Thị trường bất động sản ra sao trước “cú sốc” Covid-19?
Những tác động ngắn hạn đến tăng trưởng kinh tế, hoạt động kinh doanh và sinh hoạt cá nhân là không thể phủ nhận, và chúng ta đều mong chờ vào nửa cuối năm 2020 sẽ có sự phục hồi cho nền kinh tế thế giới.
Đơn vị tư vấn bất động sản JLL vừa có đề xuất kịch bản phục hồi an toàn, thay vì đặt cược vào bất kỳ dự đoán táo bạo nào, hãy tập trung chuẩn bị cho tăng trưởng chậm và có thể kéo dài do ảnh hưởng bởi dịch Covid-19.
Theo quan sát của JLL, sức khỏe và phúc lợi của nhân viên sẽ là mối quan tâm hàng đầu của các công ty, bên cạnh các kế hoạch duy trì kinh doanh. Với tình hình thay đổi liên tục, các doanh nghiệp cần phải nhanh nhẹn và linh hoạt, tập trung bốn yếu tố Chuẩn bị, Bảo vệ, Giám sát và Thông tin. Khả năng phục hồi kinh doanh sẽ là trọng tâm lâu dài cho những nhà đầu tư bất động sản, cũng như xây dựng khả năng đáp ứng nhanh chóng nếu phải đối mặt với một sự kiện tương tự khác trong tương lai.
Dưới đây là đánh giá của JLL cho từng phân khúc bất động sản:
Thị trường vốn
Theo dự báo của JLL, hoạt động đầu tư có thể sẽ chậm lại trong nửa đầu năm 2020 do các nhà đầu tư do dự trước tình hình bất ổn, trong đó lĩnh vực bán lẻ và khách sạn sẽ bị ảnh hưởng nhiều nhất. Các nhà đầu tư sẽ nghiêng về tài sản trú ẩn an toàn, cân nhắc về rủi ro như ổn định thu nhập và khả năng vận hành.
Trong những sự kiện biến động về kinh tế tương tự, các nhà đầu tư có xu hương phân bổ vốn vào bất động sản nhiều hơn theo thời gian, nhờ biên lợi nhuận tương đối hấp dẫn so với các loại tài sản khác.
Khách sạn và du lịch
Video đang HOT
Tác động của tâm lý hạn chế đi lại và lệnh cấm nhập cảnh từ nhiều quốc gia đã ngay lập tức làm ảnh hưởng tiêu cực đến lĩnh vực khách sạn và du lịch. Trong ngắn hạn, tỷ lệ lấp đầy của ngành sẽ giảm.
Các thị trường có tỷ lệ khách quốc tế cao sẽ bị ảnh hưởng nhiều nhất, trong khi các khu vực có thể phục vụ du khách trong nước có thể bị ảnh hưởng ít hơn. Thị trường khách sạn và du lich có khả năng phục hồi nhanh chóng nếu tình hình dịch bệnh được kiểm soát trong thời gian ngắn.
Thị trường bán lẻ
Các nhà bán lẻ toàn cầu phải chuẩn bị để bước vào giai đoạn rủi ro cao đối với dòng tiền và tăng chi phí vận hành phát sinh do sự sụt giảm nhu cầu tiêu dùng và gián đoạn chuỗi cung ứng. Bảo vệ dòng tiền vẫn rất quan trọng đối với tất cả các nhà bán lẻ và đặc biệt đối với những nhà đầu tư có biên lợi nhuận mỏng.
Các nhà bán lẻ có tiềm lực mạnh mẽ để vận hành tốt kênh bán hàng trực tuyến và xây dựng mô hình bán lẻ đa kênh linh hoạt sẽ hưởng lợi lâu dài. Đảm bảo sự linh hoạt và dẻo dai của chuỗi cung ứng cũng sẽ là chìa khóa để giảm thiểu rủi ro của những cú sốc trong tương lai.
