Thị trường bất động sản phía Nam: Đi tìm sự khác biệt
Với tốc độ gần như bùng nổ của thị trường bất động sản phía Nam thời gian gần đây, nhiều chủ đầu tư đã cố gắng tạo ra sự khác biệt để cạnh tranh trong bối cảnh nguồn cung dồn dập như hiện nay.
Chủ đầu tư đang tích hợp nhiều tiện ích vào sản phẩm của mình để tạo sự khác biệt trên thị trường (Ảnh: Ngôn Dân).
Tạo sự khác biệt
Mới đây, sự kiện Phuc Khang Corporation chấp nhận bỏ thêm 120 tỷ đồng (gần 10% chi phí xây dựng) để biến dự án Diamond Lotus thành dự án căn hộ xanh đầu tiên tại Việt Nam theo tiêu chuẩn xanh của Mỹ (tiêu chuẩn LEED) cho thấy chủ đầu tư này đã cố gắng tạo ra một điểm nhấn trong vô số các dự án căn hộ đã, đang và chuẩn bị tung ra thị trường.
Trước đó, Hung Thinh Corp cũng đã tung ra thị trường dự án Vung Tau Melody nằm ngay sát bãi sau sầm uất nhất của trung tâm TP.Vũng Tàu cũng đã tạo được hiệu ứng tích cực cho thị trường bất động sản tại đây. Nắm bắt được nhu cầu hướng biển của người dân Sài Gòn, được biết, ngày 10/10 tới, Công ty Nam Hải sẽ chính thức tung ra thị trường dự án Khu đô thị phố biển Marine City tại Cửa Lấp, Vũng Tàu. Đây được xem là một trong những dự án lớn nhất tại tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu với tổng vốn đầu tư lên tới 2.000 tỷ đồng.
Một cái tên khá nổi trên thị trường bất động sản thời gian gần đây tại TP.HCM là Novaland cũng đang sở hữu 25 dự án có vị trí đắc địa tại các quận trung tâm Sài Gòn. Mới đây, nhân dịp kỷ niệm 23 năm thành lập, Novaland đã chính thức tung ra 7 dự án mới với tổng nguồn cung lên tới hàng nghìn căn hộ từ trung đến cao cấp. Theo tập đoàn này, điểm khác biệt của các dự án trên là đều nằm ở những vị trí chiến lược, có hạ tầng gần như hoàn thiện, đáp ứng yêu cầu ở và làm việc của cư dân.
Bên cạnh những tiện ích về hạ tầng, vị trí, nhiều chủ đầu tư còn tung những dòng sản phẩm có đầy đủ nội thất cao cấp, giúp khách hàng sau khi nhận nhà có thể dọn vào ở ngay. Đơn cử dự án Sky Center (Tân Bình), Florita (quận 7)… đang đi theo xu hướng này.
Video đang HOT
Nhận định về chiến lược mới này của các doanh nghiệp bất động sản, giới chuyên gia cho rằng, trước bối cảnh thị trường bất động sản đang bùng nổ và cạnh tranhngày càng gay gắt như hiện nay, việc lựa chọn một căn hộ tốt, phù hợp với túi tiền đã dễ dàng và thuận lợi hơn trước rất nhiều. Chính vì vậy, các chủ đầu tư dự án đã phải tối ưu hóa đến mức tối đa các dòng sản phẩm của mình với hy vọng tạo sự khác biệt giữa “rừng dự án” trên thị trường.
Tiền đang dồn vào bất động sản
Câu chuyện Phuc Khang Corporation mạnh tay rót số tiền lên tới 1.268 tỷ đồng cho một dự án căn hộ để lần đầu tiên “nhảy” vào phân khúc bất động sản cao cấp cho thấy sự hấp dẫn đặc biệt của phân khúc nhà ở “bạc tỷ” này. Giới quan sát cho rằng, khi chủ đầu tư bất động sản mạnh dạn bỏ ra số tiền “khủng” để đầu tư dự án thì họ đã tính toán rất kỹ và gần như chắc chắn sẽ kiếm được khoản sinh lợi lớn hơn nhiều.
Chỉ riêng tại thị trường TP.HCM, hàng loạt dự án “nghìn tỷ” đã, đang và chuẩn bị được khởi động hoặc kêu gọi đầu tư. Cụ thể, hiện UBND TP.HCM đang lập quy hoạch khu tam giác Trần Hưng Đạo – Phạm Ngũ Lão – Nguyễn Thái Học (quận 1) để xúc tiến kêu gọi đầu tư khu phức hợp cao ốc văn phòng, căn hộ cao cấp và trung tâm thương mại. Khu “đất vàng” có vị trí đắc địa bật nhất Sài Gòn này, liền kề chợ Bến Thành, công viên 23/9 vốn được xem là “thánh địa” của giới đầu tư địa ốc.
