Thị trường BĐS sẽ chịu tác động tiêu cực trong thời gian tới?
‘Thay đổi hệ số rủi ro của các khoản phải đòi để kinh doanh BĐS từ 150% lên 250% có thể tác động tiêu cực đến thị trường BĐS mới vừa phục hồi hơn 2 năm qua từ đáy sâu khủng hoảng’ – Ông Lê Hoàng Châu.
Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đã ban hành Thông tư 36 quy định các giới hạn, tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài chính thức có hiệu lực kể từ ngày 1/2/2015. Mới đây, NHNN cũng đã cho ra dự thảo sửa đổi Thông tư 36 với những nội dung đáng chú ý.
Theo đó, tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài được sử dụng nguồn vốn ngắn hạn để cho vay trung hạn và dài hạn theo tỷ lệ tối đa như sau: Ngân hàng thương mại là 40%; chi nhánh ngân hàng nước ngoài là 40%.
Bên cạnh đó, NHNN cũng đã xếp “Các khoản phải đòi để kinh doanh BDS” vào “Nhóm tài sản có hệ số rủi ro 250%”.
Giải trình về việc sửa đổi liên quan đến vấn đề trên, NHNN cho biết nhằm điều chỉnh tỷ lệ tối đa nguồn vốn ngắn hạn được sử dụng để cho vay trung hạn, dài hạn của từng khối theo lộ trình giảm dần nhằm đảm bảo phù hợp với định hướng hạn chế cấp tín dụng trung dài hạn, giảm rủi ro thanh khoản; giảm tập trung cấp tín dụng đối với lĩnh vực BĐS.
Liệu việc sửa đổi Thông tư 36 mới đây tác động tiêu cực như thế nào đến thị trường BĐS?
Video đang HOT
Về thay đổi hệ số rủi ro các khoản phải đòi để kinh doanh bất động sản từ 150% lên 250%, NHNN lý giải, việc sửa đổi hệ số rủi ro đối với các khoản phải đòi để kinh doanh bất động sản từ 150% lên 250% nhằm phát đi tín hiệu đối với thị trường và hệ thống ngân hàng nhằm kiểm soát rủi ro cho vay đối với lĩnh vực này.
Về phía Hiệp hội Bất động sản TP.HCM (Horea), hiệp hội cho biết, tính đến cuối năm 2015 thì tổng tài sản toàn hệ thống tăng trưởng 12,35% so với đầu năm, đạt 7.319.317 tỷ đồng. Trong đó, các Ngân hàng thương mại Nhà nước (NHTMNN) tăng 16,6% lên 3.303.995 tỷ đồng và Ngân hàng thương mại cổ phần (NHTMCP) tăng 8,9% lên 2.928.146 tỷ đồng. Mức tăng mạnh nhất thuộc về các công ty tài chính/cho thuê tài chính 27,9%, đạt 87.841 tỷ đồng tổng tài sản có. Vốn tự có của toàn hệ thống cũng tăng 16,4% so với đầu năm lên 578.020 tỷ đồng. Tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu toàn hệ thống đạt 13%. Tỷ lệ vốn ngắn hạn cho vay trung hạn, dài hạn toàn hệ thống là 31%. Được biết, trong năm 2015 vừa qua, các nhà đầu tư kinh doanh thứ cấp trên thị trường BĐS thành phố chiếm khoảng 15%, chủ yếu trong phân khúc BĐS loại khá hoặc cao cấp, thấp hơn rất nhiều so với thời điểm “bong bóng” BĐS năm 2007.
Ông Lê Hoàng Châu, Chủ tịch Hiệp hội BĐS TP.HCM cho biết: “Thị trường BĐS nước ta đang phụ thuộc lớn vào 2 nguồn vốn là nguồn vốn tín dụng ngân hàng và nguồn vốn huy động từ khách hàng. Trong đó, nguồn vốn huy động từ khách hàng phần lớn lại có nguồn gốc từ tín dụng ngân hàng. Thị trường vốn nước ta vẫn đang thiếu các nguồn vốn khác như các quỹ đầu tư, quỹ tín thác bất động sản, quỹ tiết kiệm nhà ở, nguồn vốn từ thị trường chứng khoán… Đặc biệt, hoạt động đầu tư phát triển, kinh doanh BĐS là hoạt động có tính chất trung hạn, dài hạn nhưng trên thực tế chưa có cơ chế đầy đủ để tạo lập nguồn vốn đầu tư, nguồn vốn tín dụng trung hạn, dài hạn”.
