Thị trường bất động sản: Nội công ngoại kích
Ông Nguyễn Trần Nam – Chủ tịch Hiệp hội bất động sản Việt Nam cho biết, trong 9 tháng đầu năm 2015, cả nước có khoảng 30.000 lượt giao dịch bất động sản được thực hiện, con số này bằng giao dịch cả năm 2014.
Những tác động ngoại lực cũng như nội lực được cải thiện là cơ sở để các nhà đầu tư tin tưởng vào sự khởi sắc và sự khởi sắc và bứt phá của thị trường BĐS
Với tốc độ giao dịch như thời gian qua, cùng với việc thị trường bất động sản sôi động nhất về cuối năm, rất có thể số lượt giao dịch bất động sản năm 2015 sẽ đạt mức gấp đôi so năm 2014. Khá trùng lặp là những tín hiệu khả quan về thị trường BĐS đến trong bối cảnh Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương ( TPP) vừa được ký kết khiến cho nhiều nhà đầu tư kỳ vọng vào khả năng khởi sắc trong những năm tới. Điều này đồng nghĩa với việc, Việt Nam đang đứng trước cơ hội trở thành trung tâm sản xuất mới của thế giới trong tương lai, với lợi thế năng suất lao động cao và chi phí nhân công thấp.
Thực tế, theo số liệu của Cục Đầu tư nước ngoài (Bộ Kế hoạch và Đầu tư), tính đến ngày 20/9/2015 cả nước có 1.432 dự án được cấp giấy chứng nhận đầu tư với tổng số vốn đầu tư đăng ký là 11,03 tỷ USD, tăng 44,5% so với cùng kỳ năm 2014. Như vậy, trong 9 tháng năm 2015, tổng vốn FDI đăng ký cấp mới và tăng thêm vào Việt Nam đạt 17,15 tỷ USD, tăng 53,4% so với cùng kỳ năm 2014. Đáng chú ý, lĩnh vực kinh doanh BĐS đứng thứ ba trong thu hút đầu tư với 19 dự án đầu tư mới và 7 lượt dự án tăng vốn, tổng vốn đầu tư đăng ký cấp mới và tăng thêm là 1,81 tỷ USD.
Video đang HOT
Có một sự liên không nhỏ giữa nguồn vốn này với thị trường BĐS bởi đi cùng các dự án là các dịch vụ hậu cần nhà xưởng, kho bãi, văn phòng, mặt bằng bán lẻ và căn hộ dịch vụ cho thuê. Đặc biệt là các khu công nghiệp nằm ở gần cảng, sân bay, cơ sở hạ tầng phát triển sẽ thu hút được nhà đầu tư nước ngoài. Bên cạnh đó nhu cầu về văn phòng chất lượng quốc tế cũng sẽ tăng vì các Tập đoàn công nghiệp tìm kiếm không gian văn phòng tại trung tâm thành phố…. Điều này đồng nghĩa, số lượng người dân có khả năng mua nhà đắt tiền sẽ tăng lên. Một điều khá thuận lợi nữa là cùng với những quy định cho phép người nước ngoài được sở hữu nhà ở sẽ thiết lập một phân khúc thị trường tiềm năng.
Những tác động ngoại lực cũng như nội lực được cải thiện là cơ sở để các nhà đầu tư tin tưởng vào sự khởi sắc và sự khởi sắc và bứt phá của thị trường BĐS. Tuy nhiên xét về tổng thể tác động của TPP đến thị trường BĐS vẫn ở phía thì tương lai, phụ thuộc rất nhiều vào khả năng nắm bắt và hiện thực hoá những cơ hội này như thế nào?!
Theo Diễn đàn doanh nghiệp
Doanh nghiệp bất động sản trước hiệu ứng TPP
Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) được ký kết ngày 5/10/2015 được dự báo sẽ mở ra động lực mới cho nền kinh tế Việt Nam. Một trong những lĩnh vực được quan tâm và đánh giá lạc quan trước hiệu ứng TPP là bất động sản.
TPP sẽ góp phần thu hút được dòng tiền đầu tư lớn vào bất động sản Việt Nam. Nguồn: internet
Mở ra nhiều cơ hội
Nhiều chuyên gia cho rằng, thời gian đầu, hiệu ứng tích cực từ TPP sẽ đến chậm, không tác động nhanh chóng vào thị trường bất động sản Việt Nam trong ngắn hạn. Tuy nhiên, những tác động mạnh mẽ của TPP đến nền kinh tế nói chung và thị trường bất động sản Việt Nam nói riêng sẽ xuất hiện rõ nét hơn trong vòng 5 năm tới.
