Thị trường chứng khoán 15/10: Khối ngoại trao tay hơn 2,3 triệu cổ phiếu MBB
Thị trường chứng khoán Việt Nam giảm điểm trong phiên giao dịch 15/10 hòa vào đà giảm điểm của chứng khoán thế giới…
Diễn biến của VN-Index từ tháng 06/2019 đến nay. Nguồn: TVSI
Trong bối cảnh nhà đầu tư lo ngại về thỏa thuận giữa Trung Quốc và Mỹ, thị trường chứng khoán Mỹ đã quay đầu giảm nhẹ vào phiên giao dịch 14/10. Kết thúc phiên giao dịch 14/10, chỉ số Dow Jones giảm 29,23 điểm, tương đương với 0,11% xuống mức 26.787,36 điểm.
Hợp đồng tương lai thị trường chứng khoán châu Á mở cửa giảm điểm do tác động từ diễn biến mới của chiến tranh thương mại khi Trung Quốc cho biết họ muốn có nhiều cuộc đàm phán trước khi ký thỏa thuận thương mại với Mỹ.
Thị trường chứng khoán Việt Nam cũng giằng co trong phiên giao dịch 15/10 khi lực bán chiếm ưu thế trên thị trường.
Trên sàn HoSE, chỉ số VN-Index đóng cửa ở mức 993,05 điểm với độ rộng nghiêng hẳn về bên bán. Cụ thể, sàn HoSE có 177 mã giảm điểm trong khi chỉ có 143 mã tăng điểm.
Nhóm cổ phiếu VN30 hồi phục trong phiên chiều, tuy nhiên dòng tiền ở nhóm này vẫn đang lưỡng lự với 12 mã tăng điểm và 15 mã giảm điểm. Kết phiên, chỉ số VN30-Index tăng nhẹ 1,36 điểm.
Video đang HOT
Như vậy, dòng tiền vẫn đang lưỡng lự ở nhóm VN30 và không có sự lan tỏa đến toàn thị trường, dẫn đến sự ngược pha giữa VN-Index và VN30-Index.
Ở chiều tăng điểm, lực cầu khá mỏng được đặt lên các mã cổ phiếu vốn hóa lớn. Trong đó, MSN trở thành động lực chính của VN-Index hôm nay. Kết phiên, cổ phiếu này tăng 2,09%. Ngoài ra, các cổ phiếu như VIC, TCB, HVN,… cũng tác động tích cực đến VN-Index, tuy nhiên sự tác động khá đơn lẻ, thiếu tính đồng nhất của từng nhóm ngành.
Nhóm cổ phiếu tác động mạnh đến chỉ số VN-Index. Nguồn: VnDirect
Ở chiều giảm điểm, VHM trở thành điểm tiêu cực nhất của VN-Index, dẫn đầu xu hướng giảm. Kết phiên, cổ phiếu này giảm 1,71%.
Ngoài ta, các cổ phiếu như GAS, SAB, VNM,… cũng đồng loạt giảm điểm, tác động tiêu cực lên VN-Index.
Xét về thanh khoản, so với phiên giao dịch trước đó, phiên giao dịch 15/10 có thanh khoản suy giảm. Giá trị giao dịch toàn thị trường đạt hơn 4.700 tỷ đồng, trong đó có hơn 1.300 tỷ đồng là giao dịch thỏa thuận.
Về giao dịch của khối ngoại, khối này trở lại bán ròng hơn 158 tỷ đồng trên sàn HoSE. Trong đó, khối này tập trung bán ròng VRE, HPG, VNM. Ngoài ra, khối này cũng trao tay hơn 2,3 triệu cổ phiếu MBB trong phiên giao dịch hôm nay. Đóng cửa phiên giao dịch, cổ phiếu MBB giảm 0,43%.
Vũ Hoài
Theo nhipcaudautu.vn
Lạc quan về đàm phán thương mại, thị trường chứng khoán Mỹ tăng điểm
Thị trường chứng khoán Mỹ ghi nhận sự tăng điểm đầu tiên kể từ phiên giao dịch đầu tuần 07/10.