Trước đó, UBND TP.HCM cũng đã giao Sở Quy hoạch – Kiến trúc thành phố nghiên cứu lập quy hoạch, di dời khu cụm Cảng Nhà Rồng – Khánh Hội (quận 4) để “nhường” chỗ cho dự án bất động sản. Khu đất này có một mặt giáp với đường Nguyễn Tất Thành, một mặt giáp với sông Sài Gòn. Đây được xem là vị trí chiến lược cho các công trình nhà ở, văn phòng tạo điểm nhấn cảnh quan khu vực bờ Tây sông Sài Gòn, liền kề quận 1.
Có thể thấy, thị trường bất động sản phía Nam, đặc biệt là tại TP.HCM và các vùng phụ cận đang có bước chuyển mình mạnh mẽ.
Theo các chuyên gia, đây là giai đoạn đầu của chu kỳ bất động sản phục hồi, sau đó sẽ dần tiến tới phát triển ổn định. Nhận định về những chuyển biến từ nay đến cuối năm, giới quan sát cho rằng, quý IV thường là thời điểm tốt nhất của năm để các chủ đầu tư tung ra các dòng sản phẩm chiến lược của mình. Đây cũng chính là cao điểm thu hút dòng tiền “chảy” vào bất động sản.
Theo Bizlive
Chuyên gia: Thời điểm tốt để mua bất động sản
Theo cả chuyên gia tài chính và địa ốc thì hiện giá nhà ở mức tương đối, người có nhu cầu mua để ở thì nên tranh thủ, còn mua đầu tư có thể tạo thành một mức lợi nhuận cao gấp đôi lãi suất ngân hàng...
Chia sẻ tại buổi giao lưu trực tuyến tư vấn đầu tư và mua nhà mới đây, TS. Nguyễn Trí Hiếu, chuyên gia kinh tế cho rằng, tại thời điểm này giá nhà ở mức tương đối, các nhà đầu tư, dân chúng nên tranh thủ mua nhà. Tuy nhiên, giá nhà rẻ hay không phần lớn tùy thuộc vào vị trí và địa điểm của bất động sản.
Theo ông, các nhà đầu tư và người dân khi mua nhà nên chọn những địa điểm phù hợp, có hạ tầng cơ sở xung quanh thuận lợi cho việc đi lại, mua bán, chợ búa và kinh doanh. Không nên chọn những địa điểm sản phẩm tuy tốt nhưng không đi cùng với hạ tầng cơ sở phù hợp với kinh doanh và sinh sống của người dân.
"Giá nhà hiện nay thuận lợi nhưng mua bán bất động sản (BĐS) không chỉ nhắm vào giá cả. Trong kinh doanh BĐS thường có câu: nguyên tắc thứ nhất là vị trí, nguyên tắc thứ hai là vị trí và nguyên tắc thứ ba cũng là vị trí", ông Hiếu bật mí.
Theo chuyên gia tài chính và địa ốc, đây là thời điểm tốt để mua bất động sản, kể cả để ở và đầu tư. Ảnh: Minh Thư
Đồng quan điểm đó, ông Nguyễn Xuân Quang, Chủ tịch Công ty cổ phần Đầu tư Nam Long phân tích, giá của BĐS hiện nay đang ở đáy của thị trường. Các chủ đầu tư và nhà băng đang đưa ra nhiều ưu đãi tốt nhất và TP HCM cũng như Hà Nội đang được kết nối hạ tầng một cách mạnh mẽ. Tại thời điểm này, các chủ đầu tư đang bán BĐS với biên lợi nhuận thấp và ngân hàng cũng đang đưa ra nhiều gói tài trợ vay mua nhà với lãi suất hấp dẫn.
"Thị trường BĐS vẫn chưa hoàn toàn hồi phục sau 7 năm khó khăn. Việc lựa chọn sản phẩm có chất lượng bạn phải chọn đúng dự án và đúng chủ đầu tư. Theo tôi đây là thời điểm tốt để mua BĐS kể cả để ở và đầu tư. Các yếu tố cần cân nhắc khi đầu tư gồm: vị trí dự án, dịch vụ tiện ích xung quanh, hiệu quả của suất đầu tư, uy tín chủ đầu tư... Quan trọng là vị trí của dự án nằm trong vùng phát triển của thành phố", ông Quang đánh giá.
