Thị trường BĐS Dĩ An (Bình Dương) vẫn chưa hết “nóng”, vì sao?
Giới chuyên gia nhận định, Tp.Dĩ An ( Bình Dương) sẽ đón nhiều đợt sóng tăng giá nhờ vào các công trình hạ tầng giao thông liên tục được “nâng cấp”.
Đây là lực đẩy giúp giá trị bất động sản khu vực không ngừng thăng hạng.
Đẩy mạnh hạ tầng tiến tới mục tiêu lên đô thị loại I
Phấn đấu đạt đô thị loại 1 vào năm 2025, TP. Dĩ An đang tập trung nguồn lực đầu tư hạ tầng, chú trọng công tác quy hoạch đô thị. Theo đó, thành phố đã thực hiện xong việc điều chỉnh quy hoạch phát triển đô thị giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050; triển khai và phê duyệt quy hoạch chi tiết các khu vực phát triển đô thị, trung tâm văn hóa, thể dục thể thao, các khu dân cư, thương mại.
Bên cạnh tuyến đường Mỹ Phước – Tân Vạn đã thông xe toàn tuyến, TP. Dĩ An tiếp tục hưởng lợi khi loạt dự án hạ tầng đang được ráo riết triển khai như mở rộng lộ giới Quốc lộ 1A lên 113,5m; mở rộng lộ giới đường Xuyên Á đoạn qua Dĩ An lên 120m. Khởi công dự án nâng cấp, mở rộng Quốc lộ 13 đoạn từ giáp ranh TP.HCM đến TP. Thủ Dầu Một dài khoảng 12,7km từ 6 làn xe lên 8 làn xe. Quốc lộ 1K đoạn qua Dĩ An mở rộng lộ giới 54m nối dài cùng đại lộ Phạm Văn Đồng, hình thành nên trục giao thông huyết mạch liên vùng: TP. Thủ Đức – TP. Dĩ An – TP. Biên Hòa. Đây cũng được xem là trục đường hấp dẫn các dự án bất động sản bậc nhất khu vực này.
Trục đường Đông Tây (tên cũ là đường Thống Nhất) cũng mở rộng từ 12m lên 32m. Tuyến đường này sở hữu vị trí đắc địa khi một đầu nối với đại lộ Phạm Văn Đồng, dẫn trực tiếp đến sân bay Tân Sơn Nhất, một đầu là Xa lộ Hà Nội, kết nối trực tiếp với bến xe Miền Đông mới và trung tâm TP Thủ Đức.
Ngoài ra, tuyến Metro số 1 cũng đã được chấp thuận chủ trương kéo dài đến TP. Dĩ An. Chủ tịch UBND TP. HCM cho biết, thành phố sẽ tập trung nguồn lực đẩy nhanh tiến độ dự án Metro số 1 trong năm nay, chuẩn bị chạy thương mại trong năm 2023.
Khi loạt công trình hạ tầng này đi vào hoạt động, người dân tại đây chỉ mất 15 phút hơn để kết nối với trung tâm Quận 1, dễ dàng làm việc và học tập trong nội đô TP.HCM hoặc các thành phố lân cận khác.
Bên cạnh việc đầu tư nâng cấp các tuyến đường huyết mạch, các trung tâm thương mại, dịch vụ, khách sạn, chung cư cao cấp… cũng đang và sẽ được phát triển mạnh mẽ dọc theo các trục giao thông đối ngoại quan trọng như Quốc lộ 1K, Quốc lộ 1A, Quốc lộ 13, ĐT743, trục chính Đông Tây, Xuyên Á,…
Tạo lực cho thị trường bất động sản “ nóng” theo
Video đang HOT
Sự đổi thay đáng kể trong hạ tầng giao thông và đô thị đã giúp TP. Dĩ An tạo được lợi thế cạnh tranh, thu hút đầu tư, phát triển kinh tế xã hội. Từ đó, đang là động lực chính cho thị trường BĐS nơi đây.
