vay tự trả của doanh nghiệp, tổ chức tín dụng. Đồng thời, thực hiện đồng bộ với các giải pháp khác nhằm quản lý chặt chẽ nợ công, nợ Chính phủ, nợ nước ngoài của quốc gia trong giới hạn cho phép; hạn chế tối đa cấp bảo lãnh Chính phủ cho các khoản vay mới; không bảo lãnh cho doanh nghiệp để vay vốn ngoài nước; không sử dụng nguồn Chính phủ vay về để cho doanh nghiệp vay lại; không sử dụng ngân sách nhà nước để cơ cấu lại doanh nghiệp nhà nước, xử lý nợ xấu ngân hàng, cấp vốn điều lệ cho các tổ chức tín dụng thương mại.
Khẳng định kết quả cơ cấu lại ngân sách nhà nước 3 năm qua là tích cực, bám sát Nghị quyết Quốc hội, tính bền vững ngân sách nhà nước được củng cố, Bộ trưởng Đinh Tiến Dũng cho rằng, trong trường hợp không có những biến động lớn, thì cùng với dự toán ngân sách nhà nước năm 2019 đang trình Quốc hội, các mục tiêu cơ bản của Kế hoạch tài chính 5 năm giai đoạn 2016-2020 sẽ cơ bản được hoàn thành.
Tăng cường phối hợp quản lý vốn ODA
Thông tin về một số nội dung liên quan đến thực hiện và giao dự toán thu từ các khu vực kinh tế và một số địa phương trọng điểm thu, Bộ trưởng Đinh Tiến Dũng cho biết, năm 2018, Chính phủ báo cáo ước thu từ khu vực doanh nghiệp nhà nước đạt 97,1% dự toán; thu từ khu vực doanh nghiệp FDI đạt 84,9%; thu từ khu vực kinh tê ngoài quốc doanh đạt 97,8% dự toán.
Mặc dù không đạt dự toán, nhưng thu ngân sách nhà nước từ 3 khu vực kinh tế năm 2018 vẫn tăng trưởng khá (khu vực doanh nghiệp nhà nước ước tăng 9,7%; khu vực đầu tư trực tiếp nước ngoài tăng 10,4%; khu vực ngoài quốc doanh tăng 17,7%), tính chung 3 khu vực tăng khoảng 12,8%. Bộ trưởng khẳng định, đây là mức tích cực so với đánh giá tăng trưởng kinh tế đạt khoảng trên 6,7% và lạm phát khoảng 4%.
Bên cạnh sự chỉ đạo quyết liệt của Chính phủ, Bộ trưởng nhấn mạnh kết quả trên còn có phần đóng góp rất lớn của các địa phương, đặc biệt là 16 địa phương có điều tiết thu về ngân sách Trung ương (chiếm trên 70% tổng thu nội địa). Đây là các địa phương có quy mô kinh tế lớn, công nghiệp và dịch vụ tăng trưởng khá, có nhiều dư địa thu ngân sách ...
Trong vấn đề quản lý vốn ODA, Bộ trưởng nêu rõ, để triển khai quy định của Luật Quản lý nợ công, đến nay Chính phủ đã ban hành đầy đủ các Nghị định hướng dẫn; bản thân Bộ Tài chính cũng đã, đang tích cực phối hợp với các bộ, ngành, địa phương, các nhà tài trợ để triển khai các công việc có liên quan đến chức năng, nhiệm vụ mới được giao. Tuy nhiên, việc phân bổ, giao dự toán và quản lý nguồn vốn ODA từ trước đến nay vẫn được giao cho Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì. Do đó, Bộ trưởng Đinh Tiến Dũng mong muốn các bộ, ngành liên quan sẽ phối hợp với nhau tốt hơn trong thời gian tới để hoàn thành nhiệm vụ.
Về phương án phân bổ đầu tư công trung hạn, trong kế hoạch tài chính 5 năm, Bộ trưởng kiến nghị với Quốc hội cho thông qua chủ trương sử dụng dự phòng đầu tư công trung hạn trên cơ sở đảm bảo các chỉ tiêu về bội chi và nợ công theo Nghị quyết 07 của Bộ Chính trị và Nghị quyết 25 của Quốc hội và khả năng cân đối của ngân sách Trung ương trong 2 năm 2019 - 2020. Trên cơ sở đó, Bộ trưởng Bộ Tài chính Đinh Tiến Dũng cũng đề nghị rà soát lại danh mục và mức vốn để sử dụng và Chính phủ báo cáo Ủy ban Thường vụ Quốc hội thông qua báo cáo với Quốc hội tại kỳ họp gần nhất.
Hiền Hạnh
Theo baotintuc.vn
Nguồn cung căn hộ tại TP.HCM hiện nay như thế nào? Trong năm 2018 thị trường BĐS TP.HCM vẫn giữ được sự phát triển ổn định, không bị "bong bóng" và vẫn còn nằm trong chu kỳ phục hồi, tăng trưởng. Theo Hiệp hội BĐS TP.HCM (HoREA), tình trạng quá thiếu loại căn hộ nhà ở thương mại giá thấp, nhà ở xã hội, nhất là loại căn hộ cho thuê giá rẻ phù...