Thị trường bất động sản vẫn lo thừa nguồn cung
Lượng căn hộ bán được tại TPHCM và Hà Nội từ đầu năm đến nay đạt mức cao nhất so với cùng thời kỳ trong vài năm qua, và lượng hàng chào bán vào dịp cuối năm tiếp tục được tung ra ồ ạt khiến doanh nghiệp và khách hàng lo thừa nguồn cung.
Tại hội thảo “Bất động sản: Theo dấu dòng tiền” diễn ra sáng nay tại TPHCM, các chuyên gia đánh giá, năm 2015, bất động sản là một lĩnh vực phát triển sôi động của nền kinh tế Việt Nam – Ảnh: Mạnh Tùng
Chỉ riêng tại TPHCM, trong tháng 11-2015, thị trường bất động sản liên tục đón nhận các đợt bung hàng mới với số lượng lớn.
Cụ thể, hồi giữa tháng 11-2015, Công ty TNHH Nhà Gia Hòa đã mở bán chính thức block Picasso của dự án căn hộ The Art (Quận 9) sau khi đã thi công hoàn thành phần móng công trình, gồm ba tòa nhà cao 18 tầng với 514 căn hộ. Theo thiết kế, dự án The Art gồm 10 tòa nhà cao 18 tầng, trung tâm thương mại 5 tầng.
Trong khi đó, Công ty Thanh Yến Land cũng vừa khai trương nhà mẫu dự án căn hộ Depot Metro Tower – Tham Lương do Công ty Minh Nguyên Long làm chủ đầu tư tại Quận 12. Đây là dự án trong hệ thống chuỗi căn hộ mang thương hiệu Metro mà Thanh Yến Land đang hợp tác để triển khai, gồm hai block cao 15 tầng với các căn hộ có diện tích từ 57-70 mét vuông.
Công ty cổ phần Đầu tư kinh doanh địa ốc Hưng Thịnh (Hung Thinh Corp) vừa chính thức giới thiệu dự án Lavita Garden, Quận Thủ Đức, tiếp giáp tuyến Metro Bến Thành – Suối Tiên. Dự án của Hung Thinh Corp gồm hai block cao 20 tầng với 648 căn hộ, diện tích từ 50 đến 71 mét vuông.
Mới đây, Công ty cổ phần Địa ốc Sài Gòn Thương Tín cũng giới thiệu ra thị trường một loạt dự án mới với hàng ngàn sản phẩm tại khu đô thị phức hợp Jamona (Quận 7), khu căn hộ cao cấp Charmington (Quận 10) và khu căn hộ tầm trung Carillon 3, 4, 5, 6 ở các Quận Tân Bình, Tân Phú.
Video đang HOT
Những động thái trên của các doanh nghiệp nhằm thu hút dòng tiền lớn đổ vào thị trường dịp cuối năm sau khi đạt được thanh khoản khá tốt vào cuối năm 2014.
Trước đó, theo ghi nhận của PV, thị trường bất động sản tháng 9, 10 vừa qua cũng ghi nhận lượng hàng lớn được tung ra thị trường TPHCM.
Trong một diễn biến khác, tại hội thảo “Bất động sản: Theo dấu dòng tiền” do tạp chí Forbes Việt Nam tổ chức sáng nay 24-11 tại TPHCM, các chuyên gia bất động sản đánh giá năm 2015, bất động sản là một lĩnh vực phát triển sôi động của nền kinh tế Việt Nam.
Theo số liệu thống kê từ Công ty CBRE Việt Nam, trong 9 tháng đầu năm 2015, lượng căn hộ tiêu thụ tại TPHCM đạt 24.000 căn, vượt xa mức kỷ lục trước đó được thiết lập năm 2014 là 17.000 căn. Tương tự, tại Hà Nội, cũng theo CBRE Việt Nam, số lượng căn hộ tiêu thụ đạt gần 15.000 căn, chạm mức kỷ lục hình thành vào năm 2009.
Ngoài thanh khoản, so với năm 2014, nét nổi bật của thị trường năm 2015 là giao dịch sôi động tại tất cả các phân khúc sản phẩm, các dự án được triển khai lan tỏa ra nhiều khu vực, thay vì chỉ tập trung ở một số khu vực trung tâm Hà Nội và TPHCM.
Các chuyên gia lý giải, sự phục hồi của thị trường bất động sản được hỗ trợ bởi nhiều yếu tố như tình hình kinh tế vĩ mô ổn định, hệ thống tàu điện ngầm, giao thông tại hai thành phố lớn Hà Nội và TPHCM kích thích hàng trăm dự án mới được khởi công trong vòng một năm qua.
Cùng với đó, các sản phẩm tài chính từ các ngân hàng đã linh hoạt hơn với mức lãi suất hợp lý, thời gian cho vay dài hơn; hành lang pháp lý liên quan đến kinh doanh và sở hữu bất động sản đang được hoàn thiện dần.
Tuy nhiên, những tín hiệu lạc quan của thị trường kể trên không đủ khiến người ta tự tin về viễn cảnh tươi sáng cho thị trường trong 1-2 năm đến.
Theo một thống kê của Công ty Savills Việt Nam, nguồn cung sản phẩm cuối năm 2015 đến hết 2016 tại TPHCM sẽ đạt khoảng 57.500 đơn vị sản phẩm. Trong khi đó, theo nghiên cứu của CBRE Việt Nam, tỷ lệ hấp thụ của thị trường TPHCM vào quý 3-2015 vừa qua đã giảm, chỉ đạt 35% so với lượng căn hộ tung ra thị trường là 10.000 căn.
