Thị trường bất động sản sau dịch COVID-19 – Bài cuối: Đòn bẩy tích cực để hỗ trợ doanh nghiệp phục hồi
Trước việc thị trường khan hiếm khiến giá nhà, đất bị đẩy “tăng nóng”, việc hỗ trợ doanh nghiệp bất động sản trong thời điểm này để giúp doanh nghiệp hồi phục sẽ là đòn bẩy tích cực nhằm hồi phục thị trường, giúp “hạ sốt” giá nhà đất.
Các doanh nghiệp kỳ vọng thị trường bất động sản TP Hồ Chí Minh sẽ khôi phục mạnh mẽ sau đợt dịch thứ tư.
Thích ứng linh hoạt với dịch bệnh
TP Hồ Chí Minh đã trải qua 4 tháng giãn cách xã hội đã tác động mạnh mẽ đến thị trường bất động sản, tuy nhiên để duy trì hoạt động, các doanh nghiệp đã thay đổi sang giải pháp thích ứng linh hoạt với dịch.
Theo bà Nguyễn Hương, Tổng Giám đốc Đại Phúc Land, ngay khi TP Hồ Chí Minh trở lại trạng thái bình thường mới, doanh nghiệp đã bắt tay vào khôi phục lại các hoạt động bất động sản với tâm thế tăng tốc trong quý IV để bù lại thời gian ảnh hưởng dịch bệnh khá nặng nề trong quý III. “Để khôi phục lại thị trường, chúng tôi cũng có kế hoạch tung ra sản phẩm mới để đa dạng hóa các sản phẩm với nhiều phân khúc cho khách hàng lựa chọn”, bà Nguyễn Hương cho biết.
Tương tự, đại diện Tập đoàn Novaland cho biết, từ khi dịch bệnh xuất hiện, tập đoàn đã nhanh chóng kích hoạt các phương án ứng phó tình huống khẩn cấp để bảo đảm hoạt động an toàn trong mùa dịch. Trong đó, việc kinh doanh online đã được tập đoàn này đẩy mạnh, nhờ vậy các dự án lớn của tập đoàn tại các tỉnh như: Đồng Nai, Bà Rịa-Vũng Tàu, Bình Thuận… vẫn được khách hàng quan tâm, tìm hiểu đặt hàng.
“Sau khi đợt dịch COVID-19 lần thứ tư được kiểm soát, thị trường bất động sản phía Nam cũng đã có sự thay đổi trong hành vi mua hàng và khách hàng dần chuyển sang kênh mua hàng trực tuyến. Vì vậy, các dự án phát triển khu dân cư và thương mại mới của đơn vị cũng đã linh hoạt hơn với việc thay đổi cách tiếp thị, phân phối sản phẩm của mình qua hình thức trực tuyến để thích ứng với giai đoạn mới”, vị đại diện Tập đoàn Novaland nói.
Người dân TP Hồ Chí Minh mong muốn được an cư lạc nghiệp trong các khu đô thị hiện đại, tiện nghi.
Trong khi đó, bà Đặng Thị Kim Oanh, Chủ tịch HĐQT công ty cổ phần Địa ốc Kim Oanh cho biết, sau dịch bệnh, mỗi doanh nghiệp có thời gian định hướng riêng và xây dựng lại thương hiệu theo hướng kinh doanh mới phù hợp thích ứng với dịch. “Chúng tôi xác định bước đầu tiên là hoàn thiện các dự án, công trình đang còn dang dở vì dịch bệnh. Khi hoàn thành các dự án, chúng tôi sẽ lấy được uy tín để có thể phát triển các dự án khác. Cụ thể, chúng tôi đã triển khai các dự án ở Bình Dương, Đồng Nai với phân khúc từ 1 tỉ đồng trở lên và ghi nhận có khách hàng tìm hiểu, mua đầu tư và an cư. Giá căn hộ này cũng rất hợp túi tiền với người dân trong thời điểm khó khăn hiện nay”, bà Đặng Thị Kim Oanh cho biết.
Ngoài ra, ngay khi TP Hồ Chí Minh trở lại cuộc sống bình thường mới, nhiều doanh nghiệp bất động sản cũng đã và đang đua nhau khởi động lại các dự án mới và đạt kỳ vọng sẽ khôi phục kinh doanh, bởi đây là thời điểm “vàng” để gia tăng doanh thu bù lại những tháng ngày “ngủ đông” vì dịch. Cụ thể, ngày 30/10, UBND thành phố Thủ Đức đã khởi công dự án 1.000 nhà ở xã hội cho công nhân với mức vốn đầu tư khoảng 1.200 tỉ đồng.
