Thị trường bất động sản TP.HCM đang “lâm nguy”?
Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản TP.HCM (HoREA) Lê Hoàng Châu cho biết: Năm 2019 cũng là năm thứ hai thị trường bất động sản (BĐS) và các doanh nghiệp BĐS phải đương đầu với nhiều khó khăn, thách thức rất lớn, nhiều dự án nhà ở bị “đứng hình” và môi trường kinh doanh vẫn chưa thực sự đảm bảo tính minh bạch, công bằng, cạnh tranh lành mạnh.
Tại TP.HCM, từ tháng 10.2015 đến hết năm 2018, có đến 126 dự án nhà ở thương mại có quỹ đất hỗn hợp bị ách tắc thủ tục đầu tư xây dựng và 158 dự án BĐS có nguồn gốc quỹ đất thuộc nhà nước quản lý phải rà soát lại thủ tục pháp lý, cá biệt có một số trường hợp thuộc diện phải thanh tra, điều tra.
Tháng 3/2019, lãnh đạo TP.HCM và cơ quan có thẩm quyền của T.Ư đã quyết định cho 124 dự án được vận hành trở lại bình thường, nhưng trên thực tế hầu hết các dự án này vẫn chưa hoạt động trở lại bình thường.
Theo một báo cáo của HoREA, cả TP.HCMnăm 2019 chỉ có 1 “dự án nhà ở thương mại có quyền sử dụng đất ở” được “chấp thuận chủ trương đầu tư”, giảm 12 dự án, tương đương tỷ lệ 92%. Chỉ có 4 dự án nhà ở thương mại được “chấp thuận chủ trương đầu tư và công nhận chủ đầu tư”, giảm 24 dự án, tương đương 85%. Chỉ có 16 dự án nhà ở thương mại được “chấp thuận đầu tư”, giảm 64 dự án, tương đương 80%.
Cũng trong năm qua, TP.HCM có 47 dự án với 23.485 căn hộ chung cư “đủ điều kiện bán nhà ở hình thành trong tương lai”, giảm 14,1% so với năm 2018, bao gồm: căn hộ cao cấp 15.758 căn, chiếm tỷ lệ áp đảo lên đến 67,1%; căn hộ trung cấp có 5.284 căn, chỉ chiếm tỷ lệ 22,5%; căn hộ bình dân có 2.395 căn, chỉ còn chiếm tỷ lệ 10,2%.
Số lượng dự án nhà ở tập trung nhiều nhất tại Quận 9 (9 dự án), Quận 7 (8 dự án), Quận 2 (6 dự án), Huyện Bình Chánh (4 dự án). Năm 2019, không có dự án nhà ở xã hội mới và chỉ có 3 dự án nhà ở xã hội (cũ) với 2.281 căn hộ đã hoàn thành xây dựng.
Theo ông Châu, cùng mặt bằng pháp lý như nhau, nhưng các dự án nhà ở có quỹ đất hỗn hợp tại TP.HCM lại bị vướng, còn tại các địa phương khác lại không bị vướng; các dự án nhà ở thương mại có quỹ đất hỗn hợp, xen kẹt đất nhà nước quản lý tương tự nhau, nhưng có một số dự án được phê duyệt đầu tư xây dựng, trong khi nhiều dự án khác lại không được phê duyệt, nên chưa đảm bảo tính công bằng.
Do vậy, nguồn cung sản phẩm nhà ở bị sụt giảm mạnh, nhất là phân khúc nhà ở thương mại có giá vừa túi tiền và nhà ở xã hội. Cung ít đẩy giá nhà tăng cao, trong đó, căn hộ chung cư tăng giá khoảng 15 – 20%. Cá biệt, có dự án nhà ở tại Q.9 (TP.HCM) có mức giá bán căn hộ tăng đến 39% so với năm 2018.