Ông Lê Anh Tuấn, Giám đốc Nghiên cứu phân tích của Qũy đầu tư Dragon Capital, nhận định rằng căn cứ vào các chu kỳ của thị trường bất động sản trước đó, có thể khẳng định thị trường cả nước đang đã bước vào chu kỳ phát triển mới tốt hơn.
Song, thời gian kéo dài của chu kỳ này có thể không như mong muốn. Ông Tuấn cho rằng, lượng sản phẩm hiện đang quá lớn và nếu tỷ lệ hấp thụ tiếp tục giảm thì việc dư thừa nguồn cung chắc chắn xảy ra.
Theo Thời báo kinh tế Sài Gòn
Vào TPP, nhu cầu nhà đất tại Việt Nam tăng, giá sẽ tăng?
Công ty CBRE Việt Nam vừa có phân tích về những tác động của Hiệp định TPP có thể có đối với thị trường bất động sản Việt Nam.
Theo đó, CBRE nhận định, bất kể những tác động lâu dài của TPP, các bên liên quan của ngành bất động sản vẫn có một thái độ rất tích cực đối với TPP này.
Cụ thể, theo CBRE, TPP sẽ thúc đẩy đầu tư vào Việt Nam, đặc biệt là từ các nước nhập khẩu chính các sản phẩm Việt Nam như Mỹ và Nhật Bản. Đầu tư của Mỹ ở Việt Nam vẫn còn khiêm tốn so với Hàn Quốc và Nhật Bản. Các công ty Mỹ sẽ tăng các hoạt động sản xuất tại Việt Nam và tái nhập khẩu các sản phẩm của Việt Nam nhờ vào việc miễn thuế của nước này trên các sản phẩm chính như may mặc.
Các công ty Mỹ có khả năng sẽ nhắm đến các khu đất công nghiệp tại các tỉnh phía Nam của Việt Nam, nơi mà một số nhà máy dệt may hiện hữu đang tọa lạc Tương tự như trên, các nhà sản xuất từ các nước khác chắc chắn sẽ xem xét việc chuyển đổi từ các nước ngoài hiệp định TPP như Trung Quốc, Thái Lan, Campuchia, Indonesia, Ấn Độ sang Việt Nam để hưởng mức thuế cực thấp.
Điều này sẽ "gia tăng thêm nhu cầu cho đất công nghiệp, kho bãi và nhà máy, không nhất thiết từ các nước trong hiệp đinh TPP mà còn từ các nước không có trong hiệp định như Trung Quốc, Hồng Kông và Đài Loan, những nước vốn luôn muốn chạy trước hiệp đinh"- ông Marc Townsend, Tổng Giám đốc Điều hành CBRE nhấn mạnh dự báo.
Trong bối cảnh này, chủ đầu tư khu công nghiệp và các công ty xây dựng sẽ là đối tượng được hưởng lợi nhiều nhất khi một số lượng lớn các công ty dệt may/thủy sản di dời đến Việt Nam.
Bên cạnh đó, việc tăng giao dịch thương mại sẽ dẫn theo việc tăng nhu cầu cho các dịch vụ hậu cần. Sẽ có nhu cầu lớn hơn cho cơ sở hạ tầng, bao gồm đường bộ, đường sắt, cảng biển và cảng hàng không để tạo thuận lợi cho ngành hậu cần.
Đối với thị trường văn phòng và nhà ở, CBRE tin rằng: Việc tăng cường đầu tư nước ngoài và nhu cầu phát triển cho các công ty nước ngoài thành lập tại Việt Nam sẽ gia tăng nhu cầu về mặt bằng văn phòng tiêu chuẩn quốc tế. Do hạn chế nguồn cung văn phòng chất lượng cao tại Hà Nội và TP Hồ Chí Minh, chủ đầu tư văn phòng tương lai có thể nên xem xét lại kế hoạch phát triển nhằm đẩy nhanh quá trình phát triển văn phòng. Tăng trưởng dự kiến của các công ty nước ngoài đến Việt Nam đồng nghĩa với việc nhu cầu đối với căn hộ dịch vụ, căn hộ cho thuê và thậm chí căn hộ để bán sẽ tăng cao hơn.
Căn cứ theo Luật Nhà ở mới, trong đó cho phép người nước ngoài mua nhà ở Việt Nam kể từ ngày 01/072015, nhiều khách hàng nước ngoài sẽ được khuyến khích sở hữu một căn hộ tại Việt Nam thay vì đi thuê, đặc biệt là khi giá bán nhà ở tại Việt Nam thấp hơn đáng kể so với giá nhà trong các nước khu vực lân cận.
Và, mặc dù có thể là quá sớm để kết luận về khả năng tăng giá đất, việc nhu cầu tăng đối với đất công nghiệp và nguồn cung hạn chế của đất tiêu chuẩn là hai yếu tố sẽ khiến giá đất thay đổi, đặc biệt là ở những khu vực được săn tìm nhiều nhất bởi các nhà sản xuất hàng may mặc như Bình Dương, Đồng Nai và Long An./.
Xuân Thân
Theo_VOV
Trở lực lớn với 'vốn mồi' Ông Marc Towsend - TGĐ CBRE Việt Nam, Luật Nhà ở và Luật Kinh doanh bất động sản có hiệu lực từ đầu tháng 7/2015 đã tác động đến cả hoạt động đầu tư thương mại nước ngoài tại Việt Nam. Luật Nhà ở và Luật Kinh doanh bất động sản có hiệu lực từ đầu tháng 7/2015 đã tác động đến cả...