Hai tháng đầu năm 2022, giá trị sản xuất công nghiệp, thương mại – dịch vụ của TP. Dĩ An thực hiện lần lượt là 24.500 tỷ đồng – 15.200 tỷ đồng, tăng 24,93% – 10,49% so với cùng kỳ năm 2021.
Chuyển động mạnh mẽ nhất tại TP. Dĩ An là các hoạt động đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng đô thị, nhiều công trình, dự án đang được gấp rút hoàn thành. Trong năm 2021, TP. Dĩ An tổ chức khởi công mới 9 công trình, đẩy nhanh tiến độ thi công 23 công trình, giá trị giải ngân từ nguồn vốn phân cấp thực hiện được 221,520 tỷ đồng, đạt 100% kế hoạch.
Hạ tầng liên tục được nâng cấp, tốc độ giải ngân vốn đầu tư công nhanh, sự phục hồi và phát triển kinh tế cộng hưởng với chính sách thu hút đầu tư, tạo môi trường kinh doanh thuận lợi… đã khiến các nhà phát triển bất động sản đặt nhiều kỳ vọng về hiệu suất đầu tư tương lai tại thị trường bất động sản TP. Dĩ An.
Với lợi thế là trục “xương sống” ngay cửa ngõ TP. Thủ Đức, TP. Dĩ An, đại lộ Phạm Văn Đồng nối dài đến Quốc lộ 1K, được xem là cung đường vàng bất động sản. Theo thống kê, dọc theo cung đường này hoặc khu vực lân cận đã hình thành nhiều dự án căn hộ như Opal Riverside, Opal Garden, Opal Boulevard, HL Phú Đông, Phú Đông Premier, Flora Novia, 4S Linh Đông,… Các dự án trên trục đường này đều nhận được tỷ lệ hấp thụ tốt nhờ hạ tầng phát triển đồng bộ.
Quốc lộ 1K trục giao thông đối ngoại quan trọng của Tp. Dĩ An.
Ghi nhận cho thấy, trong quý 2 này, thị trường TP. Dĩ An tiếp tục đón thêm nguồn cung mới, với mức giá hợp lý. Chẳng hạn, tổ hợp căn hộ Diamond Connect ngay mặt tiền Quốc lộ 1K với quy mô 2 tòa tháp cao 30 tầng nổi có giá từ 36 triệu đồng/m2. Hay, dự án Phú Đông Sky Garden của Phú Đông Group cũng đang chào thị trường với mức giá khoảng 40 triệu đồng/m2 (chưa VAT). Cùng khu vực Dĩ An, một số dự án căn hộ như Bcons Bee, Bcons Polygon…cũng đang chào thị trường gây chú ý.
Như vậy, nguồn cung căn hộ vừa túi tiền tại khu vực Dĩ An – cửa ngõ TP. Thủ Đức tiếp tục được bổ sung, gia tăng cơ hội đầu tư, an cư cho người mua trước bối cảnh thị trường BĐS TP.HCM khan hiếm nguồn cung mới những năm qua. Đặc biệt là các dự án được bàn giao trong năm.
Theo chuyên gia Colliers Việt Nam, Bình Dương có nhiều cơ hội việc làm trong khi tiện ích dịch vụ cũng rất đầy đủ và chất lượng cao ở các lĩnh vực như giáo dục, y tế, mua sắm hay giải trí nên đã và đang là “miền đất hứa” cho mọi người tìm đến. Vậy nên, thị trường căn hộ khu vực này từ trung đến cao cấp đều có cơ hội phát triển rất lớn.
Định hướng đến năm 2040, TP. Dĩ An sẽ là đô thị dịch vụ – giáo dục – công nghiệp, trung tâm đô thị đại học, đầu mối giao thông vùng, trung tâm phát triển logistics kết hợp với phát triển đô thị. Cùng với hệ thống hạ tầng đồng bộ, đây sẽ là những “trợ lực” quan trọng giúp bất động sản TP. Dĩ An không ngừng phát triển trong tương lai.
