Thị trường bất động sản tăng trưởng trong khó khăn
Thị trường bất động sản khó khăn do ảnh hưởng bởi dịch Covid-19, hiện đã có hơn 800 sàn giao dịch tạm ngừng hoạt động. Đó là thông tin GS.TSKH Nguyễn Mại đưa ra tại hội thảo “Sức bật từ các đại đô thị” do Tạp chí Nhà đầu tư tổ chức ngày 24/9 tại TPHCM.
Quang cảnh hội thảo. Ảnh T.D
Theo GS.TSKH Nguyễn Mại, đây là lượng giao dịch nhà đất giảm mạnh nhất trong 4 năm qua, nhiều doanh nghiệp ngừng hoạt động vì ảnh hưởng bởi dịch Covid-19. Các con số đó đã nói lên thực trạng của thị trường bất động sản nước ta trước dịch Covid-19, hàng trăm sàn giao dịch mọc lên như nấm sau mưa, kinh doanh theo kiểu “lướt sóng” để kiếm lợi nhuận nhất thời. Một số doanh nghiệp địa ốc lớn cũng giảm 30%-70% lượng giao dịch, phải sa thải người lao động, tạo thêm gánh nặng cho xã hội.
Theo các doanh nghiệp và chuyên gia, bất động sản là ngành đóng vai trò quan trọng trong xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội, khu kinh tế, khu công nghiệp, đô thị, nhà ở… Khi thị trường bất động sản rơi vào tình trạng suy thoái đã tác động đến khoảng 50 ngành nghề khác từ vật liệu xây dựng, trang thiết bị nội thất, vận chuyển, môi giới. Nợ xấu của các ngân hàng cũng gia tăng khi thị trường bất động sản khó khăn.
Video đang HOT
Tuy nhiên, theo các chuyên gia, thị trường bất động sản tuy gặp khó khăn nhưng giá sản phẩm không giảm sâu như giai đoạn 2012-2013, trừ vài khách sạn nhỏ tại vài địa phương. Thậm chí, một số phân khúc còn tăng giá nhẹ. Mặc khác, dù thị trường bất động sản đang gặp khó nhưng nguồn vốn đổ vào vẫn gia tăng.
Trong đó, bất động sản khu công nghiệp được đánh giá là có tiềm năng lớn trong thời gian tới vì đầu tư nước ngoài có xu hướng gia tăng với xu hướng mới là mua bán, sáp nhập, liên doanh với nhà đầu tư trong nước để nâng cấp. Nhiều tập đoàn kinh tế của Việt Nam như VinGroup, Becamex… đã tham gia xây dựng khu công nghiệp.
Với 3 loại khu công nghiệp chính là khu công nghiệp đã được xây dựng hoàn chỉnh cơ sở hạ tầng kỹ thuật, thu hút được nhiều nhà đầu tư trong nước và nước ngoài, nhưng chưa chú trọng hạ tầng xã hội như nhà ở, trường học, bệnh viên, trung tâm thương mại, trung tâm thể thao; hiếm có khu kinh tế, khu công nghiệp xây dựng khu đô thị để tạo điều kiện phát triển đồng bộ kinh tế – xã hội – môi trường.
Khu công nghiệp đã được quy hoạch đang hoặc sắp xây dựng hạ tầng kỹ thuật – xã hội chưa có các nghiên cứu khả thi nhu cầu của nhà đầu tư trong nước và nước ngoài, xu hướng phát triển của địa phương và vùng kinh tế để xây dựng phương án phát triển trung hạn và dài hạn. Khu công nghiệp được các địa phương xây dựng mới đang trình Chính phủ phê duyệt để đón làn sóng đầu tư nước ngoài (FDI) mới và đầu tư trong nước.
TS. Cấn Văn Lực, chuyên gia Kinh tế trưởng Ngân hàng BIDV nhấn mạnh, vai trò của bất động sản là rất lớn trong thu hút nguồn lực, nguồn vốn. Trong thu hút đầu tư FDI, luỹ kế đến thời điểm hiện tại đã thu hút 58 tỷ USD vào lĩnh vực bất động sản, chiếm 15% vốn FDI đăng ký và liên tục ở mức 10% vốn FDI đổ vào bất động sản hàng năm.