Thị trường công nghiệp và hậu cần
Sự gián đoạn chuỗi cung ứng toàn cầu sẽ tác động lớn tới lĩnh vực công nghiệp và hậu cần. Hoạt động giảm tại các cảng và sân bay cửa ngõ chính sẽ dẫn đến giảm hiệu suất tài sản. Tuy nhiên, tình hình dịch bệnh có thể đẩy nhanh ứng dụng tự động hóa và robot trong các hoạt động và làm giảm sự phụ thuộc vào con người. Người tiêu dùng ưa chuộng mua sắm trực tuyến, cũng sẽ thúc đẩy nhu cầu về không gian hậu cần.
Thị trường văn phòng
Bệnh dịch sẽ làm trì hoãn hoạt động đầu tư ở khối văn phòng, và tăng trưởng cho thuê sẽ chậm hơn so với dự báo trước đây. Số người làm việc từ xa tăng, có khả năng làm giảm tỷ lệ sử dụng văn phòng, do đó các chủ nhà với hợp đồng thuê ngắn hạn sẽ là đối tượng dễ bị thiệt hại nhất. Về lâu dài, tình hình dịch bệnh có thể thúc đẩy đầu tư vào các sản phẩm công nghệ giúp nhân viên làm việc từ xa.
Thị trường nhà ở
Xu hướng nhà ở với mật độ dân số cao và không gian cộng đồng lớn có khả năng làm tăng nguy cơ lây nhiễm. Tuy nhiên, bất động sản nhà ở vẫn là tài sản đầu tư tốt, hưởng lợi từ thu nhập tiền thuê ổn định và khả năng linh hoạt giá thuê để đảm bảo tỷ lệ lấp đầy. Nhu cầu nhà ở vốn ổn định, tương đối ít bị ảnh hưởng bởi các tác động từ thị trường.
Mặc dù các tác động kinh tế ngắn hạn của COVID-19 đã rõ ràng hơn, nhưng không nên bỏ qua các tác động đến xã hội và thị trường bất động sản dài hạn. Đại dịch này sẽ thay đổi cách sống và làm việc của chúng ta, có khả năng tạo ra các mô hình hoạt động mới.
Việc đánh giá tác động trực tiếp của COVID-19 là tương đối dễ thấy – dựa trên số sự kiện bị hủy bỏ, các văn phòng và nhà máy tạm đóng cửa, lệnh cách ly và hạn chế đi lại – những tác động gián tiếp vẫn chưa được thể hiện đầy đủ. Báo cáo của JLL cho biết, các thành phố và quốc gia có số lượng ca nhiễm cao nhất chắc chắn sẽ cảm thấy tác động trực tiếp mạnh nhất, nhưng tất cả các khu vực khác cũng sẽ trải qua các tác động gián tiếp, như là giảm khách du lịch, đứt gãy chuỗi cung ứng hoặc thậm chí là sự thay đổi cách người dân sống và làm việc.
Tác động của dịch bệnh có thể sẽ tiếp tục ảnh hưởng thị trường trong nhiều năm tới, và sẽ mất một thời gian để đạt được sự phục hồi hoàn toàn.
Nam Phong
Nhà đầu tư âm thầm "săn" đất Nhơn Trạch, Long Thành
Mặc dù bị ảnh hưởng chung bởi tình hình dịch Covid-19, lượng khách và giao dịch có giảm hơn so với thời điểm chưa dịch, nhưng ở một số khu vực, thị trường bất động sản (BĐS) có mức độ ảnh hưởng ít hơn, nhà đầu tư (NĐT) vẫn âm thầm tìm mua đất.
Nếu so với thị trường Tp.HCM thì BĐS Đồng Nai, cụ thể khu vực Nhơn Trạch, Long Thành - nơi có hạ tầng giao thông sắp khởi công ghi nhận mức độ quan tâm hơn của giới đầu tư. Dù dịch bệnh nhưng môi giới các sàn BĐS ở một số khu vực tỉnh lân cận Tp.HCM vẫn hoạt động ổn định, lượng giao dịch tuy có giảm nhưng vẫn ở trạng thái ổn định. Ghi nhận cho thấy, hoạt động gom đất chủ yếu diễn ra ở NĐT vào đón sóng hạ tầng giao thông.