Một hệ quả có thể thấy được là số đông người có thu nhập trung bình, người có thu nhập thấp đô thị, đặc biệt là các cặp vợ chồng trẻ, mới lập nghiệp khó tạo lập nhà ở hơn. Nhìn chung, hầu hết các doanh nghiệp BĐS đều bị sụt giảm mạnh về doanh thu và lợi nhuận, thậm chí một số doanh nghiệp bị thua lỗ hoặc đứng trước nguy cơ phá sản.
Video đang HOT
Không chỉ bị ách tắt bởi thủ tục pháp lý, thị trường BĐS TP.HCM còn đang trong tình thế “lâm nguy” bởi cơn dịch virus corona đang “càn quét”. Theo ông Châu, đây là một giai đoạn hết sức khác thường của thị trường BĐS cả nước nói chung, TP.HCM nói riêng. So với nhiều năm trước, thời điểm sau Tết âm lịch là mọi doanh nghiệp đều ra quân rầm rộ, các kế hoạch giới thiệu, bán hàng được tổ chức rình rang. Tuy nhiên, năm nay toàn bộ thị trường vắng lặng, doanh nghiệp địa ốc huỷ bỏ toàn bộ các kế hoạch ra mắt, giới thiệu, quảng bá dự án do lo sợ sự lây lan của virus corona.
“Không chỉ vậy, tâm lý khách hàng, người mua nhà và nhà đầu tư hiện nay xuống rất thấp. Thị trường đã thiếu nguồn cung cho người có nhu cầu thật một cách trầm trọng, nay thêm cơn dịch corona làm mọi khách hàng dường như không muốn ra đường, tránh những nơi đông người, không có một chút động lực tìm hiểu dự án”, ông Châu nói.
Còn theo bà Hương Nguyễn, Tổng giám đốc Đại Phúc Land, tâm lý khách hàng trong thời điểm này sẽ e ngại đám đông và hạn chế tiếp xúc người lạ nên các doanh nghiệp chỉ còn cách chủ động thay đổi phương pháp tiếp cận và bán hàng. Các sự kiện bán hàng không thuận lợi khi tổ chức thì thay vào bằng giải pháp công nghệ để khách hàng dễ dàng tiếp cận thông tin ngay tại nhà. Ngoài ra, nhu cầu đầu tư có thể hạ nhiệt nhưng nhu cầu nhà ở vẫn tăng trưởng ổn định vì vậy cần tập trung vào giá trị sản phẩm phục vụ nhu cầu an cư bao gồm đầu tư cho hạ tầng, tiện ích và đảm bảo tiến độ xây dựng bàn giao nhà.
“Hy vọng dịch corona sẽ không lây lan quá rộng và trong vòng kiểm soát được. Giờ chỉ chờ đợi trong khoảng 10 ngày nữa sẽ đánh giá được rõ hơn tình hình”, bà Hương cho biết thêm.
Nhìn ở khía cạnh vĩ mô, bà Hương cho rằng Chính phủ cần có các giải pháp đồng bộ và tổng lực tháo gỡ các nút thắt đang làm chậm lại đà phát triển của thị trường, gây lãng phí nguồn lực xã hội và không năm bắt được cơ hội tăng tốc nhanh từ lợi thế phát triển của Việt Nam so với các nước trong khu vực. Doanh nghiệp địa ốc TP.HCM không phải là không có quỹ đất, không có dự án để đầu tư nhưng do vướng hàng loạt thủ tục pháp lý nên mọi thứ đều đình trệ.
Nam Phong
Theo Nhịp sống kinh tế
Đại gia đồng loạt mất tỷ USD, đừng hoảng quá bán rẻ rồi hối tiếc
Nhiều ngành dự báo sẽ chịu ảnh hưởng bởi dịch cúm viêm phổi cấp do virus nCoV thuộc chủng corona xuất phát từ Vũ Hán. Các doanh nghiệp mất cả tỷ USD trong vài ngày qua. Tình hình đang ổn định trở lại nhưng sự thận trọng vẫn còn.
