Thị trường bất động sản: Tái diễn nguy cơ bong bóng?
Thị trường bất động sản (BĐS) đã hồi phục mạnh mẽ khi lượng giao dịch tăng tại nhiều phân khúc BĐS. Tuy nhiên, lại tiềm ẩn nguy cơ bất ổn vì tăng giá ảo tại một số khu vực, dự án. Nhiều sàn giao dịch, giới cò giở chiêu làm giá.
1 km “ôm” 10 dự án
Nằm liền kề với đường Nguyễn Tuân, cách chưa đầy 500m, trục đường Lê Văn Lương (Thanh Xuân) những ngày này một loạt dự án chung cư cao cấp sau nhiều năm đắp chiếu hoạt động trở lại khiến nơi đây “ầm ĩ” như một đại công trường.
Mảnh đất vàng bỏ hoang nằm trên lô đất 4.1 Lê Văn Lương rộng khoảng 2.000 m2 là dự án công trình hỗn hợp, dịch vụ, văn phòng, nhà ở của Cty CP Dịch vụ và kinh doanh BĐS Việt Nam đã được treo biển trở lại. Theo quảng cáo của chủ đầu tư, dự án được Sở quy hoạch kiến trúc phê duyệt phương án kiến trúc ngày 9/2/2015 và sẽ khởi công quý IV/2015.
Còn trên trục đường Nguyễn Tuân (Thanh Xuân, Hà Nội) thời gian gần đây, người dân và các phương tiện tham gia giao thông luôn phải chịu cảnh tắc đường.
Nguyên nhân bởi trên một đoạn đường ngắn xuất hiện đến 4 dự án cao cấp với đến hàng nghìn căn hộ đang khởi động trở lại, đó là: dự án HDI Home và Imperia Garden và 2 dự án đang chuẩn bị xây là chung cư Legend (109 Nguyễn Tuân) và chung cư của Công ty Xe đạp Thống Nhất.
Video đang HOT
Ông Trần Ngọc Chính, Chủ tịch Hội Quy hoạch và Phát triển Đô thị Việt Nam cũng cho rằng, tất cả dự án chung cư triển khai phải tuân theo quy hoạch. “Người thực thi cấp phép xây dựng phải biết quy mô khối nhà, tất cả dự án trên trục đường đó. Nếu cứ đẻ ra dự án quá nhiều người sẽ dẫn đến bất cập về hạ tầng”, ông Chính nói.
Loạn chiêu làm giá
Từng có thời “chết lịm” vì đói vốn, tuy nhiên có vẻ như sau cơn “bất động”, thị trường BĐS thời điểm này đang quẫy mạnh. Không chỉ cung hàng dồi dào, giá nhà, đặc biệt là phân khúc chung cư cao cấp có dấu hiệu sốt trở lại.
Đơn cử: Khu Đoàn ngoại giao (Tây hồ Tây, Hà Nội) hiện còn được quy hoạch tới 23 tòa cao ốc chung cư với 4 tổ hợp chính N01, N02, N03, N04, quy mô từ 21 đến 45 tầng. Để câu khách, nhiều sàn tung chiêu bán suất ngoại giao với giá vào hợp đồng 25 triệu đồng/m2. Khách hàng ưng căn hộ chỉ phải đóng 25% lần 1 với giá bán trên và tiền chênh trả cho khách được suất ngoại giao.
Chiêu “hết hàng” cũng được các sàn tận dụng để hâm nóng dự án như: Dự án Eco Green City (Nguyễn Xiển, Thanh Xuân) do Cty TNHH Bất động sản và Xây dựng Việt Hưng làm chủ đầu tư được công bố bán giá 25 triệu đồng/m2 đợt 1.
Tuy nhiên, khách hàng luôn nhận được câu trả lời hết hàng, nếu cộng tiền chênh hơn 2 triệu đồng/m2, giá bán lúc này của dự án lên đến 27 triệu đồng/m2. Mức giá này cao hơn hẳn mặt bằng giá khu vực xung quanh dù 2 năm nữa mới xây thô xong.
Theo ông Minh Khang, Giám đốc Sàn giao dịch bất động sản An Khang, hiện chỉ có một số dự án phân khúc chung cư cao cấp “thổi” được giá lên còn đa phần dự án đất nền, thổ cư tại thành phố vẫn im lìm ngủ.
“Thị trường đất thổ cư vẫn ảm đạm và không có sự tăng giá. Chung cư giá rẻ vẫn giữ mức ổn định từ trong thời kỳ khủng hoảng cho đến nay”, ông Khang nói.
Theo Ngọc Mai
Tiền Phong
'Hết hồn' vì chung cư cao cấp
Thời gian gần đây, hàng loạt chung cư từ bình dân, trung cấp đến cao cấp đều đang vướng phải lùm xùm về việc quảng cáo một đằng, nhưng thực tế bàn giao một nẻo, 'đầu voi đuôi chuột', lấp liếm sai phạm. Nhiều chủ đầu tư (CĐT) đang ứng xử với các cư dân của mình theo kiểu chỉ cần bán xong nhà là... 'sống chết mặc bay'.
Chung cư Golden Land, Thanh Xuân, Hà Nội bị cư dân tố cáo hàng loạt sai phạm. Ảnh: KHÁNH LINH
Cho khách hàng ăn... bánh vẽ!