Ông Châu cho biết thêm, ở nước ta, nếu được vay trung hạn hoặc dài hạn thì lãi suất cao hơn lãi suất vay ngắn hạn trong khi ở các nước khác thì ngược lại. Mặt khác, tuy là nguồn vốn huy động ngắn hạn với mỗi tài khoản là ngắn hạn nhưng thực tế thì số dư của tổng số các tài khoản huy động vốn ngắn hạn của hệ thống ngân hàng thương mại lại chiếm một tỷ lệ tương đối ổn định. Mà ở tầm quản lý vĩ mô, NHNN có đầy đủ thông tin để đưa ra trần sử dụng vốn huy động ngắn hạn để cho vay trung hạn, dài hạn một cách hợp lý nhất trong từng giai đoạn nhất định, mà vẫn đảm bảo an toàn hệ thống tín dụng và sử dụng hiệu quả nguồn vốn huy động ngắn hạn, đi đôi với kiểm soát, xử lý nghiêm các tổ chức tín dụng vi phạm.
“Do vậy, nếu sửa đổi Thông tư 36 theo hướng giảm mạnh trần sử dụng vốn ngắn hạn để cho vay trung hạn, dài hạn từ 60% hiện nay xuống còn 40% và thay đổi hệ số rủi ro của các khoản phải đòi để kinh doanh BĐS từ 150% lên 250% thì có thể sẽ có tác động tiêu cực đến thị trường BĐS mới vừa phục hồi hơn 2 năm qua” – Chủ tịch Hiệp hội BĐS TP.HCM nhấn mạnh.
Theo Người đưa tin
Soi độ 'nóng' về tăng trưởng của các ngân hàng
Trong nhóm NHTM cổ phần tư nhân, Sacombank đang vượt xa các ngân hàng còn lại với tài sản gần 300 nghìn tỷ đồng. Tuy nhiên xét về sự tăng trưởng thì VPBank mới là hiện tượng đột biến. Eximbank lại là đối tượng gây thất vọng nhất...
Các ngân hàng dẫn đầu trong ngành đều đã công bố tình hình tài chính 2015, ngoại trừ SCB. Một điểm chung nhận thấy là tổng tài sản của các ngân hàng đã tăng trưởng rất nhanh trong vài năm trở lại đây.
Trong nhóm 8 ngân hàng TMCP tư nhân, sau vụ sáp nhập ngân hàng Phương Nam, Sacombank đạt tổng tài sản gần 300 nghìn tỷ đồng. Cùng với SCB, hai ngân hàng này đã vượt xa nhóm còn lại.
ACB đã từng tiến sát quy mô tài sản này vào năm 2011. Tuy nhiên sau sự kiện Bầu Kiên, ngân hàng đã giảm đáng kể và hiện ở mức khoảng 200 nghìn tỷ đồng.
Cũng tăng trưởng dựa vào yếu tố M&A, SHB đã tăng gấp 3 lần tổng tài sản lên 205 nghìn tỷ, tính từ năm 2011.
Nhưng VPBank mới là ngân hàng gây ấn tượng nhất.
Tổng tài sản của nhà băng này tăng từ 83 nghìn tỷ lên hơn 193 nghìn tỷ đồng sau 4 năm mà không cần M&A với tổ chức tín dụng nào, cũng không cần đối tác chiến lược nước ngoài rót vốn.
Đáng chú ý, VPBank đã vượt qua Techcombank về cả quy mô tài sản và lợi nhuận tạo ra trong năm 2015. Khi CEO của Techcombank về với VPBank hơn 4 năm trước, tổng tài sản của 2 ngân hàng này vẫn còn cách nhau gần 100 nghìn tỷ.
Trong khi đó, Eximbank là ngân hàng gây thất vọng nhất với việc giảm gần 30% quy mô tài sản trong 4 năm qua, hiện còn 126 nghìn tỷ đồng và không loại trừ khả năng sớm bị các ngân hàng nhóm sau bắt kịp trong năm tới nếu lãnh đạo nhà băng này không tìm thấy "ánh sáng ở cuối đường hầm".
Ở nhóm 4 ngân hàng dẫn đầu mà nhà nước nắm cổ phần chi phối, BIDV đã vượt qua Vietinbank sau khi sáp nhập với MHB. Ngân hàng này hiện có tổng tài sản khoảng 850 nghìn tỷ, theo sát ngân hàng lớn nhất trong hệ thống là Agribank.
Vietcombank cũng tăng trưởng quy mô mạnh mẽ trong các năm qua nhưng khoảng cách với 3 ngân hàng còn lại vẫn chưa được thu hẹp.
Theo_Dân việt
Bất động sản lo ngân hàng siết tín dụng Ngày 19-2, Hiệp hội Bất động sản (BĐS) TP.HCM (HoREA) cho biết Ngân hàng Nhà nước vừa đưa ra dự thảo sửa đổi Thông tư 36 /2014 quy định về các giới hạn, tỉ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài. Trong đó, có hai nội dung quan trọng mà nếu...