CTCK Chứng khoán Sài Gòn (SSI) của ông Nguyễn Duy Hưng vừa có báo cáo đánh giá tác động của dịch virus Corona tới nền kinh tế và các nhóm ngành kinh doanh. Theo đó, tăng trưởng GDP quý 1 có thể sẽ gặp nhiều thách thức và hàng chục nhóm ngành kinh tế sẽ bị ảnh hưởng.
Tuy nhiên, Chính phủ sẽ có các biện pháp hỗ trợ để tăng trưởng hồi phục trong nửa cuối năm nay, nhằm đạt được mục tiêu tăng trưởng GDP 6,8% cho cả năm 2020.
Theo báo cáo của SSI, nhiều nhóm ngành sẽ ảnh hưởng mạnh, trong đó xuất khẩu sản phẩm nông sản và hoạt động du lịch sẽ chịu ảnh hưởng bất lợi từ dịch bệnh đang bùng nổ ở Trung Quốc, ít nhất là trong ngắn hạn.
Việt Nam hiện có độ mở kinh tế cao. Trong những năm qua đã đẩy mạnh kết nối thương mại quốc tế, tổng giá trị xuất khẩu và nhập khẩu/GDP chiếm tỷ lệ cao (196,6 %). Do đó, bất kỳ sự gián đoạn nào đến từ các nhà cung ứng quan trọng như Trung Quốc có thể sẽ là thách thức đối với tăng trưởng kinh tế của Việt Nam.
Dịch viêm phổi cấp do virus corona từ Vũ Hàn Trung Quốc ảnh hưởng tiêu cực tới nhiều thị trường tài chính.
Theo SSI, trong ngắn hạn sẽ có có 10 ngành được đánh giá có ảnh hưởng tiêu cực bởi dịch bệnh là dệt may, bán lẻ, thủy sản, bia, ngân hàng, dầu khí, chứng khoán, cảng biển và vận chuyển, dịch vụ sân bay, hàng không.
Dệt may được xem là một ngành chịu ảnh hưởng tiêu cực cả trong ngắn hạn và cả năm 2020. Theo đó, dịch virus không có tác động trực tiếp đến nhu cầu các sản phẩm may mặc, vì hầu hết các công ty may mặc trong nước không xuất khẩu sang Trung Quốc, tuy nhiên, GDP Trung Quốc tăng trưởng chậm lại có thể gây tác động tiêu cực trong dài hạn lên tiêu dùng.
Bên cạnh đó, hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp dệt may Việt Nam sẽ chịu ảnh hưởng tiêu cực do nhiều nhà máy dệt tại Trung Quốc đóng cửa trong tháng 1 và tháng 2. Hiện tại, Trung Quốc là thị trường cung cấp vải nguyên liệu lớn nhất cho Việt Nam.
Ngành thủy sản cũng chịu ảnh hưởng tiêu cực trong cả ngắn hạn và cả trong năm 2020. Xuất khẩu sang Trung Quốc có thể giảm sút do xu hướng tiêu dùng bên ngoài (out-of-home) có thể chịu ảnh hưởng trực tiếp từ virus corona. Trong năm 2019, thị trường Trung Quốc chiếm 16,5% tổng giá trị xuất khẩu thủy sản của Việt Nam, chiếm 16,1% xuất khẩu tôm và 33% xuất khẩu cá tra. Bên cạnh đó, Nghỉ Tết nguyên đán kéo dài có thể gây ảnh hưởng đến doanh thu xuất khẩu trong quý 1/2020.
Với ngành sữa, theo SSI, nhu cầu đối với sản phẩm sữa có thể không chịu ảnh hưởng từ virus corona, thậm chí sẽ tăng, nhưng sự bùng phát virus corona có thể ảnh hưởng đến các hoạt động logistics do đó ảnh hưởng đến hoạt động bán hàng, đặc biệt là xuất khẩu sang Trung Quốc có thể tiếp tục bị trì hoãn.
