Thị trường căn hộ Hà Nội: Cung tăng, cầu bình ổn
‘ Thị trường bất động sản Hà Nội năm 2015 đã dần ổn định, tuy nhiên giao dịch thực tế không quá sôi động do khách hàng đang có rất nhiều lựa chọn’.
Khó bán hàng, Dự án Hanoi Landmark 51 đã phải cam kết sẽ mua lại căn hộ với lãi suất 15%/năm
Đó là đánh giá của Hiệp hội Bất động sản Việt Nam tại Báo cáo thị trường bất động sản Hà Nội và TP. HCM trong 11 tháng đầu năm 2015 vừa được công bố.
Tồn kho giảm, giá tăng
Theo báo cáo này, trong tháng 11 vừa qua, số lượng sản phẩm bất động sản giao dịch thành công tại thị trường Hà Nội đạt khoảng 1.550 giao dịch, giảm 5% so với tháng 10. Tuy nhiên, so với cùng thời điểm năm 2014, lượng giao dịch vẫn tăng 11%.
Báo cáo cũng cho biết, mức giá tại thị trường này, nhất là đối với phân khúc căn hộ, đã ổn định hơn và thể hiện sự chọn lọc hơn. Những dự án tại các khu vực có hạ tầng giao thông đầy đủ, vị trí tốt, triển khai đúng tiến độ và chủ đầu tư có chiến lược bán hàng hợp lý…, giá chào bán tiếp tục tăng nhẹ từ 1-3%.
Tính đến hết tháng 11/2015, tổng giá trị tồn kho bất động sản tại Hà Nội ước tính là 7.027 tỷ đồng, giảm 10.033 tỷ đồng so với thời điểm cuối quý I/2013 và 5.943 tỷ đồng tính đến cuối năm 2013.
Video đang HOT
Cùng với đó, giá trị tồn kho bất động sản tại thị trường Hà Nội thời điểm này tiếp tục giảm mạnh so với giai đoạn giá trị hàng tồn kho đạt “đỉnh” vào năm 2013.
Tính đến hết tháng 11/2015, tổng giá trị tồn kho bất động sản tại thủ đô ước tính là 7.027 tỷ đồng, giảm 10.033 tỷ đồng so với thời điểm cuối quý I/2013 và 5.943 tỷ đồng tính đến cuối năm 2013; còn so với thời điểm cuối tháng 10 thì giảm 274 tỷ đồng. Trong đó, tồn kho căn hộ chung cư thấp, chỉ 436 căn, tương đương 487 tỷ đồng.
Thị trường căn hộ giao dịch bình ổn
Trao đổi với phóng viên Đầu tư Chứng khoán, đại diện nhiều đơn vị phân phối cho biết, dù thị trường đang trong thời kỳ cao điểm mua bán vào dịp cận Tết, thanh khoản bất động sản, đặc biệt là thị trường căn hộ không tăng mà khá bình ổn. Chỉ những dự án thực sự tạo được dấu ấn mới hút hàng.
“Giao dịch thị trường căn hộ tại Hà Nội hiện không cao nếu so sánh với các tháng trước đó”, ông Nguyễn Đăng Tùng, Phó giám đốc Công ty Hợp tác và đầu tư bất động sản Linh Anh cho biết.
Theo ông Tùng, thị trường căn hộ sau một thời gian hồi phục, giá bán tăng dần. Trong khi đó, những phân khúc khác như bất động sản nghỉ dưỡng, đất nền… cũng có nhiều dự án hấp dẫn nhà đầu tư nên việc chia sẻ sự quan tâm của khách hàng là điều đương nhiên. Đồng thời, ngay riêng trong phân khúc căn hộ, số lượng dự án hứa hẹn giới thiệu ra thị trường sắp tới cũng rất lớn nên nhiều khách hàng có xu hướng chờ đợi sản phẩm hấp dẫn hơn.
Những dự án hiếm hoi vẫn duy trì được thanh khoản hiện nay, theo ông Tùng, đều là những dự án có vị trí tốt và không có nhiều sản phẩm cạnh tranh trực tiếp.
Ông Nguyễn Đình Thanh, Giám đốc Đầu tư Sàn bất động sản Hoàng Vương cũng cho rằng, thị trường bất động sản Hà Nội đã bước qua giai đoạn háo hức của đầu chu kỳ hồi phục, hiện tại giao dịch bước vào giai đoạn phát triển bền vững hơn.
Cũng theo ông Thanh, thị trường bất động sản Hà Nội hiện nay “trăm hoa đua nở”, ở vị trí nào cũng có dự án. Do nguồn cung quá lớn nên chỉ những dự án được định vị tốt về mặt thương hiệu và được truyền thông tốt mới có thể bán được sản phẩm.
Còn theo tìm hiểu của Đầu tư Chứng khoán, bất chấp nguồn cung căn hộ tại thị trường Hà Nội tăng nhanh, nhiều nhà phát triển bất động sản vẫn liên tục mở bán căn hộ ra ngoài thị trường. Để thu hút khách hàng mua căn hộ, cả chủ đầu tư lẫn đơn vị phân phối liên tục đưa ra những chương trình bán hàng mới lạ, với nhiều ưu đãi hấp dẫn dành cho khách mua nhà trong dịp này.
Việc thị trường phát triển theo chiều rộng có thể khiến các chủ đầu tư và nhà môi giới khó khăn hơn trong việc thúc đẩy thanh khoản. Tuy nhiên, nó cũng sẽ giúp giảm thiểu nguy cơ bong bóng khi khách hàng được đặt trở lại đúng vị trí của “thượng đế”.
