Thị trường biến động mạnh, nhà phố thương mại vẫn hấp dẫn nhà đầu tư
Một chuyên gia kinh tế nổi tiếng từng nhận định, giữa thời điểm thị trường biến động là lúc chọn chiến lược đầu tư an toàn.
Nhưng nếu muốn tiềm năng sinh lời cao thì hãy tìm đến các sản phẩm bất động sản vừa có giá trị tích trữ tài sản vừa có khả năng sinh lợi thường xuyên…
Thực tế cho thấy, những kênh đầu tư như chứng khoán, vàng… đã không còn “được lòng” các nhà đầu tư, tiềm ẩn nhiều bất ổn trong bối cảnh kinh tế khó đoán.
Shophouse được nhà đầu tư gửi gắm tài sản trong bối cảnh biến động kinh tế.
Thời điểm hiện tại, các nhà đầu tư hướng đến nhu cầu bảo toàn, tích trữ tài sản. Khi đó bất động sản liền thổ có pháp lý chắc chắn, có khả năng mang lại hoa lợi thường xuyên được “để mắt” là dễ hiểu. Trên thực tế, dù lặng lẽ hơn trước đó, nhưng các nhà đầu tư thông minh vẫn đang săn tìm các sản phẩm bất động sản đủ tốt để xuống tiền, đặc biệt tại khu vực phía Nam.
Lãnh đạo một doanh nghiệp chuyên đầu tư, phân phối các sản phẩm căn hộ và nhà phố tại TP.HCM và vùng ven cho biết, thanh khoản trên thị trường bất động sản khu vực có giảm, nhưng giá không hề giảm.
Video đang HOT
“Khó khăn ở đâu không biết, nhưng chưa khi nào thấy giá nhà phố có mức tăng mạnh như hiện nay”, ông nói và chia sẻ thêm. Không chỉ là nhu cầu để ở, phân khúc nhà liền thổ còn là “khẩu vị” rất ưa thích của giới đầu tư, nhất là những khu shophouse ở vị trí đắt giá, kết nối giao thông tốt và có thể sớm mang lại dòng tiền cho thuê hoặc trực tiếp kinh doanh.
“Nhiều người có nguồn tài chính dư dả xem đây là thời điểm để gom hàng, đặc biệt trong bối cảnh lạm phát tăng, nhà liền thổ luôn được xem là tài sản chống trượt giá hữu hiệu nhất”, Ông nhấn mạnh.
Tuyến phố thương mại Imperia Grand Plaza Đức Hòa sầm uất làm tăng sức hút cho những thị trường mới như Long An.
Một trong những dự án shophouse đang gây chú ý tại vùng ven TP.HCM thời gian qua là shophouse Imperia Grand Plaza Đức Hoà – dự án đầu tay của nhà phát triển nổi tiếng MIKGroup tại vị trí được quy hoạch như một trung tâm giao thương sầm uất bậc nhất Đức Hoà – nơi sẽ nâng cấp lên thành phố vào năm 2025.
Đặc biệt, Imperia Grand Plaza Đức Hoà cũng lọt top các dự án được nhà đầu tư phía Bắc lựa chọn để “đánh bắt xa bờ”. Gần đây, theo đánh giá của đại diện của Hiệp hội Bất động sản TP.HCM, thị trường Đức Hoà, Long An đang là khu vực có giao dịch sôi động bậc nhất các tỉnh vùng ven TP.HCM. Nhịp độ tăng trưởng tại đây sẽ tiếp tục tăng, nhất là càng gần thời điểm Đức Hoà lên thành phố.
Hiện để đáp ứng nhu cầu của khách hàng, MIKGroup đang giới thiệu ra thị trường phân khu Tây với 176 căn shophouse mang kiến trúc Tân cổ điển. Phân khu này hấp dẫn cả khách hàng phía Nam và khách hàng phía Bắc bởi khu phố Tây với nét sang trọng của nghệ thuật cổ điển cùng sự phóng khoáng thời đại được đánh giá là phân khu đẹp nhất dự án này.
Tọa lạc tại vị trí đặc biệt, vừa cạnh bên hệ tiện ích nội khu độc đáo, vừa liền kề tiện ích ngoại khu đa dạng, phố Tây cũng là phân khu sở hữu “tọa độ xanh kép” khi được bao bọc bởi hai không gian cảnh quan là công viên Ánh sáng và công viên Võ Tấn Đồ.