Cảng biển và vận chuyển được đánh giá là tiêu cực trong cả ngắn hạn và cả 2020 do tiêu dùng tại Trung Quốc có thể chịu ảnh hưởng tiêu cực trong ngắn hạn do lo ngại dịch virus. Các hoạt động xuất khẩu sang Trung Quốc sẽ chịu tác động xấu trong quý 1/2020. Điều này sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến lượng hàng vận chuyển qua cảng biển ở Việt Nam. Thương mại điện tử và nhu cầu chuyển phát nhanh dự kiến sẽ tăng mạnh khi mọi người hạn chế ra ngoài trong thời gian sắp tới.
Trong lĩnh vưc hàng không, tất cả các hãng hàng không có thể chịu ảnh hưởng tiêu cực từ sự cố virus, vì nhu cầu đi du lịch có thể giảm, đặc biệt là hoạt động du lịch liên quan đến Trung Quốc. Trong khi đó ngành dịch vụ sân bay chỉ chịu ảnh hưởng tiêu cực trong ngắn hạn.
Trong 3 phiên đầu năm, chỉ số VN-Index cao điểm mất gần 100 điểm và vốn hóa bốc hơi nhiều nhất 15 tỷ USD. Nhiều cổ phiếu lớn ghi nhận vốn hóa giảm trên 20 ngàn tỷ đồng như Vinamilk, PV GAS, Vietcombank và BIDV.
Nhiều ngành dự báo chịu ảnh hưởng tiêu cực.
Ở chiều ngược lại, một số ngành được đánh giá là trung lập hoặc tích cực như: ô tô, bất động sản nhà ở, bất động sản khu công nghiệp, ngân hàng, bảo hiểm, dược phẩm, xây dựng, công nghệ thông tin, xi măng, nước...
Tuy nhiên, trên thị trường, một số ngành được cho là không chịu ảnh hưởng tiêu cực từ dịch cúm nhưng cổ phiếu vẫn giảm mạnh như ngân hàng, bảo hiểm, bất động sản công nghiệp...
Một số báo cáo cho rằng, áp lực bán là lớn và có dấu hiệu quá đà.
Chứng khoán YSVN cho rằng thị trường có thể sẽ sớm cân bằng và chỉ số VN-Index có thể sẽ kiểm định lại vùng giá 940-950 điểm. Nhiều cổ phiếu rơi vào trạng thái quá bán cho thấy lực cầu có thể sẽ sớm gia tăng tại các mức giá thấp.
Còn theo CTCK chứng khoán Công thương (Vietinbank Securities), nhóm ngành tài chính có xu hướng giảm nhẹ trong khi dịch xảy ra và tăng mạnh khi thị trường hồi phục. Nhóm ngành bất động sản chịu ảnh hưởng mạnh nhưng hồi phục nhanh khi dịch kết thúc.
Còn theo SSI Research, tâm lý thị trường sẽ bị ảnh hưởng xấu trong ngắn hạn. Nhưng nếu dịch bệnh được kiểm soát, thị trường sẽ ngay lập tức phục hồi mạnh mẽ, như đã từng xảy ra trong quá khứ. Công ty này duy trì quan điểm trung lập đối với ngành chứng khoán trong năm 2020.
M. Hà
Theo Vietnamnet.vn
Trái phiếu bất động sản có thể bùng nổ năm 2020 Theo các chuyên gia, trong năm 2020, lượng phát hành trái phiếu doanh nghiệp bất động sản được dự báo bùng nổ với mức tăng lên đến 80-90%. Số liệu từ Trung tâm Phân tích Công ty CP Chứng khoán SSI (SSI Research) cho thấy, trong năm 2019, tổng lượng phát hành trái phiếu doanh nghiệp bất động sản chiếm 38% tổng thị...