Số ca COVID-19 mới 10 ngày qua của Bình Dương thấp hơn nhiều so với công bố, vì sao?
Theo số liệu Bộ Y tế công bố 10 ngày qua, trung bình mỗi ngày Bình Dương ghi nhận khoảng 3.500 ca nhiễm COVD-19.
Thực tế số ca nhiễm mới phát hiện trong thời gian này thấp hơn nhiều so với số công bố. Vì sao?
Phó thủ tướng Vũ Đức Đam và Tổ công tác đặc biệt Chính phủ làm việc với Bình Dương về công tác phòng, chống dịch COVID-19 - Ảnh: TIẾN LONG
Sáng 28-9, trao đổi tại buổi làm việc với Phó thủ tướng Vũ Đức Đam và Tổ công tác đặc biệt Chính phủ, ông Nguyễn Văn Lợi - bí thư Tỉnh ủy Bình Dương - cho biết gần đây Bình Dương tập trung quyết liệt xét nghiệm, truy vết ca nhiễm COVID-19 (F0) theo chỉ đạo của Thủ tướng và ngành y tế.
Theo ghi nhận, số ca F0 có nơi tăng, nơi giảm nhưng tính chung toàn địa bàn Bình Dương thì giảm nhiều so với giai đoạn đầu tháng 9. Trong 10 ngày qua, số ca nhiễm mới của Bình Dương chỉ trên dưới 1.500 ca/ngày. Tuy nhiên số ca công bố theo báo cáo của Bộ Y tế lại gần 3.500 ca/ngày.
Lý giải việc này, ông Lợi cho hay từ đầu đợt dịch thứ 4 đến nay, ở Bình Dương có 10.000 ca F0 được xét nghiệm nhanh đưa vào điều trị nhưng chưa được công nhận là bệnh nhân. Nguyên nhân theo quy định của ngành y tế, những người này phải xét nghiệm PCR mới được công nhận.
Do vậy thời gian qua, sau khi xét nghiệm PCR, các ca này được công bố, cộng thêm số ca nhiễm mới phát hiện đã đẩy số ca F0 được công bố của Bình Dương những ngày qua tăng cao so với thực tế.
Bí thư Bình Dương cho rằng 10.000 ca hầu hết đã điều trị khỏi và xuất viện. Nếu tiếp tục xét nghiệm PCR khẳng định để họ được công nhận là bệnh nhân sẽ rất tốn kém về thời gian, công sức và ngân sách. Do vậy, ông Lợi đề nghị xem xét lại quy định, nếu lấy chi phí xét nghiệm PCR để hỗ trợ cho F0 sẽ tốt hơn.
Cũng theo ông Lợi, trong số 15.000 ca F0 nhiễm mới trong 10 ngày qua có đến 5.000 người điều trị tại nhà. Bình Dương phải tổ chức lại mạng lưới y tế cộng đồng, y tế cơ sở.
Mặt khác, Bình Dương cũng đang thay đổi "cách đánh", truy vết, điều trị F0. Tại TP Thủ Dầu Một đang thí điểm nếu phát hiện một số lượng ca F0 tại một khu dân cư thì sẽ khoanh toàn khu lại, sau đó đưa tổ y tế của trạm y tế lưu động xuống cắm chốt, phát thuốc điều trị ngay tại khu phố.
Tại khu phố này cũng không tổ chức xét nghiệm nữa, thay vào đó sẽ tập trung vào phát hiện, theo dõi người có triệu chứng để cấp phát thuốc điều trị. Cách làm mới này giúp giảm thời gian, công sức và tiền của cho việc truy vết.
Người đứng đầu Tỉnh ủy Bình Dương đánh giá để cách đánh trên hiệu quả, vai trò của lực lượng cơ sở rất quan trọng. Ở nơi nào bí thư, chủ tịch địa phương quyết liệt sẽ sớm kiểm soát được tình hình.