Dưới hàng loạt áp lực giải quyết hàng tồn kho, nhiều dự án chung cư đang tìm mọi cách để có thể tìm kiếm được khách mua. Nhiều CĐT không ngần ngại quảng cáo tung trời, thậm chí là thổi phồng sự thật để đạt mục đích. Trong đó, vụ lùm xùm hàng trăm hộ dân ở khu chung cư cao cấp Golden Land (Thanh Xuân, Hà Nội) ký đơn tập thể, tố cáo hàng loạt sai phạm của CĐT Hoàng Huy thời gian gần đây là một ví dụ điển hình. Trao đổi với PV Báo Lao Động, anh Trần Văn Hải (chủ căn hộ 1803A) ngao ngán: "Chúng tôi có cảm giác như mình đang đi ở nhờ khi luôn phải góp ý, trông chờ CĐT để khắc phục thiếu sót nhưng thực tế nhận được rất ít phản hồi".
Dẫu được dán mác "chung cư cao cấp" nhưng nghịch lý là cư dân luôn ở trong cảnh "sống trong sợ hãi" vì hàng loạt hạng mục như lối thoát hiểm tầng hầm bị ngập nước, các vít bắt giữ tấm kính chịu lực trên tòa nhà bị bung, hàng chục cục nóng điều hòa bố trí ngay dưới tầng hầm gây nguy cơ cháy nổ... Chưa kể, CĐT còn tự cắt bớt nhiều hạng mục đảm bảo chất lượng sống so với thiết kế ban đầu, như cắt giảm từ 6 thang máy mỗi tòa nhà xuống còn 5 thang máy, tự ý thay đổi thiết kế, thu hẹp hành lang căn hộ, tính diện tích căn hộ không đúng quy định pháp luật.
"Đem con bỏ chợ"
Không chỉ "tô vẽ" để chèo kéo người mua nhà, nhiều CĐT còn thể hiện rõ sự "trái khoáy" khi chiếm cứ bất hợp pháp diện tích của cư dân để thu lợi bất chính. Cũng tại chung cư Golden Land, diện tích chung tầng mái tòa A bị CĐT tự ý cơi nơi thêm để làm căn hộ riêng, khoảng vườn riêng cho gia đình mình. Hay như mới đây, trong đơn khiếu nại gửi tới báo Lao Động, 160 hộ cư dân chung cư An Lạc (P.Cầu Diễn, Q.Nam Từ Liêm) phản ánh, 8 năm nay dù không hề chứng minh được mình có quyền lợi hợp pháp về đất đai, nhà cửa tại chung cư An Lạc, CĐT là Cty CP Tập đoàn Hà Đô vẫn tranh chấp tầng 1 với cư dân để cho thuê kinh doanh nhà trẻ (?). Trao đổi với PV, anh Đặng Đức Khoa (Ủy viên Ban Quản trị (BQT) chung cư An Lạc) bức xúc: "Để giải quyết mâu thuẫn, chính quyền đã phải đứng ra dàn xếp rất nhiều cuộc họp nhưng CĐT thường xuyên có thái độ bất hợp tác và thiếu thiện chí. Có lẽ không phải 8 năm mà là hàng chục năm nữa tranh chấp vẫn mãi chỉ là tranh chấp!".
Cách đây không lâu, cuộc chiến giành lại 160 tỉ đồng phí bảo trì 2% của BQT và cư dân Keangnam từ CĐT cũng khiến dư luận "nổi sóng". Đến nay dù đã đáo hạn nhưng BQT chung cư Keangnam vẫn chưa thấy CĐT Keangnam Vina bàn giao khoản tiền này. Anh Phạm Văn Công (Thường trực BQT Keangnam) lo ngại: "CĐT Keangnam Vina cam kết sẽ hoàn trả dần phí bảo trì nhưng đến nay vẫn chưa có động thái nào mới. Giờ chúng tôi ngoài chờ đợi cũng chả biết kêu ai!".
Câu chuyện về những chung cư trên chỉ là một vài lát cắt trong vô vàn mâu thuẫn giữa CĐT và người mua nhà đang ngày càng gay gắt tại các chung cư hiện nay. Về lâu về dài, điều này không chỉ gây hậu quả lớn đến lợi ích của hàng trăm nghìn con người mà còn tác động xấu tới thị trường bất động sản bởi người dân hình thành tâm lý "sợ" nhà chung cư. Mặt khác, nghịch lý có khả năng sẽ lặp lại như một vòng tuần hoàn luẩn quẩn: CĐT đắc lợi vì vừa bán được nhà, vừa khuếch trương thanh thế, trong khi người mua thiệt đủ đường vì mất cả "núi tiền" nhưng vẫn sống trong cảnh ức chế vì bức xúc!
Theo Lao Động
Đóng 102% tiền, đợi 4 năm vẫn không có nhà ở Đó là tình cảnh "dở khóc dở cười" mà hàng trăm khách hàng đã gặp phải khi trót đặt niềm tin vào dự án Petrovietnam Landmark (Quận 2, TPHCM) để mong muốn có một chốn an cư. Petrovietnam Landmark là tổ hợp khu chung cư cao cấp, trung tâm thương mại, văn phòng tọa lạc tại phường An Phú, quận 2, TPHCM do...