Phố Tây không chỉ là cửa ngõ thịnh vượng đón lưu lượng khách hàng đổ về thành phố mới Đức Hòa ngày một đông, mà còn giữ chân họ bởi sự hấp dẫn về kiến trúc, tiện ích, loại hình dịch vụ; là màu sắc không thể thay thế, góp phần làm nên sức hấp dẫn của Imperia Grand Plaza Đức Hòa.
Công viên ánh sáng hứa hẹn sẽ là điểm check-in, trải nghiệm nghệ thuật, cảnh quan lớn của Đức Hòa.
Sức cầu lớn tỷ lệ nghịch với số lượng rất ít căn shophouse khiến khu phố Tây ngày càng sôi động trước thời điểm giới thiệu chính thức. Với các nhà đầu tư, chưa bao giờ sở hữu một căn shophouse xinh đẹp tại Imperia Grand Plaza Đức Hoà lại dễ dàng đến thế khi MIKGroup mạnh tay đưa ra chính sách bán hàng lãi kép “mua 1 lãi 2″.
Khách hàng chỉ cần thanh toán 10% giá trị shophouse cho đến khi nhận nhà. Với khoản đầu tư 10% này, khách hàng sẽ được chủ đầu tư trả lãi 12% trong vòng 1 năm, gấp đôi mức lãi suất tiết kiệm tại một số ngân hàng ở thời điểm hiện tại.
Như vậy, chỉ với 10% vốn tự có, nhà đầu tư Imperia Grand Plaza Đức Hoà vừa sở hữu shophouse giá trị tại trung tâm Đức Hoà, vừa được nhận lãi suất cao, vừa thu lợi nhuận hấp dẫn. Trong bối cảnh dòng vốn đầu tư vô cùng hạn chế, có thể nói, đây là chính sách ưu đãi tài chính hấp dẫn bậc nhất trên thị trường bất động sản hiện nay.
Hà Nội: Kiến nghị có chế tài đủ mạnh để thu hồi đất các dự án sử dụng không hiệu quả
Ngày 23/8, tại Trụ sở UBND quận Nam Từ Liêm, Đoàn đại biểu Quốc hội thành phố Hà Nội tổ chức hội nghị tiếp xúc cử tri chuyên đề về việc thực hiện chính sách, pháp luật về đất đai trên địa bàn thành phố và lấy ý kiến góp ý Luật Đất đai (sửa đổi).
Phó Trưởng đoàn chuyên trách Đoàn đại biểu Quốc hội thành phố Hà Nội Phạm Thị Thanh Mai chủ trì hội nghị.
Bà Phạm Thị Thanh Mai cho biết, dự kiến kỳ họp cuối năm 2023 Quốc hội mới thông qua Luật Đất đai. Điều này cho thấy Quốc hội rất thận trọng, kỹ lưỡng trong chuẩn bị sửa đổi Luật này. Trách nhiệm của đại biểu Quốc hội là lắng nghe ý kiến phản biện, giám sát của các chuyên gia, nhà xây dựng luật, nhà quản lý trong lĩnh vực đất đai, từ đó thấy được những khó khăn, vướng mắc, bất cập, những vấn đề không theo kịp xu thế phát triển, chưa phát huy được tiềm năng đất đai cần sửa đổi, bổ sung.
Theo bà Phạm Thị Thanh Mai, hiện các cơ quan tham mưu đang tích cực lấy ý kiến từ các cơ quan quản lý đến nhân dân; trong đó có những vấn đề về kết cấu, quan điểm, nguyên tắc, khái niệm, giải thích từ ngữ... để hiểu đúng, hiểu thống nhất, nếu không bao quát hết thì sẽ có khoảng trống về thời gian tổ chức thực hiện Luật.
Tại Hội nghị, đại diện lãnh đạo các địa phương và chuyên gia, nhà khoa học đã đồng tình, đánh giá cao việc thực hiện chính sách, pháp luật về đất đai trên địa bàn thành phố Hà Nội; đồng thời trao đổi một số bất cập trong quản lý đất đai, tập trung đóng góp ý kiến thực tiễn nhằm sửa đổi Luật Đất đai. Đáng chú ý, các đại biểu và cử tri đã có những ý kiến xác đáng về công tác quản lý, những bất cập trong công tác này thời gian qua; công tác bồi thường, hỗ trợ giải phóng mặt bằng tái định cư; giá đất, bản đồ giá đất; hệ thống cơ sở dữ liệu, quyền tiếp cận thông tin về đất đai; sự đồng bộ giữa Luật Đất đai với các luật khác...