Video đang HOT
Trước đó, Công ty Quốc Lộc Phát cũng khởi động dự án Khu phức hợp Sóng Việt – The Metropole Thủ Thiêm có quy mô gần 7,6 ha thuộc khu chức năng trung tâm số 1, có chức năng là khu phức hợp căn hộ, văn phòng, trung tâm thương mại… Tương tự, Công ty cổ phần Đầu tư và Kinh doanh nhà Khang Điền vừa tái khởi động dự án Khu biệt thự Armena, quy mô 180 căn tại thành phố Thủ Đức sau hơn 3 tháng ngưng thi công do ảnh hưởng dịch COVID-19. Dự án này có quy mô 4,35 ha, trong đó có 2,3 ha đất công cộng…
Áp dụng phương án “nuôi nợ để đòi nợ”
Theo tiến sĩ Trần Du Lịch, thành viên Hội đồng tư vấn chính sách tiền tệ quốc gia, thời gian qua, nhiều doanh nghiệp bất động sản gặp khó khăn, gãy đổ vì họ bị “nợ chồng nợ”, không còn đáp ứng được điều kiện vay, không còn “quota” để vay tiếp. Vì vậy, nếu doanh nghiệp có phương án kinh doanh và được vay vốn tiếp để trả nợ cũ thì nên tạo điều kiện cho họ thông qua gói kích cầu hỗ trợ. Giải pháp này từng xuất hiện năm 2008-2009, hay còn gọi là chương trình “tay 3″ gồm Nhà nước, ngân hàng thương mại và doanh nghiệp. Trong thời điểm đó, ngân hàng không sợ mất tiền nhưng sợ trách nhiệm nếu khoản vay không đúng quy định. Khi ấy, Ngân hàng Nhà nước Chi nhánh TP Hồ Chí Minh đã phối hợp với các cơ quan liên quan xử lý từng dự án cụ thể, linh hoạt gỡ khó, cứu nhiều doanh nghiệp. Nhiều công ty thay vì phá sản thì đã phục hồi phát triển, trả được nợ cũ, không vướng nợ quá hạn.
“Nếu doanh nghiệp xây dựng được phương án vay, được thẩm định và cấp vốn thì có thể làm ra tiền để trả nợ cũ cũng như nợ mới. Chúng tôi gọi là “nuôi nợ để đòi nợ”. Nếu dùng phương án “nuôi nợ để đòi nợ” sẽ cứu được rất nhiều doanh nghiệp, kinh tế sẽ phục hồi tốt hơn. Kinh nghiệm từ giai đoạn trước cũng cho thấy, những doanh nghiệp khó khăn thường sẽ lo làm ăn, trả nợ và không để nợ quá hạn”, TS Trần Du Lịch nói.
Trong khi đó, ông Lê Hoàng Châu, Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản TP Hồ Chí Minh cho biết, hiện nay Ngân hàng Nhà nước và các ngân hàng thương mại vẫn coi hoạt động đầu tư, xây dựng, kinh doanh bất động sản là lĩnh vực tiềm ẩn rủi ro nên chưa xem xét giảm lãi suất, cơ cấu lại thời hạn trả nợ, giữ nguyên nhóm nợ hỗ trợ khách hàng. Thậm chí, kể cả việc vay tín dụng tiêu dùng để xây nhà, sửa chữa nhà, mua nhà cũng chưa được xem xét giải quyết.
“Đối với các doanh nghiệp thì dòng tiền là oxy, việc được ngân hàng thương mại quan tâm xem xét tiếp tục cấp tín dụng chính là máy trợ thở oxy cho họ”, ông Lê Hoàng Châu cho biết.
Nhiều dự án bất động sản mới khởi động khiến thị trường bất động sản sôi động trở lại tại TP Hồ Chí Minh.