Theo phân tích của ông Quang, giá nhà ở Việt Nam tại các thành phố lớn, đặc biệt là TP HCM là thấp so với giá nhà ở tại các thành phố lớn của các nước trong khu vực. Bản thân ông và công ty đã có nhiều năm khảo sát thực tế thị trường BĐS tại Bang Kok, Manila, Singapore, Sydney, Kualalumpua... và căn cứ trên các báo cáo nghiên cứu thị trường của các công ty tư vấn BĐS, tư vấn xây dựng quốc tế.
Ông Quang dẫn số liệu từ tổ chức tư vấn xây dựng David Langdon and Seal cho biết, năm 2015, giá xây dựng trên mỗi m2 các chung cư tại TP HCM bằng 0,5-0,8 lần giá xây dựng trên mỗi m2 của các nước trong khu vực. Biên lợi nhuận của các chủ đầu tư Việt Nam hiện nay từ 5-15% trong khi các nhà phát triển khu vực (Thái Lan, Singapore, Phillipines, Australia... là từ 15-25%. Giá nhà ở vừa túi tiền tại TP HCM từ 25.000-60.000 USD/căn hộ 1-2 phòng ngủ. Giá nhà ở Băng Kok cùng phân khúc và khoảng cách vào trung tâm tương đương, từ 70.000-100.000 USD/căn 1-2 phòng ngủ. Tại Singapore chương trình nhà ở HDB giá nhà từ 350.000-400.000 USD/căn 1-2 phòng ngủ. Ở Sydney căn hộ tương tự lên đến 500.000-600.000 USD...
"Dù giá nhà Việt Nam thấp so với khu vực nhưng vẫn chưa rẻ so với thu nhập của người dân", ông Quang nhận xét.
Mặc dù cho đây là thời điểm tốt để đầu tư và cho rằng đầu tư vào BĐS vào thời điểm này có thể tạo thành một mức lợi nhuận cao gấp đôi lãi suất ngân hàng nhưng TS. Nguyễn Trí Hiếu vẫn lưu ý, đầu tư BĐS rủi ro hơn rất nhiều so với gửi tiền ngân hàng.
"Thị trường BĐS tại Việt Nam đã hồi phục khả quan bắt đầu từ cuối năm ngoái và đang trong quá trình phát triển tốt. Tuy nhiên, thị trường chưa có tính ổn định cao. Điều này đi từ sự biến động lớn lao trên thị trường tài chính nói chung. Bắt đầu từ đầu tháng 8, sau khi Trung Quốc phá giá đồng nhân dân tệ, tất cả các thị trường tài chính trên thế giới lao vào khủng hoảng. Việc các thị trường chứng khoán lao dốc gây ra một cú sốc cho tất cả các nhà đầu tư và ảnh hưởng đến các thị trường khác như thị trường BĐS", ông Hiếu phân tích.
Thêm vào đó, theo vị chuyên gia này, thị trường BĐS cũng có thể chịu ảnh hưởng khi một dòng tiền có thể rời khỏi và đổ vào USD. Tiến trình phục hồi BĐS có thể chững lại cho đến khi thị trường ngoại hối tái ổn định.
Với lạm phát, nếu tỷ giá trên thị trường tự do tăng có thể làm tăng lạm phát vì hàng nhập khẩu sẽ tăng giá theo tỷ giá trên thị trường tự do. Khi đó, lạm phát có thể tác động hai chiều đến BĐS. Chiều thuận lợi, dân chúng sẽ đổ tiền vào BĐS như kênh đầu tư bảo đảm giá trị tài sản khi tiền đồng bị suy yếu. Ở chiều bất lợi, giá BĐS tăng cao và có khả năng tạo ra bong bóng.
Theo Infonet
Nguyên Tổng Giám đốc Công ty CP địa ốc dầu khí lĩnh án 30 năm tù HĐXX tuyên phạt nguyên Tổng Giám đốc Công ty cổ phần địa ốc dầu khí (PVL) Hoàng Ngọc Sáu tổng cộng 30 năm tù giam. Một đồng phạm của Sáu là Hà Văn Sơn nguyên Tổng Giám đốc Công ty cổ phần Bất động sản VN (VN Land) nhận án 6 năm tù. Nguyên Tổng Giám đốc Công ty cổ phần Địa ốc...