Thị trường chứng khoán Mỹ tăng điểm. Nguồn: Investing.com
Thị trường chứng khoán Mỹ tăng điểm vào phiên giao dịch thứ Tư (09/10) khi nhà đầu tư kỳ vọng về các thỏa thuận từ cuộc đàm phán thương mại Mỹ -Trung bắt đầu vào thứ Năm (10/10).
Kết thúc phiên giao dịch ngày thứ Tư, chỉ số Dow Jones tăng 181 điểm, tương đương với 0,7% lên mức 26.346,01 điểm.
Chỉ số Dow Jones tăng điểm. Nguồn: Investing.com
Chỉ số S&P 500 tăng 26,3 điểm, tương ứng với 0,9%; chỉ số Nasdaq 100 cũng đóng cửa trong sắc xanh, ghi nhận mức tăng 1,13%.
Cổ phiếu Apple cũng góp phần vào đà tăng trên thị trường chứng khoán Mỹ trong ngày thứ Tư, ghi nhận mức tăng 1,3 % sau khi một nhà phân tích tại Canaccord Genuity nâng mục tiêu giá của nhà sản xuất iPhone từ 240 USD/cổ phiếu lên 260 USD/cổ phiếu.
Trước đó cùng ngày (09/10), Bloomberg đưa tin nếu Tổng thống Mỹ Donald Trump không áp thêm thuế quan nào, thì Trung Quốc sẽ chấp nhận một thỏa thuận thương mại một phần. Báo cáo cũng cho biết Bắc Kinh sẽ đưa ra những nhượng bộ không cốt lõi như việc mua lại hàng hóa nông sản, nhưng không nhượng bộ những vấn đề quan trọng giữa 2 nước.
Ở một diễn biến khác, tờ Financial Times đưa tin giới quan chức Trung Quốc đang đề nghị tăng mua hàng nông sản Mỹ, để đạt được một thỏa thuận một phần.
Phó Thủ tướng Trung Quốc Lưu Hạc (phải) bắt tay với Đại diện Thương mại Mỹ, ông Robert Lighthizer trước phiên khai mạc đàm phán thương mại tại Bắc Kinh. Nguồn: CNBC
Hai nền kinh tế lớn nhất thế giới đã áp thuế trị giá hàng tỷ USD đối với hàng hóa của nhau từ đầu năm 2018, làm chao đảo thị trường tài chính và ảnh hưởng tiêu cực đến tâm lý kinh doanh và tiêu dùng. Chiến tranh thương mại kéo dài đã dần mở rộng ra ngoài phạm vi chính sách thương mại, làm tăng thêm lo ngại về những thiệt hại lớn hơn đối với nền kinh tế toàn cầu.
Trong phiên giao dịch thứ Ba (08/10), thị trường chứng khoán Mỹ đã giảm mạnh khi nhà đầu tư giảm bớt kỳ vọng về những tiến triển trong cuộc đàm phán thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc. Chỉ số Dow Jones đã rớt hơn 300 điểm, còn S&P 500 và Nasdaq Composite đều giảm hơn 1%. Những kỳ vọng đó đã suy giảm trong bối cảnh Mỹ thêm nhiều công ty Trung Quốc vào danh sách đen thương mại.
Trong khi đó, Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) đã công bố biên bản từ cuộc họp tháng 9 cho thấy cuộc chiến thương mại vẫn là mối lo ngại đối với các quan chức FED. Ngoài ra, biên bản này cũng cho thấy các quan chức FED cho rằng thị trường có thể quá lạc quan về số đợt giảm lãi suất trong tương lai.
Theo CNBC
Thị trường chứng khoán Mỹ: Giảm mạnh trước thềm đàm phán Mỹ-Trung Thị trường chứng khoán Mỹ giảm điểm mạnh vào hôm thứ Ba (08/10) khi những lo ngại về diễn biến không mấy tích cực trong đàm phán Mỹ-Trung tăng cao... Thị trường chứng khoán Mỹ giảm điểm. Nguồn: Infoday Trong một diễn biến làm theo thang căng thẳng Mỹ - Trung, Mỹ đã thêm hàng loạt những công ty hàng đầu về trí...