Vì vậy, theo ông Lê Hoàng Châu để giúp doanh nghiệp khôi phục và ổn định lại thị trường bất động sản, trước mắt đề nghị Ngân hàng Nhà nước chỉ đạo các ngân hàng thương mại xem xét giảm lãi suất cho vay khoảng 2%/năm; cho phép khoanh nợ, giãn kỳ hạn trả nợ, không chuyển khoản nợ đáo hạn sang khoản nợ xấu hơn cho các khách hàng. Quan trọng nhất là xem xét cho doanh nghiệp bất động sản, người vay tín dụng để xây nhà, sửa chữa nhà, mua nhà đủ điều kiện thì được tiếp cận các khoản vay tín dụng mới, tạo điều kiện cho họ phục hồi sản xuất kinh doanh và người mua nhà vượt qua khó khăn do ảnh hưởng bởi dịch COVID-19 trong điều kiện bình thường mới, sống chung an toàn với dịch bệnh.
Trong khi đó, chuyên gia kinh tế, TS Trần Du Lịch cho rằng trong chương trình phục hồi kinh tế trung hạn, thị trường bất động sản phục hồi sẽ là bước đột phá để dẫn dắt, kích thích sự phục hồi của kinh tế TP Hồ Chí Minh. Vì vậy, để hỗ trợ các doanh nghiệp, cần các nhóm chính sách khơi thông môi trường đầu tư, kinh doanh, pháp lý… để các doanh nghiệp tiếp cận dễ dàng hơn.
“Hiện nay, TP Hồ Chí Minh có tới hơn 100 dự án bất động sản tồn đọng cần được gỡ khó, tuy nhiên điểm khó là mỗi dự án lại có điểm vướng khác nhau, cần hướng xử lý khác nhau, vì vậy chính quyền Thành phố cần đẩy nhanh tiến độ xử lý các vướng mắc này cho doanh nghiệp. Khi tháo gỡ khó khăn cũng phải quyết liệt vì đây là bước khởi động đầu tiên để thị trường bất động sản được phục hồi”, TS Trần Du lịch kiến nghị.
Ông Nguyễn Toàn Thắng, Giám đốc Sở Tài Nguyên và Môi trường TP Hồ Chí Minh cũng cho rằng, vừa qua, Thành phố đã tạo hành lang pháp lý, bình đẳng trong thu hút đầu tư, phê duyệt kế hoạch phát triển nhà ở trên địa bàn. Sở cũng tăng cường quản lý sàn giao dịch bất động trên địa bàn, xử lý nghiêm hành vi vi phạm; tiếp tục đẩy mạnh công bố thông tin dự án đầu tư nhà ở, khu đô thị đã phê duyệt chủ trương đầu tư, đặc biệt là tập trung đẩy nhanh tiến độ thi công dự án, đẩy nhanh vốn đầu tư công… để người dân nắm rõ thông tin khi quyết định đầu tư, mua để ở. Đặc biệt, Thành phố luôn tạo mọi điều kiện để các doanh nghiệp bất động sản tiếp cận các dự án trên địa bàn và cam kết hướng đến xây dựng môi trường kinh doanh bình đẳng, lành mạnh cho doanh nghiệp có thêm điều kiện khôi phục sau mùa dịch.
Bất động sản có 'tái sốt' sau làn sóng COVID lần thứ 4?
Ngay sau khi các địa phương gỡ bỏ giãn cách xã hội và thực hiện Nghị quyết 128/NQ-CP quy định tạm thời "Thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19", số lượng giao dịch mua và thuê bất động sản đã tăng trở lại.
Đặc biệt là thị trường bất động sản Hà Nội được đánh giá sôi động lại rất nhanh cho thấy mức độ quan tâm và nhu cầu đối với lĩnh vực này vẫn rất cao. Các chuyên gia bày tỏ lo ngại có thể hình thành đợt sốt đất mới sau làn sóng COVID lần thứ 4.
Dự án HanHomes Giang Biên (quận Long Biên, Hà Nội). Ảnh minh họa: Minh Nghĩa/TTXVN
Hà Nội vừa kết thúc việc thực hiện giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16/CT-TTg để chuyển dần sang trạng thái bình thường mới thì gia đình ông Nguyễn Kinh Bắc - quận Bắc Từ Liêm đã nhanh chóng làm thủ tục đặt cọc và mua một căn nhà xây sẵn với trị giá hơn 5 tỷ đồng trên phố Xuân La. Ông Bắc chia sẻ, khi làm thủ tục công chứng mua - bán, gia đình rất bất ngờ vì thấy nhiều nhà cũng chọn giao dịch vào thời điểm này.