Theo_Tin Nhanh Chứng Khoán
Tín hiệu tốt cho thị trường bất động sản 2016
Báo cáo của Cục Quản lý nhà và Thị trường bất động sản (Bộ Xây dựng) cho biết, so với thời điểm quý I/2013, giá trị tồn kho bất động sản (BĐS) đã giảm 75.303 tỷ đồng, tương đương 58%. Theo nhiều chuyên gia, đây là tín hiệu tốt cho thị trường BĐS năm 2016, đặc biệt là phân khúc nhà ở sẽ có cuộc bứt phá.
Năm 2015 được giới chuyên gia nhận xét là năm "xì hơi bong bóng" của thị trường BĐS Việt Nam. Thị trường bán căn hộ sôi động hơn, kích thích dòng vốn đầu tư. Đơn cử như tại TP.HCM, trong quý III/2015, số căn chào bán là 10.114 căn hộ, tăng 200% so với cùng kỳ năm ngoái, số căn tiêu thụ được là 7.862 căn hộ, tăng 88%, giá chào bán trung bình tăng 2,5%.
Ngoài dự án căn hộ tại các thành phố, thì phân khúc dự án nghỉ dưỡng tại các tỉnh ven biển cũng hồi phục và phát triển nhờ cơ sở hạ tầng tốt như Hồ Tràm, Mũi Né (Bình Thuận).
Thị trường BĐS năm 2016 được dự báo sẽ có sự tăng trưởng mạnh hơn
Đánh giá triển vọng thị trường BĐS 2016, ông Đặng Hùng Võ, nguyên Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường cho rằng, từ năm 2014, khi thị trường trở lại giá trị thực, người mua không còn tâm lý chờ giá nhà giảm, giao dịch nhà ở TP.HCM và Hà Nội từ năm 2014 đến nay liên tục tăng và sẽ tiếp tục tăng trong tương lai. Tín dụng BĐS năm 2015 đạt 342.000 tỷ, cùng với các dòng vốn đầu tư nước ngoài tăng mạnh... đã góp phần kích thích sự phục hồi của thị trường. Ước tính nguồn cung căn hộ mới tại TP.HCM và Hà Nội trong năm 2016 lần lượt đạt 50.000 và 24.000, trong đó, phân khúc bình dân - trung cấp vẫn là phân khúc thanh khoản tốt.
"Theo phân tích của tôi, năm 2016 sẽ không thể xảy ra hiện tượng bong bóng BĐS vì dựa các yếu tố kinh tế vĩ mô và hiện tại đường giao dịch đang nằm ngang. Thị trường trong năm 2016 sẽ có sự tăng trưởng mạnh hơn", ông Võ nói.
Đồng quan điểm này, bà Lê Hoàng Lan Như Ngọc, đại diện Công ty CBRE cho rằng, thị trường BĐS Việt Nam đang trong quá trình phục hồi, với các yếu tố tác động tích cực như sự kết nối của Việt Nam với thế giới thông qua các hiệp định thương mại tự do. Những chính sách nới lỏng về lãi suất, quy định vay mua nhà ở, hay người nước ngoài được sở hữu nhà tại Việt Nam... sẽ là nhân tố giúp thị trường phát triển mạnh trong năm 2016.
Tuy nhiên, các chuyên gia cũng tỏ ra quan ngại việc nhiều dự án BĐS chậm tiến độ, như tại TP.HCM hiện có 502 dự án đang ngừng thi công và chưa khởi công, chiếm 41,18% số dự án đã được cấp phép.
Đánh giá về vấn đề này, ông Đặng Hùng Võ cho rằng, điều đó chứng tỏ thị trường BĐS vẫn phát triển theo hướng mất cân đối. Tức là, đa số doanh nghiệp trong ngành có xu hướng "chạy" theo phân khúc dự án nhà ở cao cấp mà bỏ qua những phân khúc tầm trung. Trong giai đoạn 2016 - 2018, ước tính thị trường có nguồn cung đến gần 80.000 đơn vị nhà ở, thì phân khúc cao cấp đã chiếm trên 70%. Dù nhu cầu về nhà ở bình dân đang khá lớn, doanh nghiệp vẫn ít quan tâm đầu tư.
Ông Jeff Foo, Chủ tịch Hiệp hội Môi giới BĐS Singapore đánh giá, các chính sách mới của Chính phủ Việt Nam dành cho thị trường BĐS sẽ giúp thiết lập một thị trường cân bằng, minh bạch và bền vững hơn trong giai đoạn tới. Tuy nhiên, đối với các nhà đầu tư BĐS nước ngoài, họ vẫn cần nhiều thời gian để quan sát các cơ hội trên thị trường này trước khi quyết định "rót" vốn đầu tư vào đây.
"Nhiều nhà đầu tư sẽ vào Việt Nam sau khi Việt Nam tham gia các hiệp định thương mại tự do song phương và đa phương. Quan ngại của chúng tôi là khi dòng tiền đã "đổ" vào thị trường BĐS, liệu Nhà nước có điều chỉnh chính sách hay không. Liệu sau 5 hay 10 năm sẽ thay đổi theo hướng nào", ông Jeff Foo nói.
Theo Báo Đầu Tư
Dấu hiệu 'phục hồi' chỉ là phần nổi của 'tảng băng chìm' BĐS Thị trường bất động sản (BĐS) từ đầu năm 2015 đến nay đã có những tín hiệu được cho là "phục hồi". Nhưng theo dõi diễn biến của thị trường, có ý kiến cũng bày tỏ lo ngại: "Bong bóng" bất động sản đang có nguy cơ lặp lại, bởi nhiều DN BĐS hiện nay... không dám làm nhà giá rẻ. Dấu hiệu...