Bộ Xây dựng: Sẽ quy định rõ pháp lý bất động sản du lịch tránh rủi ro cho người dân
Bộ Xây dựng cho biết sẽ quy định rõ việc xây dựng, kinh doanh bất động sản du lịch, lưu trú (căn hộ du lịch, biệt thự du lịch, văn phòng kết hợp lưu trú) để đảm bảo quyền lợi cho các bên.
Căn hộ bất động sản du lịch nở rộ tại Đà Nẵng
Mới đây, tại văn bản số 5269/VPCP-CN ngày 30/6/2020 của Văn phòng Chính phủ, Phó Thủ tướng Chính phủ Trịnh Đình Dũng yêu cầu các Bộ, ngành, địa phương tăng cường công tác quản lý nhà nước đối với các loại hình bất động sản du lịch, lưu trú.
Thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ và Phó Thủ tướng Chính phủ Trịnh Đình Dũng, theo chức năng nhiệm vụ được giao, Bộ Xây dựng đã nghiên cứu, ban hành nhiều văn bản, tiêu chuẩn, quy chuẩn đối với lĩnh vực này.
Ngày 20/01/2020, Bộ Xây dựng đã có văn bản số 276/BXD-QLN để chỉ đạo, hướng dẫn Ủy ban nhân dân các tỉnh/thành phố trực thuộc trung ương một số nội dung liên quan đến quản lý đầu tư, xây dựng, kinh doanh bất động sản du lịch, lưu trú.
Trong đó, yêu cầu kiểm soát chặt chẽ các dự án có hiện tượng chuyển đổi căn hộ du lịch, biệt thự du lịch sang thành nhà ở và cần xem xét thận trọng, thực hiện đúng quy định hiện hành của pháp luật về đầu tư, pháp luật về quy hoạch đô thị, pháp luật về xây dựng; đảm bảo phù hợp với quy hoạch xây dựng, quy hoạch sử dụng đất được duyệt, quy hoạch, kế hoạch phát triển nhà ở của địa phương đồng thời phù hợp với khả năng dung nạp dân số, khả năng đáp ứng về hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội của khu vực; tuân thủ quy định, quy chuẩn, tiêu chuẩn xây dựng.
Để tiếp tục hoàn thiện pháp luật, lãnh đạo Bộ Xây dựng sẽ tiếp tục nghiên cứu, đề xuất sửa đổi, bổ sung Luật Kinh doanh bất động sản theo chương trình xây dựng pháp luật của Quốc hội và đề xuất sửa đổi, bổ sung Nghị định 76/2015/NĐ-CP ngày 10/9/2020 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Kinh doanh bất động sản.
Theo đó, sẽ quy định rõ việc xây dựng, kinh doanh bất động sản du lịch, lưu trú (căn hộ du lịch, biệt thự du lịch, văn phòng kết hợp lưu trú) để đảm bảo quyền lợi cho các bên, tránh rủi ro cho người dân.
Số liệu Bộ Xây dựng tổng hợp từ 54/63 UBND tỉnh, TP cho thấy, trong quý II/2020 có 92 dự án bất động sản nghỉ dưỡng với 6.300 căn hộ du lịch, 197 biệt thự du lịch và 46 căn văn phòng kết hợp lưu trú được cấp phép; 91 dự án với 19.878 căn hộ du lịch và 8.407 biệt thự du lịch đang triển khai xây dựng; 12 dự án với 70 căn hộ du lịch, 256 biệt thự du lịch và 1 căn văn phòng kết hợp lưu trú hoàn thành.
Số lượng dự án du lịch, nghỉ dưỡng được cấp phép cũng tăng hơn so với Quý I/2020, cụ thể tại một số địa phương trọng điểm như: Tại Khánh Hòa cấp phép 3 dự án (Quý I/2020 là 0 dự án), tại Phú Yên cấp phép 2 dự án (Quý I/2020 là 0 dự án).
Hạ tầng Kỹ thuật (IJC) đặt kế hoạch tăng trưởng 66,3% doanh thu mảng bất động sản Trong báo cáo thương niên 2019, CTCP Phát triển Hạ tầng Kỹ thuật (IJC - sàn HOSE) đạt kế hoạch năm 2020 với doanh thu 2.190 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế 266 tỷ đồng, lần lượt tăng trưởng 31% và giảm 6,34% so với thực hiện năm 2019. Hai mảng đóng góp nhiều nhất cho doanh thu năm 2020 của IJC là...