Lý do khiến ông Bắc nhanh chóng "chốt mua" là vì tiền gửi ngân hàng lãi suất thấp, giá nhà đất có xu hướng tăng và ngay cả vật liệu xây dựng cũng "leo thang". Nếu cứ để tiền gửi ngân hàng thì lãi suất cũng không đủ bù tốc độ tăng giá của bất động sản - ông Bắc cho hay.
Tâm lý ông Bắc cũng khá trùng hợp với diễn biến của thị trường bất động sản 2 năm qua. Các chuyên gia cũng nhận xét, kết thúc mỗi đợt bùng phát dịch, thị trường bất động sản luôn có sự phục hồi nhanh chóng. Cuối năm 2020, đầu năm 2021 - khi đợt dịch lần thứ 3 được kiểm soát, thị trường bất động sản cũng chứng kiến cơn sốt đất diễn ra trên diện rộng ở hầu hết các địa phương trên cả nước và chỉ "hạ nhiệt" khi có sự vào cuộc của các bộ, ngành, địa phương.
Bởi vậy, dù thị trường gặp khó khi đối mặt với làn sóng COVID-19 lần thứ 4 nhưng nhu cầu đầu tư bất động sản vẫn lớn. Thị trường sẽ tiếp tục bật trở lại sau thời gian bị nén. Tình trạng thiếu hụt nguồn cung cũng khiến thị trường nóng lên khi xã hội quay trở lại cuộc sống bình thường mới.
Trong khi đó, do ảnh hưởng của dịch bệnh, tiến độ thi công chậm, quá trình cấp phép xây dựng cho các dự án cũng bị kéo dài... khiến thị trường ngày càng hiếm dự án chất lượng với đầy đủ pháp lý. Bối cảnh cầu cao hơn cung cũng là một trong những nguyên nhân khiến giá mặt bằng chung các phân khúc trên thị trường bất động sản nhích lên.
Dưới góc độ của nhà đầu tư, bà Phạm Thanh Thủy (quận Ba Đình - Hà Nội) chia sẻ, đối tượng đầu tư vào kênh chứng khoán chủ yếu là những người trẻ, biết sử dụng công nghệ, có kiến thức về doanh nghiệp. Còn người trung tuổi có tiền sẽ thích đầu tư bất động sản vì phù hợp với kênh kiếm tiền này hơn.
Hiện Chính phủ đang thúc đẩy mạnh hoạt động đầu tư công với việc phát triển hàng loạt công trình hạ tầng cũng là một trong những động lực khiến nhà đầu tư có thể kỳ vọng yếu tố thúc đẩy thị trường bất động sản tiếp tục tăng trưởng tốt trong thời gian tới - bà Thủy nhận xét. Đặc biệt, sau mấy đợt "sốt đất" vừa qua, tâm lý nhà đầu tư chuyên nghiệp đã vững vàng hơn, có thêm những phương án dự phòng thích hợp.
Giám đốc CBRE Việt Nam Võ Huỳnh Tuấn Kiệt cho rằng, câu chuyện "sốt đất" không phải mới mà luôn diễn ra, hết đợt này sẽ hình thành đợt khác theo nhịp đập thị trường. Thực tế suốt thời gian dài qua, thị trường bất động sản Việt Nam đã trải qua nhiều lần sốt đất. Do đó, việc lặp lại tình trạng này cũng là hiện tượng bình thường; thậm chí, "sốt đất" sẽ luôn phổ biến tại những khu vực đang có xu hướng phát triển hoặc khu vực đang phát triển về hạ tầng hay có quy hoạch mới.
Theo chuyên gia Trần Khánh Quang, khi độ phủ vaccine tiếp tục gia tăng, mọi hoạt động xã hội sẽ cơ bản quay trở lại bình thường. Khi nhu cầu đầu tư bất động sản còn cao thì tình trạng "sốt đất" sẽ tiếp tục diễn ra. Tuy nhiên, rào cản lớn nhất trong việc đưa thị trường bất động sản quay trở lại quỹ đạo phát triển nằm ở yếu tố tâm lý. Các chủ đầu tư cũng phải tính toán lại thời điểm công bố các dự án để kinh doanh khi nhu cầu, thu nhập của khách hàng đã thay đổi sau thời gian dịch bệnh.