Với một lượng lớn các công ty nước ngoài sẽ thành lập nhà xưởng sản xuất mới, các khu công nghiệp ở Việt Nam, phân khúc bất động sản công nghiệp, nhà xưởng và kho vận, văn phòng cho thuê nhờ đó sẽ hưởng lợi rất nhiều. Ngoài ra, nhu cầu chi trả cho một sản phẩm bất động sản để sinh sống và làm việc lâu dài ở Việt Nam của các nhà đầu tư nước ngoài cũng sẽ tăng lên, kéo theo đó là sự tăng trưởng của phân khúc thị trường căn hộ, nhà ở.
Bên cạnh đó, phân khúc mặt bằng bán lẻ cũng sẽ trở nên nhộn nhịp hơn nhờ việc đẩy mạnh xuất khẩu và gia tăng sự hiện diện của các nhà đầu tư nước ngoài tại thị trường tiêu dùng của các quốc gia tham gia trong Hiệp định, trong đó có Việt Nam. Ngoài ra, các chuyên gia cũng nhận định, dòng vốn đầu tư nhờ TPP sẽ liên tục đổ vào các ngành sản xuất và chế biến. Nhờ đó, nhu cầu đối với các loại hình bất động sản khác ngoài phân khúc bất động sản khu công nghiệp cũng sẽ tăng lên.
TPP sẽ góp phần thu hút được dòng tiền đầu tư lớn vào bất động sản Việt Nam. Đặc biệt, trong giai đoạn bất động sản đang ở đà phục hồi như hiện nay và những tác động tích cực từ tăng trưởng kinh tế vĩ mô sẽ là môi trường hấp dẫn cho các nhà đầu tư "gửi gắm" nguồn vốn của mình. Cùng với việc cho phép người nước ngoài mua nhà, sự tăng tốc về nhu cầu, mua bán nhà ở sẽ góp phần kích thích thị trường phát triển ngày một ổn định và vững chắc hơn.
Thêm vào đó, TPP cũng mang lại cho các nhà đầu tư cơ hội giao lưu và liên kết với nhau. Các nhà đầu tư địa ốc, nhà bán lẻ ngoại vào Việt Nam cũng sẽ là cơ hội cho doanh nghiệp trong nước học hỏi, cạnh tranh và tìm những hướng đi mới để đứng vững trên thị trường đầy triển vọng này.
Nâng cao khả năng cạnh tranh
Song song với những cơ hội được mở ra, các doanh nghiệp bất động sản trong nước cũng phải đối mặt với không ít thách thức khi TPP được thực hiện đặc biệt là áp lực cạnh tranh từ các nhà đầu tư nước ngoài. Thực tế những nhà đầu tư nước ngoài đang rót vốn vào bất động sản Việt Nam rất mạnh và khi thấy cơ hội sinh lời, họ sẽ tiếp tục đầu tư. Mặt khác, Bộ Luật kinh doanh Bất động sản sửa đổi và Luật Nhà ở sửa đổi được áp dụng từ 1/7/2015 đã rất cởi mở, tạo nhiều cơ hội với khách hàng là người nước ngoài.
Xa hơn, khi các hiệp định thương mại đa phương và song phương khác có hiệu lực thi hành thì dòng vốn nước ngoài sẽ đổ mạnh hơn vào thị trường, kèm theo đó là nhiều quy chuẩn quốc tế về kinh doanh từ Cộng đồng Kinh tế chung ASEAN (AEC) và các hiệp định kinh tế chung... Vì vậy, để khắc phục yếu thế về vốn trong sân chơi toàn cầu, các doanh nghiệp bất động sản trong nước không có sự lựa chọn nào khác là phải nỗ lực lớn mạnh để cạnh tranh với các nhà bán lẻ nước ngoài từ lâu đã xem Việt Nam là một thị trường hấp dẫn.
Đánh giá về thị trường, nhiều chuyên gia cho rằng, các chính sách liên quan tới TPP vẫn cần một thời gian để đi vào thực tiễn thực hiện. Vì vậy, những tác động tích cực từ hiệp định này tới thị trường bất động sản Việt Nam chưa thể có hiệu quả ngay. Nguồn cầu các phân khúc bất động sản từ khách nước ngoài vào thị trường trong thời gian tới cũng chưa nhiều. Bởi vậy, các doanh nghiệp bất động sản trong nước cũng nên cân nhắc khi đầu tư để tránh dư thừa nguồn cung.
Theo Tạp chí Tài chính
Làm gì để không "gục ngã" trước TPP? Khi thực hiện TPP thì dự báo ngành dệt may, da giày hưởng lợi nhờ rộng đường xuất khẩu. Giá đường vẫn cao nhất khu vực Hiện nay ngành mía đường còn nhiều vấn đề khó khăn như hàng tồn kho cao; Trung Quốc đóng cửa biên mậu làm giảm lượng đường tiêu thụ của Việt Nam; đường Thái Lan, Lào, Campuchia giá...