Bình Dương đang củng cố lại khoảng 4.000 tổ COVID-19 cộng đồng. Đặc điểm của Bình Dương là mỗi khu phố có rất nhiều hẻm, xóm và nhà trọ. Tỉnh đã bàn với ngành y tế tham mưu tổ chức mỗi ngõ, nhà trọ phải có một tổ tự quản và có chính sách hỗ trợ để tổ này tham gia hỗ trợ giám sát F0.
Mặt khác, tổ chức, kiện toàn lại hệ thống y tế lưu động. Hiện dân số Bình Dương khoảng 2,6 triệu người, trong đó có 1,4 triệu công nhân ở khu công nghiệp.
Tỉnh chủ trương cứ 10.000 - 12.000 công nhân sẽ lập một trạm y tế lưu động trong khu công nghiệp do tư nhân quản lý. Với số lượng công nhân hiện nay sẽ cần 100 trạm y tế, hiện tỉnh đã lập được 10 trạm.
Các trạm y tế này sẽ vừa khám, chữa trị bệnh thông thường, vừa tham gia điều trị bệnh nhân COVID-19 tầng thấp. Hiện các địa phương đang bàn và các tổ chức y tế tư nhân rất ủng hộ.
Tính ra để lập các tổ COVID-19 cộng đồng và trạm y tế lưu động thì dự kiến cần 1.000 người. Ngoài ra, khi tổ chức lại các tầng điều trị 1 và 2 ở các huyện, thị xã, thành phố, Bình Dương cần 600 y, bác sĩ và điều dưỡng.
Cải tiến phương thức xét nghiệm theo hướng tăng cường mẫu gộp, mẫu đại diện
Thượng tướng Võ Minh Lương - thứ trưởng Bộ Quốc phòng - hỏi thăm một tổ quân y tại TP Thuận An (Bình Dương) - Ảnh: TIẾN LONG
Bí thư Thành ủy TP Thuận An Huỳnh Thị Thanh Phương cho biết với những phường, khu phố có nhiều khu trọ, đông công nhân, cần có những phương thức tổ chức xét nghiệm linh hoạt, khác với xét nghiệm ở nhà dân. Có những xóm trọ xét nghiệm tới 8 vòng, 10 vòng nhưng vẫn không sạch được hoàn toàn.
Theo bà Phương, đối với những địa bàn bị nhiễm nặng với tỉ lệ trên 10%, nên áp dụng giải pháp khoanh vùng, cấp thuốc điều trị, chăm sóc, xử lý kịp thời các trường hợp có triệu chứng, hoặc có bệnh nền thay vì xét nghiệm rất nhiều vòng nhưng cũng không thể "làm sạch" hoàn toàn.
Thượng tướng Võ Minh Lương - thứ trưởng Bộ Quốc phòng, tổ trưởng Tổ công tác đặc biệt của Chính phủ - đề nghị tỉnh Bình Dương đúc kết lại những kinh nghiệm tổ chức xét nghiệm diện rộng, nhất là tại các xóm trọ, để tiếp tục cải tiến phương thức xét nghiệm theo hướng tăng cường mẫu gộp, mẫu đại diện để đạt hiệu quả cũng như tốc độ xét nghiệm.
Sau 30-9: Đề xuất người từ TP.HCM, Long An, Bình Dương, Đồng Nai không ra khỏi khu vực Hầu hết các tỉnh miền Nam và Tây Nguyên chọn đề xuất phương án này tại cuộc làm việc khẩn với Tổ công tác đặc biệt do Phó thủ tướng Vũ Đức Đam chủ trì, chiều 28-9. Hầu hết các tỉnh miền Nam và Tây Nguyên đề xuất người từ TP.HCM, Long An, Bình Dương, Đồng Nai không ra khỏi khu vực để...