Một NĐT ở Tp.HCM về Nhơn Trạch tìm hiểu đất nền giữa mùa dịch cho biết, do thông tin xây cầu, rồi đường xá kết nối đang được thi công mở rộng nên tìm những lô đất giá còn ở ngưỡng mềm, có thể tăng giá khi các hạ tầng này đi vào khởi công hoặc hoàn thiện. Hơn nữa, theo NĐT này, khi dịch bệnh giá đất một số nơi có hiện tượng chững giá nên tranh thủ mua vào ở thời điểm này có thể được giá mềm.
Tiếp xúc với một NĐT khác từ Q.7, Tp.HCM đi xem đất Nhơn Trạch được biết, NĐT này dự tính sẽ mua một mảnh đất nông nghiệp khoảng 2.000m2 với giá môi giới đang rao là 750 triệu đồng, Hiện NĐT này đang trong quá trình thương lượng bớt giá. Theo vị này, kinh nghiệm mua đất vườn nếu đó là tiền nhàn rỗi, để đó khoảng 5-10 năm bán ra thì có thể lời gấp nhiều lần giá mua vào.
Ngoài thị trường Nhơn Trạch, thì hiện tại khu vực Đồng Nai còn nổi lên Long Thành cũng là khu vực giao dịch BĐS ít "nhiễm" với dịch so với các thị trường khác. Nơi đây đang được hưởng lợi từ thông tin dự án sân bay Long Thành sắp khởi công.
Vì thế, hoạt động gom đất của NĐT diễn ra trong suốt thời gian qua. Hiện tại do ảnh hưởng của dịch nên lượng khách mua đi xem đất giảm nhiệt hơn trước, nhưng theo các môi giới khu vực này, lượng giao dịch vẫn có, trong đó có những NĐT vẫn "xuống tiền" 2-3 lô ở thời điểm này.
Theo ghi nhận, NĐT đi xem đất khu vực Long Thành, Nhơn Trạch có những giao dịch diễn ra nhanh chóng. Đa số những NĐT này đã đầu tư nhiều lần tại các thị trường này. Tiếp tục tái đầu tư lúc thị trường đang bị ảnh hưởng bởi những khó khăn tác động bên ngoài.
Một số NĐT cho hay, thời điểm này có thể tránh được tình trạng thổi giá. Tuy nhiên, cũng không vì thế mua một cách ồ ạt, NĐT vẫn ưu tiên những nền đất pháp lý có sổ rõ ràng. Những sản phẩm này NĐT có thể lên giá mạnh khi hạ tầng hiện hữu.
Khá nhiều NĐT vẫn nhìn thấy rõ cơ hội trong bối cảnh thị trường khó khăn
Theo các NĐT, xét về lâu dài thì BĐS vẫn là 1 tài sản có giá trị gia tăng theo năm tháng, nhất là khi tài sản đó là đất hoặc nhà gắn liền với đất, càng lâu thì giá trị càng gia tăng. Hơn nữa, với bối cảnh quỹ đất đang khan hiếm, hạ tầng ngày càng được đầu tư, trong khi nhu cầu mua nhà đất càng lớn khiến những NĐT có kinh nghiệm vẫn nhìn thấy cơ hội trong khó khăn. Và giá trị gia tăng của BĐS sẽ vẫn đi lên.
Bài và ảnh: Hạ Vy
Tăng trưởng bất động sản khu công nghiệp Việt Nam chỉ mới bắt đầu, ít bị ảnh hưởng bởi dịch COVID-19 với việc áp dụng nền tảng thực tế ảo trong đàm phán Doanh nghiệp vẫn có thể bán sản phẩm, khách hàng thông qua các thiết bị công nghệ hiện đại, nền tảng thực tế ảo có thể cảm nhận, tham quan được không gian nhà xưởng, từ đó tiến hành đàm phán, thương thảo hợp đồng mua bán. Tiếp tục hưởng lợi từ dòng vốn đã, đang và tiếp tục chuyển từ Trung Quốc...