Ông Quang phân tích, trong 3 tháng vừa qua, dịch bệnh nghiêm trọng khiến thị trường khó khăn hơn, nhưng độ "thấm" vẫn chưa thể hiện rõ. Do đó, thời gian tới sẽ có hai trạng thái. Nếu cải thiện được tình hình thì bất động sản vẫn là thị trường hấp dẫn và sẽ có cơn sốt nhẹ. Nhưng nếu vẫn chưa vượt qua được ngưỡng tâm lý và còn khó khăn hơn thì thị trường có khả năng sẽ tiếp tục "trầm lắng". Các nhà đầu tư đều có niềm tin vào thị trường sẽ tiếp tục tăng; trong đó, có một bộ phận nhà đầu tư bất động sản vẫn luôn mong muốn xảy ra các cơn "sốt đất" để kiếm lời nhanh.
Thực tế cũng ghi nhận, thời gian qua, thị trường bất động sản liên tục tăng giá và không có dấu hiệu giảm. Do đó, tình trạng tăng giá đất hay "sốt đất" ở một số khu vực giá đất đang thấp vẫn có thể xảy ra. Tiến sỹ Đinh Thế Hiển nhận xét, ở bất cứ lĩnh vực nào, sự tăng trưởng cũng sẽ đạt đến ngưỡng bão hòa, có thể diễn biến theo chu kỳ hoặc tính chất của lĩnh vực đó.
Đối với lĩnh vực đầu tư bất động sản, tính chất dựa trên giá cả. Khi tăng đến một mức nào đó có thể sẽ xảy ra tình trạng cục bộ. Đơn cử như một khu vực tăng giá trước khi hạ tầng đến thì sẽ làm cho giá đất khu vực đó chỉ tăng trong một khoảng thời gian nhất định rồi bị ngưng lại hoặc rớt giá.
Bởi vậy, sau khi dịch bệnh được kiểm soát, "sốt đất" có xảy ra hay không còn phụ thuộc vào khu vực đó có điều kiện gì phù hợp. Nếu khu vực đó có thông tin quy hoạch mới, giá đất còn thấp hoặc trước đó giá đất chưa tăng tương xứng... thì dễ xảy ra "sốt". Chứ với những khu vực đã từng "sốt đất" rồi thì rất khó vì giá đất tăng có thể đã đạt ngưỡng chịu đựng trên thị trường - Tiến sỹ Đinh Thế Hiển phân tích.
Trước diễn biến thị trường, bà Đỗ Thu Hằng - Giám đốc bộ phiên Nghiên cứu và Tư vấn - Savills Việt Nam cảnh báo, tại một số khu vực, bất động sản trước đó chưa được đánh giá cao nhưng sau "sốt đất" đã xảy ra hiện tượng giá tăng vượt quá giá trị thực tế, trở thành giá trị ảo. Điều này dẫn đến rủi ro cao cho các nhà đầu tư; đồng thời gây ra hệ lụy xấu cho toàn thị trường cũng như ảnh hưởng đến nền kinh tế.
Do đó, khi có hiện tượng vượt quá giá trị thực thì bản thân các nhà đầu tư cũng nhận thấy cần phải điều chỉnh, không thể đi trên con sóng cao để nhận lấy rủi ro. Bên cạnh đó, dòng tiền hiện nay đổ vào bất động sản cũng bị kiểm soát, liên quan đến quy định đầu tư vốn ngắn hạn và dài hạn cũng như một số công cụ khác về quản lý các hoạt động kinh doanh bất động sản.
Đặc biệt, tính pháp lý cũng rất quan trọng, nhất là những nhà đầu tư theo kiểu "đón sóng" hạ tầng thì cần kiểm tra thông tin quy hoạch từ địa phương, tránh đi theo những tin đồn thất thiệt, tâm lý đám đông.
Thị trường bất động sản quý IV kịp thích ứng với tình hình mới? Theo công bố ngày 6/10 của Kênh thông tin dịch vụ bất động sản (BĐS) batdongsan.com.vn và của Hội Môi giới BĐS Việt Nam (VARS), trong quý III/2021, số lượng nguồn cung dự án trên thị trường đạt ngưỡng thấp nhất trong vòng 5 năm trở lại đây. Thị trường trầm lắng Kênh batdongsan.com.vn công bố, mức độ quan tâm của nhà đầu...