Đại diện UBND thành phố Hà Nội đã kiến nghị, cần rà soát bất cập về quỹ đất để phát triển nhà ở xã hội đối với các dự án đầu tư xây dựng nhà ở thương mại, khu đô thị (gồm cả các dự án đấu giá quyền sử dụng đất). Chính phủ xem xét có cơ chế thu hồi đất của cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp trong quá trình rà soát, sắp xếp tài sản công theo quy định pháp luật về quản lý, sử dụng tài sản công; có quy định, chế tài đủ mạnh để thu hồi đất tại các dự án không đưa đất vào sử dụng hoặc sử dụng không hiệu quả, vi phạm pháp luật về đất đai ngay trong quyết định giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
UBND thành phố Hà Nội cũng kiến nghị, Chính phủ xem xét có cơ chế cụ thể để nhà đầu tư tham gia ứng vốn vào công tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư và thỏa thuận với người có đất thu hồi đối với trường hợp giao đất, cho thuê đất không thông qua đấu giá quyền sử dụng đất, đấu thầu dự án có sử dụng đất; xem xét xây dựng chính sách thuế phù hợp nhằm điều tiết thị trường bất động sản; thu lũy kế tiền sử dụng đất, tiền thuê đất đối với các dự án đầu tư chậm đưa đất vào sử dụng, người sử dụng đất nông nghiệp nhưng bỏ hoang, không đưa đất vào sử dụng nhằm hạn chế tình trạng lãng phí nguồn lực đất đai.
Bà Phạm Thị Thanh Mai khẳng định: Những ý kiến tâm huyết, trách nhiệm của cử tri, chuyên gia, nhà quản lý, doanh nghiệp sẽ được Đoàn đại biểu Quốc hội thành phố Hà Nội tiếp thu đầy đủ để tổng hợp, báo cáo Quốc hội.
Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) dự kiến trình Quốc hội cho ý kiến (lần 1) tại Kỳ họp thứ 4, Quốc hội khóa XV vào tháng 10/2022. Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) có 16 Chương (tăng 2 chương so với Luật hiện hành) gồm 237 điều (giữ nguyên 48 điều; sửa đổi, bổ sung 153 điều; bổ sung mới 36 điều và bãi bỏ 8 điều so với Luật hiện hành).
Trước đó, trình bày báo cáo của UBND thành phố Hà Nội về việc thực hiện chính sách, pháp luật về đất đai trên địa bàn, Phó Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nội Nguyễn Minh Tấn cho biết, công tác quy hoạch sử dụng đất được thực hiện theo đúng chỉ tiêu sử dụng đất được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt; quá trình tổ chức thực hiện đồng bộ từ thành phố đến các quận, huyện, thị xã, góp phần khai thác có hiệu quả tiềm năng đất đai. Hàng năm, công tác thu hồi đất, giao đất, cho thuê đất đã góp phần tạo nguồn thu ngân sách khoảng 20.000 - 28.000 tỷ đồng, chiếm khoảng 15%-18% tổng nguồn thu ngân sách thành phố.
Giai đoạn 2016-2020, trên toàn thành phố đã thu hồi đất và giải phóng mặt bằng 2.873 dự án với diện tích hơn 16.000 ha; số phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư cho tổ chức, hộ gia đình, cá nhân thuộc diện thu hồi đất và giải phóng mặt bằng là trên 121.000 phương án, bố trí tái định cư cho 6.887 hộ. Đặc biệt, từ năm 2012 đến nay, trên địa bàn thành phố đã tổ chức 3.179 đoàn thanh tra, kiểm tra trong lĩnh vực này, qua đó đã kiến nghị thu hồi 2.403 tỷ đồng và hơn 18 triệu m2 đất; kiến nghị xử lý 512 tập thể, 698 cá nhân; xử phạt vi phạm 465,2 tỷ đồng và chuyển cơ quan điều tra 39 vụ việc. Số vụ khiếu nại, tố cáo, tranh chấp đất đai đã được thành phố chỉ đạo giải quyết là 30.896 vụ; đã kiến nghị thu hồi 26,9 tỷ đồng và gần 177.000 m2 đất.
Chủ tịch UBND TP.HCM: 'Nên tính toán làm kinh tế giao thông, không phải dự án giao thông' UBND TP.HCM tổ chức hội thảo chuyên đề Quy hoạch giao thông vận tải thành phố. Hội thảo có sự tham dự của lãnh đạo Bộ Giao thông vận tải, lãnh đạo các địa phương tham dự góp ý gỡ nghẽn giao thông, kết nối hạ tầng liên vùng. Ông Phan Văn Mãi - chủ tịch UBND TP.HCM, và ông Lê Anh Tuấn...